Sếp của bộ tứ

Nguyễn Huy Cường

5-7-2024

Trong những ngày này hầu như cộng đồng bàn rất rôm rả đề tài “Lò ấp Tiến sĩ” liên quan đến bằng tiến sĩ của Vương Tấn Việt.

Tôi muốn góp một câu chuyện người thực việc thực vào thời điểm này. Hy vọng các bạn là “dân” mua bán bằng cấp tự rút cho mình bài học, kẻo khi đến cảnh này, đang là Sếp bỗng hoá thành “Xếp” thì khốn khổ lắm.

Chuyện có thật này xảy ra ở một học viện lớn ngành y. Năm ấy (khoảng 2010) Bộ Y tế Pháp mời bốn bác sĩ, tiến sĩ giỏi sang tham gia một đợt học tập, nghiên cứu nâng cao về chuyên ngành mà hai nước có những cán bộ khoa học ưu tú cùng đề tài. Khi chấm, ban lãnh đạo (Thực chất là quyết định của ông Sếp lớn nhất) chấm ba bác sĩ giỏi, đúng yêu cầu của bên Pháp và chấm luôn tên mình vào đoàn, đương nhiên là trưởng đoàn luôn.

Lễ tiễn đoàn tổ chức rất trọng thể. Sang Pháp, ba bác sĩ kia hòa nhập rất nhanh, họ lao vào nghiên cứu, thực nghiệm cùng các bác sĩ năm nước khác trong một đề tài chung. Còn vị Sếp, cũng có bằng… tiến sĩ nhưng “trình” rất tệ, không biết làm gì cả! Ông học một chuyên môn gần với… quản lý hơn là khoa học.

Điều khốn nhất là trình độ ngoại ngữ của ông thuộc loại Anh cùn, Nhật cụt, Đức… ăn đong. Riêng tiếng Pháp, là yêu cầu chính của đợt công tác này thì ông mù tịt. Bây giờ chả lẽ… về. Khi đi trống rong cờ mở, được vài hôm về, ngượng chết! Nhưng ở lại thì…

Ngay ngày đầu đã gặp bi kịch. Ông vào phỏng vấn trước, khi ra ngoài chờ kết quả, ông lưu ý một bác sĩ “thuộc cấp” của mình rằng ông ngồi chờ ở cái ghế ngoài hiên, khi về nhớ cho ông đi cùng.

Một giờ sau, vị bác sĩ trẻ ra khỏi phòng nhưng phải đi theo một Giáo sư sở tại về phòng của ông ta ngay để xúc tiến một việc gấp ở hướng khác, thành ra quên béng Sếp ngồi đếm những bông tuyết rơi ngoài hiên.

Mới sang, sim điện thoại Pháp không có, Sếp ứa nước mắt, bóp bụng đói meo ngồi chờ từ 9 giờ sáng đến gần… 7 giờ tối, ngôn ngữ sở tại không biết, không biết hỏi ai. Khi phỏng vấn, Sếp bị trượt rồi, không ai tiếp. Sếp đành cố thủ ở đó chờ anh kia đến tìm. (Sếp không dám đi đâu vì sợ bị “đậu phộng” đường, tính ngồi chờ đến hôm sau có thể gặp lại… ”lính”!). Đến khuya ông mới được giải thoát khi lính đến tìm.

Đói, rét tê người nhưng nỗi giận trào lên tận cổ. Ông ta giận chính mình, bỗng dưng sang đây làm gì? Hai ngày sau, ba vị kia đã lao vào công việc, trong đó một vị được giao trọng trách được làm sếp của một bộ phận, chỉ huy chín bác sĩ của nhiều nước khác nhau thực hiện đề tài. Còn Sếp lớn, không biết làm gì cả!

Ở cơ quan tiếp nhận họ hiểu ra và mở “con đường sống” cho ông này bằng cách gợi ý cho ông đi… làm lao công, kiếm tiền. Họ bố trí cho ông làm… y tá phụ mổ.

Ba ngày sau người ta cũng phải sa thải ông khỏi “chức vụ” cao nhất kể từ dưới lên của ngành y này vì ông không biết việc. Trình độ chuyên môn rất thấp nên cứ lóng nga lóng ngóng.

Ông tiếc đứt ruột vì làm việc này được… ăn no và ngon, lương cao bằng 5 lần lương… tiến sĩ bên nhà của ông! Nếu cày hết ba tháng, lúc về cũng kiếm được kha khá. Nhưng tiếc nỗi, ông dốt về chuyên môn, không kham nổi.

Sau đó người ta chuyển ông xuống… nhà bếp, làm ở bộ phận linh tinh binh giúp mấy bà nội trợ. Một tuần sau không ổn vì khi nghe lệnh của bà tổ trưởng da màu nói tiếng Pháp mà ông thì giỏi tiếng… Nga, ông cứ ngơ ngơ như bò đội nón, mấy lần suýt bị bà cai bếp nặng hơn một tạ kia choảng, ông sợ lắm.

Cuối cùng, họ lại chuyển ông lên giúp việc cho nhóm nghiên cứu do chính vị bác sĩ trẻ tuổi là “lính” của ông, hiện đang là tổng phụ trách. Tại đó, trong một giao ban nguyên tắc, ông phải chào… Sếp, nhận nhiệm vụ xong phải cam kết thực hiện đàng hoàng, sau đó ông vào việc. Lần này thì khá ổn vì ông có một lợi thế là tại đây, ông biết, giỏi một ngoại ngữ khá chuẩn so với mấy bác sĩ châu Phi, Nam Mỹ, đó là tiếng… Việt!

Ông có thể trao đổi, nhờ vả và nghe lệnh thoải mái từ Trưởng bộ phận, là người Việt, là… lính của ông bên nhà, cho nên ông làm tốt các công việc quét dọn, sắp xếp, kê cóng, cất dọn dụng cụ sau khi công việc hoàn tất. Xếp ra xếp!

Ở đây, ông thành Xếp chính cống, nhưng không phải chữ “Sếp” phiên âm từ tiếng Pháp mà là Xếp, xếp dọn.

Nhờ trời, ba bốn tháng làm Xếp, ông cũng kiếm được mớ tiền công kha khá, để mua quà cáp, có vốn dắt lưng sau đợt làm… “Trưởng đoàn Nghiên cứu Việt Nam tại Pháp”.

Một “thu nhập” khác là năm vừa rồi, về hưu, ông làm hồ sơ cá nhân, có dòng ghi: “Năm 2010, làm trưởng đoàn chuyên gia nghiên cứu khoa học tại Pháp từ… đến… ” nghe rất oách.

Sau này về Việt Nam, ở Học viện, người ta thấy một điều rất khác lạ so với thời gian trước khi đoàn nghiên cứu khoa học từ Pháp về. Đó là thái độ rất thân mật, thậm chí có lúc suồng sã, khúm núm, của người đứng đầu với ba thành viên cùng đoàn hồi đi Pháp.

Người ta thấy không gian công tác rất ôn hòa, cầu thị, thân ái đáng yêu của Bộ tứ. Cuối năm ấy, họ còn được nhận danh hiệu “Chi bộ đoàn kết, vững mạnh” nữa. Không hiểu sao, trước những cọ sát kinh người của phân khúc lịch sử hiện tại, tôi vẫn tin vào một cái gì đó rất khó gọi tên. Nó như là “Vận động khách quan” hay sự-đào-thải-tự-nhiên, hay có khi, nó sẽ có lộ trình như “Câu chuyện Bộ tứ” này?

Viết lại câu chuyện này, hy vọng chợ bán bằng cấp sẽ thưa dần khách khứa. Không phải khi ra nước ngoài, ai cũng có cái may mắn được làm… Xếp!

Tôi nghĩ rằng, với lợi thế hoạt khẩu, nhiều tiền, kinh bang tế thế, ông Thích Chân Quang rồi cũng bơi qua vận hạn này nhưng nhục nhất là phải “đụng” với những đợt thanh tra của Bộ Giáo dục có nội dung chuyên môn, ngoại ngữ cao, rất cao. Ở đó ông sẽ hiện nguyên hình, ông chỉ là Sếp của vài ngàn quần chúng của hệ phái thích cúi đầu, nhất nhất nam mô của Thích Chân Quang ở Vũng Tàu, không hơn!

Một nhà văn lớn đã cảnh báo bọn háo danh “Văn chương đâu phải là đơn thuốc/ chớ có khuyên nhằng chết bỏ bu”. Ngoài việc luồn lách để có được tấm bằng tiến sĩ hay nếu trót lọt có thể lên Giáo sư, nên học thuộc lòng câu thơ này, ông Vương Tấn Việt ạ!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Rỗi rãi xin góp vui bàn về tấm bằng TS của ma tăng Thích Chân Quang.
    Háo danh là một đặc tính xấu của người Việt, tuy nhiên bỏ nghiệp đời, theo nghiệp đạo nhưng không bỏ được Tham, Sân, Si như “thượng tọa” Thích Chân Quang thì quả là buồn cho giáo hội Phật giáo nước nhà. Có cần hay không tấm bằng TS đối với một thày tu? Lẽ nào tư duy trọng bằng cấp hơn trọng tri thức ngoài đời cũng đã lấn sân vào giới tu sĩ, phải chăng Phật giáo nước nhà đang bước vào thời mạt pháp?
    Qua những thông tin lượm lặt được từ các trang mạng chính thống cũng như vỉa hè thì bằng TS của Thích Chân Quang đáng bị tước bỏ vì nó vi phạm luật giáo dục, vi phạm những quy chế mà bộ giáo dục ban hành về việc đào tạo trí thức bậc cao. Nhưng suy cho cùng, bằng TS rởm của tu sĩ Quang không phải là công cụ để tu sĩ này gây hại cho xã hội. Những bài giảng nhố nhăng, đi ngược lại giáo lý của Phật giáo mới gây hại cho xã hội, hủy hoại uy tín của đạo Phật. Điều này đáng bị lên án, cần phải truy xét những bài giảng vi phạm pháp luật, gây rối xã hội của tu sĩ Quang. Tuy nhiên, cũng nhờ tu sĩ Quang mà dư luận mới biết được nhiều thông tin về việc đào tạo trí thức bậc cao của nền giáo dục nước nhà. Không hiểu bằng TS rởm của tu sĩ Quang là dị biệt hay là phổ quát do đại học luật Hà Nội cấp? Theo tôi, những người được cấp bằng TS như tu sĩ Quang không phải là dị biệt tại đại học luật, cũng không phải là dị biệt ở nhiều trường đại học khác trong cả nước. Tư duy trọng bằng cấp, phổ cập TS tới cấp huyện đang tạo ra một lớp trí thức cỏ dại bậc cao ở nhiều nơi, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong cả nước. Việc có bằng cử nhân ngành A, có bằng thạc sĩ ngành B tréo ngoe với ngành A và có bằng TS ngành C khác xa với hai ngành A và B không phải là hiếm. Nếu không tin, các bạn có thể tự điều tra để xem nhận định trên là đúng hay sai! Nhiều vị chủ tịch, bí thư cấp tỉnh bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn có bằng TS trái với chuyên môn được đào tạo khi nhận bằng cử nhân hay kỹ sư không phải là hiếm. Những lò đào tạo TS được báo chí mổ xẻ trong thời gian gần đây đã và đang gây hại cho nền giáo dục nước nhà. Nhiều vị, có bằng TS rởm như tu sĩ Quang khi được gắn thêm mác PGS, GS đang là cây đa cây đề trong ngành giáo dục mới là những tấm bằng gây hại cho đất nước nhiều hơn tấm bằng TS rởm của tu sĩ Quang. Nghe những lời tâng bốc của vị GS kể chuyện cũng như một vài GS, PGS của trường đại học luật dành cho tu sĩ Quang lại thấy buồn. Lẽ nào trong lớp trí thức được cho là bậc cao của nước nhà lại có nhiều người không phân biệt được thế nào là đúng, thế nào là sai!
    Nhổ cỏ dại, tước bằng TS của Thích Chân Quang là việc nên làm, nhưng việc truy cứu trách nhiệm đối với những người tạo điều kiện cấp bằng TS rởm cho tu sĩ Quang là việc cần làm hơn. Cỏ dại trong giới trí thức Việt không hiếm, cỏ dại trong giới trí thức bậc cao cũng khá nhiều. Không hiểu bộ giáo dục có đủ quyết tâm, đủ bản lĩnh để nhổ sạch đám cỏ dại trong lớp trí thức bậc cao?
    Nguồn Mạng.

  2. Hiện nay ở các chùa thiền viện tại Việt Nam sư trụ trì rất có uy quyền đời sống vương giả giàu có ( không phải là tất cả còn những vị sư mà phật tử quý kính )
    Phần nhiều họ thể hiện quyền uy qua sự giảng dạy hiểu biết kinh điển xung quanh họ toàn là những người chỉ biết vâng lời và quỳ lạy dần dần tạo cho họ cái bản ngã to đùng không có cọ xát thực tế từ đó của cải vật chất quyền uy đã làm chủ cuộc đời họ
    Những người đến với họ không có khả năng đặt câu hỏi phản biện chỉ biết suốt đời làm đệ tử
    Họ đâu có biết rằng Friedrich Nietzsche một triết gia người Đức đã nói với học trò của mình rằng
    Các người trả ơn ta một cách bội bạc là luôn luôn làm học trò của ta tại sao các người không giật lấy vòng nguyệt quế trên đầu ta đi
    Hoặc Krishmanurtri người mà Phạm công Thiện rất ngưỡng mộ đã từng nói rằng
    Ở đây không có ai là thầy là trò chúng ta cùng nhau tìm học các người hãy xem lời ta nói như cái trụ chỉ đường đối với ta tốt hay xấu khen hay chê chẳng có gì liên quan đến ta cả không phải ta cố tình nói như vậy trong ta chẳng còn gì cả
    Chỉ muốn đem đến tự do cho người nghe ngay giây phút hiện tại này

  3. Phải thằng gì đó có cái tên là Nguyễn Quốc Triệu ? hồi ấy dân Hà Nội kháo nhau rằng : lú như Trọng, lật lọng như Nghiên, tiêu tiền như Triệu.
    Thằng này, hồi nó còn làm bộ trưởng y tế, lấy tiền ngân sách ăn chơi trác táng ở nước ngoài, bao cả ê kíp chơi gái nữa cơ. Sau này bị nhiều tai tiếng nên bị “điều” về bộ phận chăm sóc sức khỏe cán bọ lão thành, có điều lão thành nào nghèo thì rụng như sung, mấy đồng chó bị anh em thuốc thì nhất mực bay qua Hàn, Nhật, Sinh để cầu thuốc hơn là trông chờ vào tài năng của đại ca Triệu, mà cũng lạ, những đứa bị thất sủng thì lại được “điều” về chăm sóc mấy anh lạo thành. Sau này khi anh Chọng bị ốm thì anh giao linh hồn anh cho ê kíp bác sị tàu (rất có thể a chọng đạ đọc hồi ký Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) mà mê Tàu hơn cả.

  4. Hề… hề…
    1.Trước hết là cảm ơn ông Nguyễn Huy Cường đã cho một dẫn chứng thật tuyệt vời bởi vì câu chuyện này có lẽ đã đủ THÔNG NÃO cho ông Nguyễn Thông đấy!!
    2. Điều đáng tiếc là sự việc xảy ra trong câu chuyện của ông Cường lại bắt nguồn từ một học viện lớn của ngành Y với yêu cầu là tuyển chọn 4 bác sĩ tiến sĩ giỏi mà lại lọt vào một tên trưởng đoàn không có chuyên môn, mặc dù XẾP theo chuyên môn và lãnh đạo thì hắn là Sếp của 3 người kia, cho nên, CÂU HỎI ĐẶT RA là: Ngay tại ĐẠI HỌC Y cũng có các BÁC SĨ TIẾN SĨ ĐỂU à!!?

  5. Không hiểu từ ngày thành lập nước XHCN đến nay đã có bao nhiêu ông trưởng đoàn được vinh hạnh làm “xếp” như vậy, bác nhỉ ?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây