Quyền lực, sách và vở

Huy Đức

16-5-2024

Ông Nguyễn Cảnh Bình (trái). Nguồn: Huy Đức

Omega vừa gửi tặng tôi hai cuốn sách quý, Leadership của Henry Kisssinger và Hiến Pháp Mỹ Được Làm Ra Thế Nào của Nguyễn Cảnh Bình. Kissinger thì ở nơi nhiều người ghét ông nhất người ta vẫn đọc sách và học ông. Nguyễn Cảnh Bình thì, dù rất mâu thuẫn, vẫn là đại diện của một thế hệ khát khao thay đổi.

Nguyễn Cảnh Bình viết cuốn sách khảo cứu này từ 20 năm trước. Đấy là thời điểm mà người Việt Nam nhìn thấy những thành tựu của đổi mới và internet, lạc quan về tương lai của đất nước mình hơn bây giờ. Sự lạc quan trong cả những người muốn hệ thống đổi mới và trong cả những người muốn làm cách mạng. Cả hai lực lượng này đều bắt đầu từ hiến pháp.

Nguyễn Cảnh Bình là một người say mê hiến pháp nhưng lại khao khát minh quân. Và ở thời điểm mà Hiến Pháp Mỹ đang được Omega tái bản ở Việt Nam, Trump, một “minh quân” đang sổ toẹt những giá trị mà nước Mỹ đã mất hàng trăm năm thiết lập.

Một tổng thống được coi là xấu xa của nước Mỹ như Nixon cũng phải đầu hàng Hiến pháp. Khi bị phát hiện nói dối, Nixon từ chức và thừa nhận rằng, ông đã “làm người dân Mỹ thất vọng khi coi thường lời thề hiến pháp và tiếp tay cho vụ Watergate”.

Trump liên tục nói dối và xỉ vả hệ thống tư pháp [xỉ vả cả hệ thống bầu cử đứng đầu bởi ông]. Trump không giấu sự thèm muốn quyền lực của những kẻ như Putin. Với ông ta, không phải hiến pháp và không phải nước Mỹ mà “Trump” là “first”. Không may mắn cho Trump, Hiến pháp Mỹ không dễ dàng bị đảo chính như Hiến pháp của Nga và Trump dù có đắc cử cuối năm nay thì ông ta cũng chỉ được ở tối đa 4 năm trên quyền lực.

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói, “Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể”. Nguyễn Văn An là một nhà lãnh đạo có nhiều tố chất của một người đứng đầu, rất tiếc ông bị xếp thứ tư sau những người yếu hơn ông về leadership.

Tôi hiểu nhận xét của ông Nguyễn Văn An tuy nhiên qua quan sát lịch sử của thể chế này, tôi thấy rằng, những khi quyền lực tập trung trong tay một cá nhân lại chính là khi đất nước rơi vào thời kỳ xấu nhất. Lúc thì chiến tranh, loạn lạc, đói khát; lúc thì tham nhũng như chốn không người; lúc thì hoang mang, trì trệ.

Cho dù không có tam quyền phân lập, giai đoạn “tam nhân phân quyền” trong thập niên 1990s, lại là giai đoạn đất nước ta đi đúng hướng nhất [kéo dài từ trước đó, 1986, cho tới 2006].

Quyền lực luôn có khuynh hướng tha hóa. Quyền lực tuyệt đối khiến người cầm quyền không còn biết sợ. Những người cầm quyền mà không biết sợ thì họ có thể chiếm đoạt cả thể chế, nhét cả giang sơn vào túi mình. Nhưng, sợ là sợ pháp quyền chứ không phải sợ một người. Nếu quyền lực có được dựa trên sự khiếp sợ một người, ranh giới giữa chống tham nhũng với việc thiết lập các chỗ trống là rất khó đánh giá.

Một khi hệ thống sợ một vài người thay vì sợ nhà nước pháp quyền thì cảm nhận công lý sẽ không tồn tại. Không có cảm nhận công lý thì những người đang bị xử lý và cả những người chưa bị xử lý đều phải tự cật vấn về tính chính danh. Quyền lực nhà nước khác quyền lực mafia là ở tính chính danh. Ngay cả dân chúng cũng rất dễ đi từ sự tung hô, hả hê đến chỗ hoang mang, thất vọng.

Trump có thế nào thì sau 4 năm vẫn sẽ bị vô hiệu hóa bởi Hiến pháp nhưng những người Nga yêu nước có trí tuệ thì chỉ đảo chính mới có thể phế truất Putin. Dù, chỉ vì ngai vàng mà trong thời đại ngày nay ông ta vẫn đẩy dân Nga và nhân loại vào một cuộc chiến tranh tàn khốc.

Quyền lực mê muội con người còn hơn ma túy. Chỉ những người thông minh tỉnh táo thì mới nhận biết được tính hữu hạn của quyền lực. “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Những người thủ đoạn, coi dân, coi xã tắc là công cụ để thỏa mãn quyền lực thì mô hình Putin, Hun Sen… là lý tưởng.

Thể chế chính trị nào mà chẳng mong có minh quân. Nhưng, biết ai là minh quân. Lịch sử đã từng đặt số phận của nhiều quốc gia vào tay những kẻ vì tưởng chúng là minh quân, để rồi khi chúng lộ nguyên hình thì vô phương cứu chữa.

Một quốc gia muốn thịnh vượng phải có một nền tảng vững chắc để chọn đúng và loại bỏ đúng lúc các nhà lãnh đạo. Một quốc gia mà phó mặc sự lựa chọn cho một nhà lãnh đạo thì sẽ luôn thắc thỏm trong may rủi.

Những người coi chính trị là khoa học thì sẽ đọc sách [trong đó có những cuốn sách này của anh Nguyễn Cảnh Bình]. Những người coi chính trị chỉ có mục đích thì sẽ dùng “vở”. Nhưng, chính trị gia đọc sách mà không có “bài”, chỉ biết khoanh tay đứng nhìn, thì chẳng những các vị không có chỗ, không có người ủng hộ, mà dân chúng cũng không yên mà làm ăn được.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Cho tớ được phép phản biện Huy Đức, 1 nhà báo Cách Mạng kiên trung . Huy Đức có 1 điểm chung với Thái Hạo là hổng bít gì hít zìa Mỹ nhưng cứ nói bậy

    – Bức hình HĐ đưa ra là 1 phản biện rất thành công bài của Tưởng Năng Tiến

    “Hiến pháp Mỹ không dễ dàng bị đảo chính như Hiến pháp của Nga”

    Not really. Vì Trump đã ngồi ở cương vị Tổng Thống không (đủ) lâu . Và phải công nhận Trump đã có những cố gắng hoàn toàn hổng nhỏ để thay đổi nó trong đk cho phép . Và nếu được sự ủng hộ của dân chúng, me fo 1, nếu ông thắng cử, ông sẽ (có thể) làm được nhiều hơn . Its all in the wordings, trí thức XHCN, và Huy Đức in particular, bít rõ điều này hơn ai hết .

    “Quyền lực luôn có khuynh hướng tha hóa”

    Chính vì vậy mà ngày xưa Đảng rất chú trọng tới việc rèn luyện tư tưởng cho cán bộ . Bi giờ thì … ô hô ai tai, chính “tư tưởng” còn bị “bổ xung, phát chiển & hoàn thiện” tới độ cả má lẫn tía đều nhận hổng ra thì còn nói gì được nữa . Hiện tượng Thích Minh Tuệ đã cho ta thấy, đột phá làm mọi người kính phục đôi khi rất đơn giản, chỉ cần theo đúng lý thuyết dạng ô la zin.

    “Ngay cả dân chúng cũng rất dễ đi từ sự tung hô, hả hê đến chỗ hoang mang, thất vọng”

    “theo đuôi quần chúng” ngày xưa là 1 thứ to be frowned upon. Vụ cuốn sách của Ocean Vương cũng có người khuyên “dân chúng” hổng nên là thứ gì chính quyền nên nghe theo . Mỹ cho ta thấy bất kỳ 1 ai, be it con lừa hay con voi trong phòng, lên làm Tổng thống cũng làm triệu người vui nhưng cũng có triệu người bùn, so be TẤT CẢ những chính sách ở khắp mọi nơi trên thía zới, be it DC hay Bhutan. It become a dilemma, aint it? Cách giải quyết xác định tính cách của mỗi người . Câu trả lời khá thông dụng của hổng ít chính khách PAP & EU là “Lương tâm tui hổng cắn rứt, vì trí tệ của tui tin rằng chiện này đúng”

    “Một quốc gia mà phó mặc sự lựa chọn cho một nhà lãnh đạo thì sẽ luôn thắc thỏm trong may rủi”

    Việt Nam đã chứng minh điều này, cũng như những phạm trù đúng-sai, thiện-ác, có thỉa đúng ở đâu đó, aint Việt Nam . Chủ tịch Hồ Chí Minh bít (rất) rõ và đã làm (rất) khoa học . Ông cần 1 người Việt Nam làm kiểng, vì vậy, đã lôi Võ Nguyên Giáp lên làm xếp đội Tuyên Truyền (cho) Giải phóng quân . Sau đó qua Trung Quốc ngay tắp lự, mời cố vấn Trung Quốc . One incident, you can call it lucky break. But the whole winning streak ended w “chiến thắng huy hoàng” … uh, RÕ CHƯA! Chỉ lói thía lày dá, cái vinh wang của bộ quân phục mà Huy Đức & Phạm Xuân Nguyên bận vô, níu hổng có họ … Xít man. Hổng có Trung Quốc, bột chỉ còn nước cho thùng rác ăn, hổng có gột nổi nên Hồ đâu

    “chính trị gia đọc sách mà không có “bài”, chỉ biết khoanh tay đứng nhìn, thì chẳng những các vị không có chỗ, không có người ủng hộ, mà dân chúng cũng không yên mà làm ăn được”

    Rất chính xác . Học tư tưởng Hồ Chí Minh mà hổng làm theo đúng, vào thực chất thì xít hít thui .

    • Cái thằng DLV muỗi đỏ đít này biết đếch gì về nước Mĩ,mà cứ phét lác ? trong khi tung hô boo’c Hồ láu cá, dâm ác của hắn,và không quên chưởi bới TNTiến nữa,đủ biết hắn sợ và ngán TNT tới mức nào !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây