ASEAN cần chuẩn bị cho kịch bản xung đột vũ trang ở Biển Đông

Australian Outlook

Tác giả: Aristyo Rizka Darmawan

Dịch giả: Trần Phạm Bình Minh/ĐSKBĐ

8-7-2024

Căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông là điều rất đáng lo ngại. ASEAN cần phải chuẩn bị không chỉ ngăn chặn xung đột mà còn để ứng phó khi xung đột xảy ra.

Trong vài tháng qua, việc Trung Quốc gia tăng căng thẳng với Philippines ở Biển Đông đã khiến nhiều người lo ngại, đặc biệt trong nội bộ ASEAN. Trung Quốc đã và đang khẳng định các quyền đơn phương chống lại Philippines ở Bãi Cỏ Mây bằng vòi rồng và các chiến thuật phong toả khu vực với sự tham gia của những tàu dân quân biển và hải cảnh lớn. Hiện tại, những động thái quyết đoán này đã được kiềm chế, nhưng vẫn có tiềm năng leo thang thành căng thẳng lớn hơn và dẫn tới xung đột vũ trang.

Trong bối cảnh leo thang căng thẳng ở Biển Đông, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đã nói rõ tại Đối thoại Shangri-La rằng Manila sẽ coi hành động của Trung Quốc là hành động chiến tranh nếu người Philippines thiệt mạng. Ông cũng nhắc nhở rằng đây cũng là tiêu chí để kích hoạt phản ứng như được quy định trong Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – Philippines.

Bất chấp nguy cơ leo thang, ASEAN dường như chưa có một chiến lược chắc chắn và rõ ràng về cách ứng phó nếu một cuộc chiến tranh bất ngờ xảy ra ở Biển Đông. Đã đến lúc ASEAN cần bắt đầu suy nghĩ và chuẩn bị cho các kịch bản khác ngoài các cuộc đàm phán đang được tiến hành với Bắc Kinh về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

ASEAN nổi tiếng với những phản ứng mờ nhạt trước các cuộc khủng hoảng an ninh. Một ví dụ gần đây hơn là những lời chỉ trích dồn dập vào ASEAN vì khối không có phản ứng đáng kể đối với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Myanmar và, đã được đoán trước, không tạo được tác động gì trong việc giải quyết xung đột.

Về vấn đề Biển Đông, trước đây ASEAN đã thực hiện một số sáng kiến nhằm quản lý xung đột, bao gồm vô số hội thảo, cuộc họp và tuyên bố; mặc dù những sáng kiến này chỉ đơn thuần là cung cấp một kênh liên lạc và hợp tác. Tuy nhiên, tại thời điểm này, hàng nghìn cuộc thảo luận nữa có lẽ cũng không đủ để giải quyết nguy cơ về một cuộc xung đột tiềm tàng và tức thì trên biển. ASEAN cần phải làm rõ những gì được coi là vượt quá giới hạn ở Biển Đông. Đường ranh giới đỏ này phải được xem xét, nếu không vì lý do nào khác ngoài việc ngăn chặn những gì đã xảy ra với Philippines cũng sẽ xảy ra với các quốc gia khác trong ASEAN có yêu sách ở Biển Đông.

ASEAN cũng cần xem xét nghiêm túc các giới hạn mà Marcos đưa ra. Nếu Trung Quốc cố ý hoặc vô ý sát hại công dân Philippines và dẫn tới một cuộc đối đầu vũ trang xảy ra, các thành viên ASEAN, riêng lẻ và tập thể, sẽ cần có phản ứng nào đó. Điều này đặc biệt quan trọng vì có thể sẽ có sự can dự của các cường quốc khác trong khu vực như Hoa Kỳ.

Chắc chắn, bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào ở Biển Đông sẽ có tác động ngay lập tức tới tất cả các nước Đông Nam Á, nếu không muốn nói toàn bộ thế giới. Các cộng đồng ven biển và ngư dân sẽ là những khu vực đầu tiên gặp phải sự gián đoạn về lương thực và các tài nguyên khoáng sản khác. Những tác động cũng sẽ được cảm nhận trên phạm vi quốc tế. Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, ước tính có khoảng 3,37 nghìn tỷ USD, tương đương 21%, thương mại toàn cầu đi qua Biển Đông. Sự gián đoạn trên tuyến đường thương mại sẽ tác động lớn đến những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào Biển Đông, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tác động kinh tế là rất sâu rộng.

Tất cả điều này để muốn nói rằng ASEAN cần phải chuẩn bị không chỉ cho việc ngăn ngừa xung đột mà còn cả phản ứng với xung đột. Điều này có thể bao gồm các kịch bản đảm bảo các tuyến đường thông tin liên lạc trên biển như thế nào, ASEAN có thể cung cấp và cho ai hình thức hỗ trợ gì, và những lựa chọn chính sách nào sẽ được đưa lên bàn thảo luận giữa các bên xung đột. Các nước ASEAN từ lâu đã có những lợi ích và chính sách xung đột nhau về vấn đề Biển Đông. Nhưng nếu xung đột xảy ra, phản ứng tốt nhất sẽ đòi hỏi một cơ chế vững chắc về cách đối phó với sự leo thang.

Hiện nay, ASEAN đang dựa vào đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) để khẳng định các ý tưởng của mình về hòa bình và an ninh ở Biển Đông. Nhưng COC không nên là cơ chế duy nhất để đối phó với Trung Quốc. Quả thực, có lẽ đã đến lúc ASEAN phải thừa nhận rằng COC khó có thể được ký kết. Quan điểm khác nhau giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp trong ASEAN từ lâu đã là một trở ngại lớn, có rất ít cơ hội cho bất kỳ thay đổi có tác động nào được thực hiện.

Với việc Lào hiện đang giữ cương vị Chủ tịch ASEAN, không có nỗ lực nào để tìm kiếm sáng kiến quan trọng nhằm ứng phó với tình trạng leo thang căng thẳng. Một trong những lý do có thể là vì mối quan hệ chặt chẽ giữa Viêng Chăn và Bắc Kinh. Sang năm sau, đến phiên Malaysia sẽ đảm nhận vị trí chủ tịch và nước này sẽ có cơ hội thể hiện khả năng lãnh đạo và giải quyết thách thức về cách ASEAN nên ứng phó trước kịch bản leo thang và xung đột ngày càng hiện hữu.

ASEAN nên rút ra bài học từ các cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraina và Gaza, đồng thời xem xét những tác động khủng khiếp của các cuộc đụng độ đang diễn ra. ASEAN sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn những gì đã làm tốt nhất trước đây để ngăn chặn xung đột và chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột trong tương lai.

_____

TS. Aristyo Rizka Darmawan là học giả tại Trường Châu Á và Thái Bình Dương thuộc Đại học Quốc gia Úc và là giảng viên luật quốc tế tại Đại học Indonesia. Trần Phạm Bình Minh là cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Nhà thơ nhân dân TBT

    Luôn có tin tàu lạ
    Giết ngư dân, phá tàu.
    Xin được hỏi thủ tướng:
    Quân đội của ta đâu?

    Nếu vì hèn không thể
    Bảo vệ được người dân,
    Thì xin bớt lem lẻm
    Vì nước và vì dân.

    Cũng xin hỏi thủ tướng
    Dân nuôi quân đội ta
    Có điều gì không ổn,
    Đáng phải để kêu ca?

    Vậy thì sao quân đội
    Không bảo vệ bà con.
    Sao tướng nhiều đến thế.
    Mà toàn tướng chơi gôn?

    Cuối cùng, xin thủ tướng
    Trả lời dân thực lòng:
    Vấn đề là như thế.
    Thủ tướng xấu hổ không?

    Nguồn Mạng

  2. Đồng minh Chiến lược với NATO phương ĐÔNG (Nhật Bản + Nam Hàn + Úc + Ấn Độ…) và NATO phương TÂY là Sứ mệnh Việt sử …
    nằm trong Hiện tình Thế sử + Mỹ sử + Á sử


    Vịnh Cam Ranh và Vịnh Tiên Sa vào Đêm cuối chờ Ánh dương Bình minh Mới ???… *
    ***********************************

    Siêu cá mập thua triệu lần tham vọng Tàu
    Dân quân biển bao vây Bốn bể Năm châu
    Biển Đông – Biển Mẹ đúng giữa tầm ngắm
    Việt Nam & Thế giới chắc lo ngại hàng đầu
    Trường Sa nằm gọn  trên thớt bọn Hàn Tín
    Eo biển Đài Loan đầu cổ dưới dao bầu
    Quốc tế đang nguy hiểm nhất Thời Hậu chiến :
    Nghiêm trọng như Chiến tranh Ukraina chứ đâu !
    Bình Nhưỡng Bắc Hàn mối đe dọa trước mắt
    Tiền đồn – quân cảng Cam Ranh xanh bạt ngàn dâu
    Hải trình Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do rộng mở
    Tiếp cận Thời gian Thực với Hạm đội Bảy bắc cầu
    Hải vận nối nhịp Đông Kinh + Hán Thành + Hoa Thịnh Đốn
    Tín hiệu sẵn sàng trên hải chiến lũy chờ Bắc Kinh diều hâu
    Biển Đông chảo dầu sôi lửa bỏng + Thái Bình Dương dậy sóng
    Giải phóng Hoàng Sa dưới gông cùm Tàu về Việt lục Quê Mẹ mau !…

    TỶ LƯƠNG DÂN + HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT


  3. BIỂN ĐÔNG – Vùng biển Bãi Cỏ Mây : Trân Châu Cảng ?? Xích Bích ??? Nhân loại & Loài Người chắc phải thẳng tay thẳng chân …thấy rõ ngay như ban ngày !…
    ****************************

    Vùng biển Bãi Cỏ Mây
    Thùng thuốc súng tràn đầy
    Biển Đông chỉ Tia chớp :
    Đại hải chiến là đây !
    Chiến thuật Tàu ‘vùng xám’
    Tầm thực dần từng ngày
    Hóa chiến thuật trực diện
    Nước trong vùng mất ngay
    Nhiều đối phương va chạm
    Khựa giả dối giả cầy
    Bọn Tào Tháo + Tần Cối
    Nhân loại còn ngủ ngây !
    Lòng tham Tàu vô đáy
    Trường Sa gọi “Nam Sa”
    Thâm hiểm chệt đệt xây
    Hóa “Điếu Ngư” Kim Các  
    Đế c..uốc Tội ác này
    Hoàng Sa = “Tây Sa” hóa
    Biển Phi… gọi Biển Tây
    Bãi Cỏ Mây bãi cạn
    Chú chệt tham vọng đầy
    Biển Đông: Bể Chinh chiến
    Trân Châu Cảng chính đây
    Bờ đá trắng Xích Bích
    Bao bên sứt mặt mày
    Bể cả đầu lẫn trán
    Biển quanh Bãi Cỏ Mây
    Kịch bản càng tăng tốc:
    Lính Phi đứt ngón tay
    Lính Mỹ ch..im lìa d..ái
    Đại hải chiến cuốn bay
    Định mệnh lại đến hẹn
    Vùng biển Bãi Cỏ Mây
    Trân Châu Cảng ? Xích Bích ??
    Loài Người phải thẳng tay…

    TỶ LƯƠNG DÂN


    Hợp tác Thượng Hải hay Hợp RỒI Tác..h Bắc Kinh – Mạc Tư Khoa ???
    *************************

    Hợp tác Thượng Hải vắng Mạc Tư Khoa
    Bắc Kinh chiếm sân sau lấn sân nhà
    Nặc mùi Cạnh tranh hơn hợp tác giả
    Hợp rồi tách xa hơn bọn Tàu-Nga
    Đồng hội đồng thuyền chẳng đồng mộng
    Tàu xài Nga quân cờ thí như Cuba
    Khựa cộng dùng Hợp tác Thượng Hải
    Lấy sức nước khác xây Mộng Bá vương xa
    Buồn thay phương Tây để Nga vào tay chệt
    Trật tự Mới Thế giới nào quỷ Tàu ma Nga ?
    Chiến tranh đe dọa Hoà bình Nhân loại
    Không khéo Ngàn Mặt trời Nhiệt hạch xế tà
    Giờ thứ 25 đưng bên bờ vực thẳm
    Loài Người chờ Chuông báo tử Tịch dương ngân nga…

    TỶ LƯƠNG DÂN

  4. Người phi không hèn mạt như việt cộng, nên viện trợ vũ khi tối tân cho Phi Luật Tân và khi chiến sự xảy ra thì tất cả xúm vào đập thằng Tàu và cho nó chìm luôn mãi mãi không ngóc đầu lên được.

  5. Hề… hề…, bổ sung: Thưa Tổng thống FERDINAL ROMUALDEZ MARCOS Jz, tôi biết rằng ông là người con của dòng họ ĐI CÙNG NHÂN DÂN để THOÁT TRUNG, vì thế, tôi cầu mong ông hãy VỨT NHANH VỨT MẠNH tư tưởng của MỌI THỨ THÂN TẦU (Bao gồm từ GIA TỘC RODRIGO DUTERTE đến CÁC LOẠI CHẤP NHẬN MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG) vào SỌT RÁC của LỊCH SỬ, đồng thời, hãy bắt tay liên kết với Mỹ, Nhật, Hàn, Úc… để làm VÀNH ĐAI chống lại MỌI HÀNH VI BÀNH TRƯỚNG của TẦU KHỰA. RẤT MONG mọi việc sẽ được tiến triển NHƯ THẾ, cảm ơn ông!!!

    • Hề… hề…, thành thật xin lỗi Tổng thống MARCOS Jz: Hôm trước tôi đã viết thiếu một khuyến nghị CỰC KỲ ĐƠN GIẢN nhưng lại rất có hiệu quả, ĐÓ LÀ, để xem DOANH NGHIỆP nào đó ở TRONG NƯỚC của ngài có phải là BỌN TẦU NHÁI hay không thì hãy TỔNG KIỂM TOÁN doanh nghiệp của chúng, xem BỌN ẤY có xuất siêu sang MỸ hoặc TÂY ÂU hay không nhưng CHÍNH CHÚNG lại NHẬP SIÊU QUÁ LỚN từ TẦU KHỰA. Nếu có chuyện đó có nhiều thì đây chinh là việc mà Ngài CẦN PHẢI LÀM: DỨT TUYỆT NỌC chúng nó đi, ĐƯỢC KHÔNG ạ!??

  6. Hề… hề…, chẳng có ASEAN cái đe*o gì cả mà chỉ mong các bạn Philippnes anh hùng hãy nên từ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ của các bạn, hãy cho thấy các bạn đã nhớ tới tinh thần anh dũng của tổng thống Benigno Aquino 3 khi ông ấy đã THAY MẶT CÁC BẠN để khởi kiện BỌN TẦU KHỰA ra Tòa trọng tài của Công ước Liên Hiệp Quốc về vi phạm LUẬT BIỂN (UNCLOS), và CŨNG CHÍNH VÌ THẾ mà các bạn hãy NGUYỀN RỦA BỌN THÂN TẦU Rodrigo Duterte đã cam tâm xóa bỏ án kháng UNCLOS để CAM TÂM đi theo MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƯỜNG do bọn TẦU KHỰA khởi xướng. Chính vì thế, rất mong các bạn Philippines hiện nay hãy CẨN TRỌNG xem xem ở khu vực NAM Á và ĐÔNG NAM Á có bao nhiêu BỌN LỢN đã lộ diện CAM TÂM đi theo TẦU KHỰA thì TUYỆT GIAO VỚI CHÚNG ĐI, bởi lẽ, chính BỌN […] này sẽ toa rập với TẦU KHỰA để hại các bạn đó!!!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây