Chuyện sơ tán (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

9-7-2024

Sơ tán là từ rất quen nghe thời chiến tranh trước năm 1975. Khi Mỹ dùng máy bay đánh phá miền Bắc, được “bên thắng cuộc” gọi là “cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ” thì từ “sơ tán” vốn phổ biến hồi chống Pháp lại được nhắc hằng ngày.

Tôi ở nông thôn, nơi máy bay Mỹ ít để ý, không phải đi sơ tán, nhưng tận mắt chứng kiến hai cuộc sơ tán vĩ đại của người thành phố về nông thôn. Lần thứ nhất vào tháng 8.1964, lần nhì vào tháng 4.1972. Lần 1 kéo dài 5 năm, lần 2 chỉ nhỉnh hơn 8 tháng. Chừng ấy thời gian cũng đủ trát vào ký ức bao nhiêu cảnh đời, con người, số phận, đủ cả vui buồn.

Hồi còn bé, tôi nghe thày bu kể, khi Pháp còn chiếm đóng Hải Phòng, nhiều gia đình nông dân dù ở nông thôn cũng phải tản cư, chuyển từ vùng tạm chiếm sang huyện Vĩnh Bảo, hoặc tỉnh Thái Bình là vùng tự do để sinh sống. Thời đó, người ta dùng từ tản cư (tản là di chuyển, tỏa ra, dời đi; cư là ở, cư trú; tản cư là chuyển dời đến chỗ khác để cư trú, sinh sống), cũng có nghĩa như từ di cư, di tản sau này. Sau khi tản cư, nếu cuộc sống bình thường trở lại thì trở về chốn cũ, gọi là hồi cư.

Sơ tán, theo giải nghĩa của từ điển Việt, là di chuyển người hoặc của cải từ nơi này tới nơi khác để tránh thiên tai hoặc chiến tranh. Từ Hán Việt, sơ là sự phân tán, chia ra; tán là chia ra, tan ra, rời ra. Chia nhỏ đám đông về nhiều nơi gọi là sơ tán. Thời chống Mỹ ở miền Bắc, có hẳn một bộ phận dân chúng được gọi là “dân sơ tán”. Những người này chủ yếu ở thành thị, nhất là những đô thị lớn, trọng điểm, dễ bị bom như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, kéo nhau về nông thôn tạm sinh sống, làm ăn, chờ chiến tranh chấm dứt. Ban đầu họ hy vọng chả mấy lại được về phố. Năm 1966, khi ông Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, có câu “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá” thì hầu hết thất vọng, không còn nghĩ tới chuyện về. Có người ở lại nông thôn, lấy trai làng gái làng, mãi về sau mới hồi cư phố.

Ngày 5.8.1964, Mỹ bắt đầu cho máy bay, từ miền Nam ra, hoặc từ hạm đội 7 vào, ném bom Hồng Gai (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Bến Thủy (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), những chỗ có bộ đội hải quân, để trả thù vụ tàu Maddox. Vài ngày sau, chính quyền ráo riết đốc thúc nhân dân các thành thị sơ tán về nông thôn, dù chưa bị máy bay Mỹ oanh tạc.

Hải Phòng quê tôi trọng tâm của bom bởi thành phố này là đầu mối nhận hàng hóa, vũ khí từ phe anh em môi răng. Dân chúng phải sơ tán triệt để, chỉ trừ những người ở lại trực chiến hoặc bám cơ sở công nghiệp không thể bỏ, như cảng, nhà máy điện, nhà máy nước. Nguyên tắc chung là, ai có họ hàng, bà con ở nông thôn, xã nào huyện nào thì về nhà người thân, còn không cũng cứ về rồi chính quyền xã, hợp tác xã sắp xếp ở từng gia đình. Thì xưa nay dân phố vốn từ nông thôn mà ra.

Công nhận dân mình, nông dân mình tốt thật, chả máu mủ ruột rà gì vẫn vui vẻ đón tiếp, tận tình nhường nhà cửa, thu xếp chỗ ăn chỗ ở cho bà con ngoài phố. Gần như không có sự xa lạ, lạnh lùng. Một thời hiếm có về tình người.

Phải công nhận các nhạc sĩ rất nhanh nhảu “đi vào cuộc sống”. Tôi còn nhớ, lúc ấy đang học cấp 1 (tương đương tiểu học bây giờ), dân sơ tán, thậm chí còn chưa thu xếp ổn hẳn, trên đài đã vang lên bài hát “Về đồng quê”, động viên lũ trẻ thành phố. Nghe riết, thuộc, rồi nghêu ngao “Về đồng quê em vui chơi học hành/ Giúp đỡ gia đình cô bác bà con/ Về đông quê em đào mương chống Mỹ/ Phân bón gây thật nhiều cho đồng lúa xanh tươi/ Lúa lúa ơi, em yêu cây lúa/ Lúa nuôi anh bộ đội diệt quân Mỹ xâm lăng/ Về đồng quê em chăm học chăm làm/ Chăm chỉ luyện rèn để xứng đáng là trò ngoan”…

Hoặc bài hát nổi tiếng một thời “Bé bé bằng bông”: “Hai má hồng hồng/ Cháu đi sơ tán bế em đi cùng/ Mẹ mua xe gỗ/ Cho bé ngồi trong/ Bao giờ chiến thắng em đưa bé về phố đông” (bài này, mấy đứa lếu láo hát chế thành “Bé bé bằng bông/ Hai mà bằng đồng/ Hai chân bằng sắt/ Hai tay bằng chì/ Mẹ mua bè chuối/ Cho bé tập bơi/ Bao giờ chết đuối em đưa bé về áo quan”).

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Với báo chí nằm trong bàn tay sắt của chế độ đề cao bạo lực nên người
    dân mìển Bắc chỉ biết căm thù ‘giặc Mỹ’ vì họ bị “nhồi sọ” là chính ‘giặc’
    Mỹ là thủ phạm khiến họ phải sơ tán một cách cực kỳ gian khổ như thế
    này mà hoàn toàn không hề biết ai chính là kẻ chủ động gây nên thảm
    cảnh chiến tranh cho họ.
    Ở đây, bộ máy tuyên truyền Cs. đã thành công trọn gói khi đánh tráo
    nguyên nhân và hậu qủa cũng như thời điểm mà chiến tranh khởi đầu.
    Chính VC. đã chủ động thôn tính miền Nam bằng nghị quyết năm 1960
    và mở ra hàng loạt những vụ sát hại cán bộ xã ấp VNCH. Giặc Mỹ vào
    năm 1965 mới có ‘điều kiện’ để nhảy vào giúp miền Nam (lợi bất cập
    hại) chống lại việc VC.thôn tính miền Nam sau khi lật đổ TT. Diệm.
    Dù rất thông cảm với nỗi khổ của đồng bào miền Bắc nhưng họ cũng
    nên hiểu tại sao chính họ phải trả giá cho tham vọng Cs. hóa cả nước
    của tập đoàn VC. thống trị miền Bắc.
    Chỉ có một chút hy vọng là những người có học như tác giả mới có tư
    duy và khả năng suy luận để biết rõ về nguyên nhân cuộc chiến !

    .


  2. CHUYỆN sơ tán TRUYỆN di cư CHUYỆN di tản TRUYỆN thuyền nhân CHUYỆN H.O. CHUYỆN du học Đại sơ tán tìm chỗ đáp an toàn cho các K Ụ ĐỎ Chuyện Ô SÌN lao nô TRÍ NÔ chuyện THÙNG NHÂN ….và vô cùng CHUYỆN vô tận TRUYỆN

    **********************************

    Có phải Chim Cuốc Cuốc gọi đàn khóc than

    **********************************

    https://www.youtube.com/watch?v=qkZwC-QS7m4

    Khai từ: Nhà văn Nguyễn Đình Toàn
    Mùa Thu Chết – Ngọc Lan
    (sáng tác: Phạm Duy, phỏng theo bài thơ L’Adieu của Guillaume Apollinaire)

    Có phải Chim Cuốc Cuốc ?
    Cất tiếng hót gọi đàn
    Từ đầu Thu cất tiếng hát
    Biệt ly chia ly khóc than
    Có phải Chim Cuốc Cuốc hót ?
    Hót lệ cho Hoa Thạch Thảo nở tràn
    Hiệp đinh Genève 20 tháng Bảy
    Cắt xé đôi Tổ Quốc thương tang
    Có phải trận Địa chấn Việt Sử
    Giăng thêm mây tối đen Tràng An
    Là để Hoa Thạch Thảo nở lệ ?
    Mùa Thu Năm ấy Hà Nội ly tan

    Ơi cánh Hoa Thạch Thảo bé dại !
    Em giống Người Em gái  Tràng An
    Tự soi Chân dung vào gương ôn Sử Việt
    Trở về từ Đường Cổ Ngư Tuổi trẻ ngổn ngang
    Một Thời khát khao hao vắng đồng vọng
    Sương giá buông Hồ Gươm đêm ngàn
    Thúc giục nụ Hoa Thạch Thảo – Em tỉnh thức
     Mầu Tím bình dị Tình mình nhẹ nhàng  
    Đong đầy Tình yêu nhau cùng yêu Nước
    Quan tâm từng khoảnh khắc lượng tử Thời gian
    Em mỏng manh nhẹ nhàng đầy nữ tính
    Từng vòng tay ấm áp Anh : Em gái Tràng An
    Xưa mầu Tím – Nay vừa thành mầu tang Trắng
     Sau thêm lần Đại biến cố Việt sử điêu tàn
    Mùa Xuân 75 tháng Tư đen cuốn mất
    Hàng chục triệu Mơ mộng Hy vọng ngập tràn

    https://www.youtube.com/watch?v=0-_0DuQsWxs
     MÙA THU CHẾT -Ý thơ Apollinaire -Phạm Duy -NNS

    Xưa mầu Tím – Nay thành Hoa Thạch Thảo Trắng
    Bà nội – ngoại đẹp duyên dáng nét xưa Em Tràng An
    Thạch Thảo Trắng ơi ! Hoa vẫn nhớ mong chờ đợi ?
    Bên Phố Cổ như nhắn nhủ Cố nhân lư vong rằng :
    Chúng mình sẽ mãi nhớ về nhau mãi mãi !…
    Sẽ luôn bên nhau cho đến hơi thở cuối
    Nơi Địa ngục HAY Thiên đàng ???…

     TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. Thằng Mẽo ỷ sức mạnh bon đạn nên làm càn, báo hại một nửa nước Việt tự do bị nhuộm đỏ, lũ súc vật tràn vào và bao nhiêu ngàn người phải di tản lần 2. Cho đến ngày hôm nay chúng nó, dù đã mấy mươi năm nhưng chúng chưa làm người hoàn toàn, máu súc vật vẫn tuần hoàn trong cơ thể chúng.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây