Đừng phản biện khi [có] định kiến

Dương Quốc Chính

26-6-2024

Mình thấy nhiều người bị ấn tượng xấu về ai đó thì dễ dẫn tới tư duy thiếu khách quan, thậm chí đọc hiểu còn sai, nhưng vẫn tấn công họ.

Mình chả có ấn tượng tốt về ông Việt này, nhưng vẫn phải tâm niệm là người ta sai chỗ nào hãy phê phán chỗ đó. Còn người ta không/ chưa sai thì đừng vội tấn công, đấu tố.

Về luận văn Tiến sĩ Luật của ông Việt, có khả năng trường Luật bị sai về tiêu chuẩn được làm Tiến sĩ bỏ qua Thạc sĩ, vì ông Việt không học hệ chính quy. Mình vẫn chờ báo cáo của Đại học Luật gửi Bộ Giáo dục xem chỗ đó có thực sự sai không. Vì đúng sai phải dựa vào quy định cụ thể và Bộ Giáo dục sẽ phán xét. Vụ này CÓ VẺ như trường Luật đã sai. Nhưng cứ chờ họ giải trình với Bộ Giáo dục xem sao.

Còn việc cộng đồng mạng phát hiện ra ông Việt đang làm luận văn Tiến sĩ ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (XHNV) thì mình chưa thấy ông ấy và trường XHNV sai chỗ nào cả. Vậy sao đấu tố ông ấy? Làm thêm TS lần 2 có gì sai?

Nhiều người hiểu sai bản chất vấn đề vì cho là ông ấy làm Tiến sĩ trong khi chưa có bằng Thạc sĩ. Nhưng thực ra trường XHNV cho phép làm Tiến sĩ Tôn giáo học với những người đã có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ của ngành liên quan (là ngành Luật), chỉ cần học thêm một số môn. Đại khái giống học đại học bằng 2, sẽ phải học thêm 1 số môn nếu đã có bằng đại học ngành liên quan. Tức là ông Việt chưa có gì sai trong vụ này.

Ông Việt có bằng cấp rất muộn, có bằng đại học đầu tiên còn sau mình 1 năm, lại học cấp 3 bổ túc, sau đó học bằng 2 Đại học Luật, rồi làm Tiến sĩ luôn, sau đó làm thêm Tiến sĩ lần 2. Tất cả đều rất muộn so với tuổi.

Nếu ông Việt là người chưa có điều tiếng gì thì ông ấy phải được lên báo để ca ngợi vì tấm gương ham học (ham lấy bằng cấp cao). Nhưng chưa báo nào biết để ca ngợi, như thông lệ! Người có 2 bằng đại học và sắp có 2 bằng tiến sĩ là không nhiều, nhất là khi đã hơn 60 tuổi vẫn còn làm tiến sĩ.

Lưu ý thêm là ngành sư khác hẳn ngành quan chức, công chức, hay nghiên cứu, giảng dạy tức là sư có bằng cấp kiểu này không có nhiều tác dụng để thăng tiến. Còn với công chức thì bằng cỡ này dư để làm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, hay bèo cũng bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy, giảng viên đại học và rõ ràng là lợi thế lớn để bổ nhiệm.

Nhiều người cho là ông ấy háo danh, nhưng mình cho rằng đó chỉ là suy diễn, không có nhiều căn cứ. Vì sư có bằng nhiều không phải là lợi thế để có danh tiếng trong ngành.

Việc quan chức chạy bằng, sưu tập bằng là rất phổ biến và rõ ràng là có lý do chính đáng, để thăng tiến. Nhưng không có mấy ai dám lên tiếng chửi quan hay chửi công an. Ông Đại Quang hay Tô Lâm đều là tiến sĩ và hình như cả giáo sư luôn đó, trong khi công việc chả liên quan đến nghiên cứu, giảng dạy.

Dư luận tấn công ông ấy như vậy càng làm mình nghi ngờ là có 1 chiến dịch gì đó.

Xin lưu ý là hồi ông Chân Quang mới bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật, mình đã có status phê phán luận văn đó. Còn với việc ông ấy làm Tiến sĩ lần 2, mình chưa thấy chỗ nào sai cả.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Hình như anh DQC sợ bị vạ miệng hoặc sợ cái “nghiệp” gì đó nên viết bài này về ma tăng kiểu như con cò và bay lả bay la, bay giữa lưng chừng lửng chứ không muốn đậu bên phải hoặc trái. Dĩ hòa vi quý cũng tốt nhưng về phía lập trường và lý tưởng thì cứ ẻo lả như gã đồng tính kkk.
    Phải giỏi như hòa thượng Thích Tuệ Sỹ hoặc Thích Trí Siêu (GS Lê Mạnh Thát) mới có học hàm để giảng dạy truyền đạt kiến thức cho đại chúng..
    Riêng loại học bổ túc cấp 3 và hệ tại chức hoặc chuyên tu thì cái vấn đề “trí tuệ” nó thế nào thì toàn dân đã biết rất ư là “gõ gàng”, sánh bằng cấp, ưa hư danh há không phải là hám danh hay sao cha nội ? Nghe tiến sĩ phật học giảng xàm xí thì đã biết ngay cái bằng tiến sĩ kia và trí tuệ của khầy nằm ở chỗ nào rồi, nó nằm ở đại học bổ túc văn hóa.

  2. Cho tớ được phép phản biện nhận định “Đừng phản biện khi [có] định kiến” của Dương Chính ủy

    – Trí thức nước nhà đã tự gánh vác trọng trách “khai dân trí”, bắt họ không phản biện khi có định kiến có khác chi bắt họ không được ẻ . Hổng dựa vào định kiến thì còn gì để mà họ dựa vào nữa, hổng lẽ kiến thức!?! Xít man, bắt họ phải dựa vào “kiến thức” họ sẽ kiu cái “định kiến” họ có chính là “kiến thức”. Ai tin họ thì vưỡn tin sái cổ, lên phê ke Phạm Lưu Vũ thì bít . Ai hổng tin thì có hổng ít từ để chỉ những người hổng tin . Tiến Sĩ Mạc Văn Trang có Vô Minh, Đoàn Bảo Châu … Kiến thức thóa mạ của thiên hạ có 4 bồ chữ, Đoàn Bảo Châu có tới 6. 2 là sản phẩm riêng của chính ổng

    Thấy Giáo sư Nguyễn Đình Cống “phản biện” chủ nghĩa Mác hông, i mean, Đamn, kiến thức về chủ nghĩa Mác của ổng … Chắc ổng vớ được cuốn Chủ nghĩa Mác cho AI (artificial idiots), hí ha hí hửng chắc mẩm là mình . Mà có đọc được từ đầu đến cuối đâu, ổng chỉ đọc thoáng wa thui .

    Khi bị phản biện, đám chiên da chích đùi có vài cách, người thì biểu đó là phù hợp với dân trí . Đảng đúng . Người khác thì nhắc vở, may quá ô Cống hổng thèm đọc . Phần còn lại thì chỉ trích kẻ phản biện, tất nhiên, bằng ngôn ngữ của Đoàn Bảo Châu . Và Em ra đi nơi này vưỡn thía . Well, Đổi Mới phúc everything up hít chơn hít chọi gòi, nhưng who ke, rite?

    Thôi đi bác ạ, cứ mặc cho mọi người nghĩ mình là trí thức, và vì vậy, lun lun đúng . Dễ làm ăn hơn . Đạo quân chiên da chích đùi củng cố niềm tin của họ vào chính mình . Thanks

  3. Mấy ngày nay, trên các trang mạng chính thống lẫn phi chính thống xôn xao bàn tán về tấm bằng TS của Thích Chân Quang, là người từng nhiều năm đứng trên bục giảng xin có vài lời bàn muốn chia sẻ cùng các bạn.

    Thời chiến tranh, người ta nói ở ta cứ ra ngõ là gặp anh hùng, còn thời nay TS có mặt khắp các hang cùng ngõ hẻm cũng chẳng phải là lạ. Những TS lu, TS cầu lông, TS Na-Cl hay TS kể chuyện…không biết đang làm đẹp hay bôi nhọ tầng lớp được cho là trí thức bậc cao trên mảnh đất hình chữ S. Háo danh là đặc tính xấu của người Việt, nhưng một tu sĩ bậc cao như Thích Chân Quang mà vẫn háo danh thì quá buồn cho tầng lớp tăng lữ nước nhà. Dấn thân vào cõi tu cần từ bỏ Tham, Sân, Si nhưng với danh hão TS mà Thích Chân Quang không bỏ được thì vị tu sĩ này chưa đủ tư cách ngồi gõ mõ tụng kinh chứ đừng nói leo tới bậc thượng tọa của giáo hội Phật giáo. Vì không có chuyên môn nên không dám bàn về tính khoa học hay phi khoa học trong luận văn TS của Thích Chân Quang nhưng cứ theo luật GDĐH và thời gian Thích Chân Quang có bằng tại chức đại học rồi ngay lập tức học để kiếm bằng TS chỉ trong 2 năm là vi phạm luật GDĐH. Trong tấm bằng TS của Thích Chân Quang, vị tu sĩ này sai một thì ĐH Luật Hà Nội sai mười.

    Những lời giải thích về việc cấp bằng TS cho Thích Chân Quang trước công luận trong mấy ngày qua của quan chức ĐH Luật chỉ là ngụy biện nhằm che đậy những việc làm sai trái của mình. Biện minh cho cái sai cái xấu là tự bôi nhọ chính mình, lẽ nào trên mặt một số quan chức của ĐH Luật đã có quá nhiều vết nhọ nên thêm một vết nhọ Thích Chân Quang cũng không làm xấu thêm khuôn mặt mình nên họ mới hăng say bảo vệ cho tu sĩ Quang đến vậy. Theo báo cáo của ĐH Luật: “nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (tên căn cước của Thích Chân Quang) đã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ – gồm 43 tín chỉ các học phần thuộc ngành/chuyên ngành trên tổng số 60 tín chỉ (được miễn luận văn 12 tín chỉ và ngoại ngữ 5 tín chỉ theo quy định của thông tư 08/2017)”, với suy nghĩ của một nhà giáo tôi cho rằng trong 2 năm, một nghiên cứu sinh vừa viết luận văn TS vừa học 43 tín chỉ chuyên ngành trong thời điểm Covid bùng phát là điều phi lý. Nên chăng, bộ giáo dục cần thanh tra xem tu sĩ Quang có đúng đã học và thi 43 tín chỉ như báo cáo của trường Luật hay không? Việc thanh tra này không dừng ở kết quả bảng điểm của tu sĩ Quang mà cần xem sổ ghi chép hàng ngày của lớp học cũng như tên giảng viên dạy các tín chỉ và các học viên của lớp mà tu sĩ Quang cùng học. Kết hợp việc làm trên cùng với việc xem xét đánh giá một cách trung thực chuẩn xác luận văn mới có thể kết luận tấm bằng TS của tu sĩ Thích Chân Quang là thật hay rởm. Bằng TS của Thích Chân Quang chỉ là dị biệt hay phổ biến trong một xã hội trọng bằng cấp hơn kiến thức?

    Bằng TS của Thích Chân Quang nếu là rởm cũng chỉ là một cây cỏ dại trong nhiều cây cỏ dại khác đang hiện hữu trong cánh đồng lúa đào tạo TS của ngành giáo dục nước nhà. Việc nhổ những cây cỏ dại trên cánh đồng này là việc nên làm nhưng việc cần làm hơn đó là tìm ra và nhổ sạch những cụm cỏ mẹ đang hàng ngày hàng giờ sản sinh ra những lứa cỏ dại con làm thui chột nhiều mầm lúa non đang phát triển. Dù bằng TS của tu sĩ Quang là rởm, thì ông này cũng không phạm luật mà những người phạm luật là những người ký và cấp bằng rởm cho vị tu sĩ này. Điều mà người lương thiện mong muốn ở thời điểm này là Thích Chân Quang có phạm pháp hay không khi lợi dụng tín ngưỡng để mê hoặc công chúng kiếm tiền với những bài giảng về đạo pháp nhảm nhí gây hoang mang trong xã hội. Những người từng tin tưởng vào Phật giáo cũng rất muốn trung ương giáo hội Phật giáo xét xem Thích Chân Quang có đủ đạo đức và nhân cách khoác áo tu sĩ hay không? Bằng TS của Thích Chân Quang là nốt nhạc buồn của giáo hội Phật giáo nhưng là vết nhơ của ĐH Luật Hà Nội.

    Nguồn Mạng.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây