Nghiêm Huấn Từ
5-7-2024
I. Những gì là “có một không hai” của cái luận án này?
Đó là:
1. Ngay cái tên của luận án: “Nghĩa vụ CON NGƯỜI trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam“, đã hàm ý bôi xấu chế độ XHCN của ta;
2. Nội dung: Đủ tiêu chuẩn để gọi là chống Con Người và Quyền Con Người;
3. Kết quả bảo vệ ở Việt Nam: Xuất sắc. Được ca ngợi từ mọi phía
4. Luận án bêu riếu sự hiểu biết của các bậc trí thức XHCN về Nhân Quyền
5. Nó bôi bác cả tên tuổi cụ GS lão thành Hoàng Chí Bảo – ủy viên kỳ cựu Hội đồng lý luận Trung ương… Và cả cụ viện trưởng Viện Nhân Tài – Nhân Lực (là người đã tặng tác giả luận án danh hiệu “Nhân tài đất Việt”).
6. Gộp lại, luận án khiến không còn ai tin chế độ ta coi trọng nhân quyền.
Quả thật, toàn những chuyện “có 1-0-2” đang diễn ra tênh hênh giữa thanh thiên, bạch nhật ở nước ta.
II. Cái tên luận án rất phản động: Nó đòi Con Người phải thực hiện nghĩa vụ thì QUYỀN CON NGƯỜI ở nước ta mới khả thi
Cái tên đó gồm 14 từ, là: “Nghĩa vụ CON NGƯỜI trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam“.
a) Trước hết, cái tên này khiến ai đọc cũng nghĩ rằng… tác giả luận án sẽ rà soát trong pháp luật nước ta (và quốc tế) coi thử: Có bao nhiêu điều khoản quy định về “nghĩa vụ con người” (và sẽ bàn luận về những điều khoản này).
Dám đặt cái tên luận án như vậy, hẳn là tác giả tin chắc rằng trong luật pháp Việt Nam có những điều khoản nói về “nghĩa vụ con người”.
b) Nhưng tên luận án thì “một đường”, còn nội dung luận án lại “một nẻo”
Chỉ cần đọc dăm trang trong luận án, sẽ thấy ngay: Giữa cái tên ngoài bìa và nội dung bên trong là… “treo đầu dê – bán thịt chó”.
Té ra, chính tác giả (chứ chẳng ai khác) đã dùng lập luận (ngụy biện) để đòi hỏi pháp luật nước ta nhất thiết phải có những quy định về “Nghĩa Vụ Con Người”… thì “con người Việt Nam” mới được hưởng “Quyền Con Người”.
Té ra… tác giả luận án (và các bậc trí thức thông qua luận án này) đã không thèm biết Wikipedia (từ điển Bách khoa Toàn thư) đã phổ cập cho cả thế giới một kiến thức sơ đẳng – mà Tuyên Ngôn Nhân Quyền (1948) đã nhấn mạnh – rằng: Con Người có những quyền đương nhiên, vốn dĩ, do đấng Tạo Hóa ban cho, mà chẳng cần phải có điều kiện hay nghĩa vụ gì ráo…
Đây là những quyền để phân biệt “CON NGƯỜI với CON VẬT”. Trong quan hệ “hai bên” này, CON NGƯỜI không cần phải có nghĩa vụ gì để được hưởng những quyền thiêng liêng và bẩm sinh của mình. Nói cách khác, Quyền Con Người phải được thực thi vô điều kiện, ở bất cứ đâu, cho bất cứ cá nhân nào, ngay từ khi mới sinh ra…
Ấy vậy mà… cái tên luận án cứ ngang nhiên mở đầu bằng 4 chữ “nghĩa vụ con người”, khác gì nó muốn hạn chế, hoặc chống lại Quyền Con Người?
Luận án viết bằng tiếng Việt, được bảo vệ thành công ở nước Việt. Do vậy bất kỳ người Việt nào cũng cần biết mục đích của nó là hạn chế (hoặc chống lại) Quyền Con Người của người Việt, ở ngay trên nước Việt.
c) Sự lộn xộn trong tư duy
Nếu đọc thêm ít trang, sẽ thấy tác giả lẫn lộn giữa nhiều khái niệm. Ví dụ, khái niệm công dân bị lẫn lộn với khái niệm con người.
Công dân và bên kia là Nhà Nước, đều có nghĩa vụ của mỗi bên. Nhưng “Con Người” (đứng trước con vật) thì không có nghĩa vụ, mà chỉ có quyền.
Nếu luận án sửa lại điều này, nó chỉ còn một số phận: Vứt bỏ.
III. Luận án “nghĩa vụ con người” vẫn được bảo vệ và thành công rực rỡ
Có thể tóm tắt mục tiêu của luận án bằng một câu: Tác giả đòi Con Người Việt Nam phải thực thi những nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam quy định, mới được hưởng Quyền Con Người.
– Tác giả luận án: Vương Tấn Việt, sinh 1959, tức là đủ tuổi để vào Hội người Cao Tuổi ở nước ra. Trước khi bảo vệ luận án, “cụ” này đã được tặng danh hiệu Nhân Tài Nước Việt (từ viện Nhân Tài – Nhân Lực Việt Nam).
Từ thầy hướng dẫn tới các thầy trong Hội đồng chấm luận án (kể cả ba thầy phản biện) đều khen học trò bằng những lời “ca ngợi”. Từ ngữ được các thầy sử dụng là “phá cách”, “lần đầu tiên”, “nhiều dấu ấn cá nhân”, “luận án xứng đáng được viết thành sách”…
Chỉ cần đọc bài này là tạm đủ: https://congthuong.vn/luan-an-tien-si-luat-cua-thuong-toa-thich-chan-quang-duoc-hoi-dong-danh-gia-the-nao-328085.html
IV. Luận án bêu riếu trình độ của trí thức XHCN
– Đã gần nửa thế kỷ, quốc hiệu nước ra gắn với tính từ XHCN. Tuổi thọ dân ta khoảng 75, như vậy tới 2/3 dân Việt đã ngồi dưới mái trường XHCN ngay từ tuổi mẫu giáo. Như vậy hầu hết công dân Việt Nam đã là “con người XHCN” do nền giáo dục nước ta đào tạo ra. Trình độ dân trí hẳn là rất cao, đội ngũ trí thức XHCN hẳn là đông đảo.
Vậy mà cụ thượng tọa Thích Chân Quang vẫn mê hoặc được hàng ngàn, hàng vạn tín đồ, bằng những nội dung thuyết giảng rất bậy bạ (ví dụ, tội của kiếp trước vẫn truyền sang kiếp này) cứ như dưới mắt cụ chỉ là một bầy ngu dân.
– Nhưng trí thức XHCN cũng bị vị thượng tọa này dắt đi đâu tùy thích. Các bậc trí thức XHCN khen luận án của học trò mà lời lẽ và nội dung cứ như đám học trò ca ngợi ông thầy [Vương Tấn Việt].
V. Cụ GS lão thành, cựu ủy viên Hội Đồng Lý Luận Trung ương cũng khen khái niệm “nghĩa vụ con người”.
…
VI. Từ nền tảng lý luận nào mà mọc lên cái luận án này?
Mời đọc phần Phương Pháp Luận trong luận án, nguyên văn như sau:
Phương pháp luận được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận án là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nghĩa vụ con người, Nghĩa vụ công dân.
Một số hình ảnh bảo vệ luận án tiến sĩ (để so sánh)
Hình ảnh buổi bảo vệ luận án NGHĨA VỤ CON NGƯỜI của Vương Tấn Việt:
Toàn cảnh (đầy hoa và mời ăn tại chỗ)
GS.TS Hoàng Chí Bảo và Thượng tọa Thích Chân Quang
Nhận thức về quyền công dân và quyền con người lẫn lộn, hoặc cố tình đánh tráo khái niệm của ông Vương Tấn Việt ( TT Thích chân Quang) hậu quả hết sức nghiêm trọng . Càng nghiêm trọng hơn khi Hội đồng đánh giá luận án của Trường ĐH Luật Hà Nội đánh giá cao chất lượng luận án của NCS Vương Tấn Việt . Điều này hé lộ nền tảng kiến thức về HP và PL của các GS, TS tại trường ĐH Luật Hà Nội cần xem xét lại , đánh giá lại và có hướng sử dụng nhân sự phù hợp hơn,