GS Phan Văn Trường: Có thế thôi đấy!

Thái Hạo

14-7-2024

Thấy có một số bạn đang nêu quan điểm rằng, do nhiều người không nghe hết cuộc phỏng vấn mà chỉ trích ra một đoạn không đầu không cuối để phê phán giáo sư Phan Văn Trường, còn khi nghe trọn thì sẽ thấy rất thú vị và ý nghĩa, đại khái thế.

Cá nhân tôi đã nghe cuộc phỏng vấn này đến lần thứ 3, lần đầu chỉ được một nửa thì ngủ mất, lần hai thì cố mãi cũng xong. Lần 3 này thì cố gắng nghe kỹ để nắm từng chi tiết. Nhưng, thú thật, rất mệt, vì chán.

Cái đoạn có chữ “tủ lạnh” có lẽ nằm trong “thông điệp thứ 5 thứ 6 gì đấy” (như lời GS Trường nói), đoạn này bắt đầu từ 1:1:30 và kéo dài đến hết. Tôi cũng rất khó gọi tên của cái “thông điệp” ở đoạn này, vì cũng như các phần trước: Lan man, nhảy cóc, rối và không có sự tập trung vào chủ đề đến mức cần thiết. Tuy vậy, vẫn thử gọi tên: Dân tộc tính/ Thông điệp về tình yêu thương/ Giá trị của sự tự tin/ Sức mạnh của sự khác biệt. Tôi ưu tiên chọn cái tên sau cùng: Sức mạnh của sự khác biệt.

Logic của giáo sư Phan Văn Trường trong đoạn này, đại khái là chúng ta (người Việt/ nước Việt) phải tự tin lên, vì ta khác biệt. Ta được “ân sủng”, ta được trời ưu đãi nhất thế giới, không cần làm gì “nằm không cũng có ăn”; ta đẹp, ta thông minh nhất thế giới, ta tài giỏi nhất thế giới… Nên, hãy tự tin lên.

Hãy tự tin lên! Không cần bắt chước ai cả, cứ đi theo “tiêu chuẩn” riêng của mình. Thằng Mỹ chê ta không có tủ lạnh, ta sẽ dạy cho nó biết rằng “nước chúng tôi ăn tươi mà”, chúng tôi đâu cần tủ lạnh. Hạnh phúc của chúng tôi khác các ông, với chúng tôi 3 giờ chiều là đi nhậu, đó là cái khác biệt, cái hạnh phúc… Đại khái thế.

Và giáo sư Phan Văn Trường đặt một câu hỏi mấu chốt: “Thế thì chúng ta thiếu cái gì nữa?”; rồi ông trả lời “Có lẽ bóng đá chúng ta chưa giỏi, nhưng đấy là chi tiết” [chắc ý ông là “tiểu tiết”?]. Tóm lại ta không thiếu gì?

Đến đây, “giải pháp” mà giáo sư Trường đưa ra là: “Thành thử ra là… chúng ta phải tự tin”! Ví dụ của sự tự tin mà giáo sư Trường đưa ra là mắng thằng Mỹ khi nó chê ta không có tủ lạnh! “Tiêu chuẩn của chúng tôi là sống xuề xòa, vui vẻ, nhậu nhẹt… Cả những người đổ rác, đến 3 giờ chiều là ngồi nhậu hết cả rồi. Chúng tôi như thế. Tiêu chuẩn của chúng tôi là nước nào mà 3 giờ chiều mà chưa được đi nhậu thì đó là cái nước kém”. “Cái việc mà thầy muốn mọi người hiểu là chúng ta đừng có nhất thiết phải chọn những cái tiêu chuẩn của những cái nước mà nó tự gọi nó là văn minh, hãy chọn những tiêu chuẩn của những nước hạnh phúc. Và lúc đó chúng ta đo hạnh phúc bằng nhậu nhẹt lúc 3 giờ chiều”.

Đến đây, MC Thùy Minh đặt một câu hỏi mà tôi cho rằng quan trọng, là: Vừa rồi là chúng ta nói về việc người Việt Nam làm thế nào để tự tin… nhưng từ cái chỗ mà người Việt Nam [từng người] đến cái thương hiệu quốc gia thì nó cần cái gì? Giáo sư Phan Văn Trường “trả lời luôn”: “Bắt đầu bằng chữ tự tin và chúng ta sẽ kết thúc bằng chữ tự trọng” (ở khoảng giữa là các những chữ tự tạo, tự lập, tự cường, tự quản, tự vệ, tự hào).

Thú thật, tôi không hiểu cái tự tin của cá nhân mà thành cái tự trọng (và các “tự” khác) của một quốc gia thì nó phải đi đường nào và bằng cách nào. Vì tôi nghĩ, tất cả các phẩm chất này đều là phẩm chất của con người cá nhân; còn giải pháp cho quốc gia thì cần phải nói đến chính sách và các vấn đề của thể chế chứ nhỉ? Tuy nhiên, nghe hết video này, tuyệt đối không thấy GS Trường nhắc đến những điều kiện và các yêu cầu ấy.

“Hãy tự tin đi, hãy hồn đi, hãy tạo tình yêu xung quanh mình đi. Có thế thôi đấy” giáo sư Phan Văn Trường nói.

Tóm lại, tôi đánh giá đây là một cuộc trò chuyện (phiếm) nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ. Nó có thể là “vô thưởng” nhưng lại chứa đựng nguy cơ có “phạt”, nếu bọn trẻ hoặc người thiếu trang bị nghe phải. “Có thế thôi đấy”.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Các trí thức ở Việt Nam có 1 số điều (rất) hay là nói lên được những tâm tư thầm kín của tuyệt đại đa số dân trong nước, như thể họ đi guốc trong lòng dân vậy . Them came from same Phúc Kđinh place. Nhà trí thức Phan Văn Trường này cũng hổng phải là ngoại lệ . Oh, và phái Xuyên Quyền Thế của Tiến Sĩ Nguyễn Quang A vinh quang vạn tuế! Xét về tổng thể, cả Thái Hạo lẫn Phan Văn Trường, nói cả 2 người đúng cũng hổng đúng, mà sai cũng hổng sai

    Chiện tự tin, i mean sự hiện diện của thứ chiên da chích đùi thô bạo hơn chó ngao để bảo tồn thanh danh của những người được-xem-là “trí thức” mà Thái Hạo là 1 là 1 bằng chứng (quá) rõ rệt vào sự tự tin bất kể & bất cần . Chiện Thái Hạo buồn ngủ about sêm xít với những còm thóa mạ những còm dài, “thú thật, rất mệt, vì chán” = sàm xí đú, hay những thứ tương tự

    “Lan man, nhảy cóc, rối và không có sự tập trung vào chủ đề đến mức cần thiết”

    Nếu tớ có 1000 VNĐ mỗi lần … Well, những người như Thái Hạo có cách viết “phi tuyến tính” khác với ông này . Again, nếu tớ có 1000 VNĐ mỗi lần đọc trí thức nhà mềnh go “WTF!”, tớ đã thành triệu phú đô la gòi . Again, i feel his pain, just refuse to give a Phúc

    OK, có thể lạc đề có thể không . Nói chung chiện này chả có gì là ầm ĩ, vì its already here. Cũng như hiện tượng Thích Minh Tuệ, chỉ là hiếu kỳ, tò mò … Chớ ở VN chả ai tôn trọng, let alone practice những giá trị mà Thích Minh Tuệ đại diện . Tất nhiên, ngoại trừ 1 số cá nhưn người điên . Darwinism. Ngay cả Tiến Sĩ Mạc Văn Trang cũng la bài hải, rằng thì là muh hổng thỉa áp đặt hệ giá trị Thích Minh Tuệ lên người khác, và ổng “bổ sung, phát chiển & hoàn thiện” Phật giáo như ai đó đang bị lên án để cho Phật giáo, trích ổng, “phù hợp với cuộc sống”. No Star cả & cũng chả Star Where.

    Chiện “đúng đắn” của những người “đáng kính trọng” như Thái Hạo, Well, nếu nghe lời 1 người, ví dụ Chu Mộng Long, thì rất ư là đúng đắn . Nhưng đọc tới người thứ 2 ví dụ như nhà thơ thùng tôn rỗng Bùi Chí Vinh, cứ như họ là Cộng Sản vậy, họ trở thành 1 cặp phạm trù hoàn toàn đối lập . Và có vẻ dân VN, nhất là độc giả BTD, vì hổng cần khai trí nên tin cả 2!

    Thì chiện này, nói chung, cũng chả có gì . Ừ thì Thái Hạo hay người này người nọ lên án, … Well, vứn đề là lên án là 1 chiện, làm chiện mình lên án hay không, who the Phúc ke now, rite?

    “Còn dân tộc này thì chắc… tự tử còn sướng hơn bị cs cai trị!”

    Bad joke. Dân Việt mình bi giờ hổng thèm nhớ lời ô Thiệu đâu, toàn nghe lời Cộng Sản hông à . Xít man, đã tới độ phải là Cộng Sản mới nghe . Chớ hổng phải thì đừng hòng . You là 1 ví dụ sáng ngời á

  2. “. . . chúng ta đừng có nhất thiết phải chọn những cái tiêu chuẩn của những cái nước mà nó tự gọi nó là văn minh, hãy chọn những tiêu chuẩn của những nước hạnh phúc. Và lúc đó chúng ta đo hạnh phúc bằng nhậu nhẹt lúc 3 giờ chiều”.
    GS này không tìm hiểu vấn đề cơ bản nhất của Việt Nam là chúng ta là ai và có quyền gì để chọn được những tiêu chuẩn của những nước hạnh phúc hay không. ĐCSVN đã nhân danh dân tộc mà tự xưng là chúng ta và hiện nay người dân bình thường cũng không có quyền gì để chọn những tiêu chuẩn ưa thích cho hạnh phúc riêng mình.
    Tôi đoán mò vị GS này là Việt kiều yêu nước nên chỉ nói chuyện ăn nhậu mà không quan tâm đến khía cạnh chính trị và thực tế của cuộc sống của người dân. Không phải chỉ có ăn nhậu là tất cả cho hạnh phúc. Còn vô số thức khác mà người dân cần đến, thí dụ như tự do ngôn luận.
    Để tìm hiểu thêm vể chúng ta và bọn chúng là ai, đề nghị GS nên tham khảo ý khiến của nhạc sĩ Phan văn Hưng (em của GS) qua nhạc phẩm nổi danh Chúng đi buôn, mà sau đây là một trích đoạn tiêu biểu:
    Chúng đi buôn buôn tước buôn quyền
    Chúng đi buôn cho nước đảo điên
    Chúng đi buôn buôn núi buôn non
    Buôn tủi hờn buôn cả giang sơn
    GS hãy tin người em của mình đi. Có thế thôi đấy.

  3. Trình độ này thì làm sao mà có được những vị trí ngon lành ở những nước văn minh, thà ở Vn lạc hậu nhưng tha hồ chém gió, thế mới là hạnh phúc. Chuyện của ông này chỉ đơn giản như vậy mà thôi….

  4. Đúng là vị GS này nói kiểu tự phát, chẳng suy nghĩ được thấu đáo mà vẫn cứ nói, nói lan man, nói tào lao, nói như mấy mụ nạ dòng nghiện nói . Nói mà chẳng hiểu thực tế gì sất thì nói làm con mẹ gì ( ở bên Tây lâu rồi mà bốc phét về tình hình VN thì kinh bỏ mẹ ! )
    Công nhân hốt rác thì làm việc lúc đêm hôm, hốt rác lúc còn đông người, hôi quá, người ta chửi . Còn công nhân làm công ty, xí nghiệp chỉ được nghỉ lúc 4 – 5 giờ chièu , khi nào tăng ca, phải 8g đêm mới ra khỏi hãng , lấy đâu thời gian để nhậu lúc 3g chiều , ngoại trừ, độ này thất nghiệp nên nhậu bất kì thời gian nào, cho bớt sầu đời . Đó là kiểu nhậu của người hạnh phúc sao?! Lấy tiêu chuẩn “nhậu lúc 3g chiều” để đánh giá hạnh phúc thì hết nói nổi ông GS nảy rồi .
    Già rồi, GS nên biết “Lão giả an chi” để người thiên hạ còn kính trọng, chứ phát biểu kiểu trời ơi thế này, người ta lại khinh : – Ông già ăn no rửng mỡ, nói tùm lum chẳng đâu ra đâu cả.
    ( Này, GS ở một nước văn minh, là người văn minh, nên gọi là “người Mỹ” thì lịch sự hơn, sao lại gọi thằng này, thằng kia nghe trẻ con quá ?! ) .

    • Gọi thằng Mỹ cho giống đảng ta . Đảng ta gọi thằng Mỹ , thằng nit xon , thằng Giôn sơn … thằng Thiệu , thằng Kỳ thằng Ngụy, thằng địa chủ, thằng xét lại … gọi kẻ thù bằng thằng ráo trọi

  5. Ừ phải rồi, cứ tự tin nhé ông GS vì cái cá nhân của ông thôi! Còn dân tộc này thì chắc… tự tử còn sướng hơn bị cs cai trị!

  6. Nên nghĩ rằng ông già (GS) này chửi tình hình xã hội VN băng giọng văn hài hước.
    Ít tác dụng lắm.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây