Chuyện giáo dục ở Việt Nam: Xin đừng bao che lầm lỗi

Nguyễn Đình Cống

18-4-2024

Đó là việc bà Bùi Trân Phượng có ý bao che cho những người phải chịu trách nhiệm chính về sự lạc lối, sự suy thoái của nền giáo dục Việt Nam.

Trước đây trong bài “Xin mạnh dạn chen ngang ý kiến của TS Bùi Trần Phượng”, nói về việc bà Phượng trình bày rất hay về tự do, về khai phóng trong giáo dục, tôi có đưa ra nhận xét: “Tôi cảm phục và kính trọng bà Phượng, hình dung bà như con chim Phượng cất tiếng hót hay giữa bầu trời giông bão, nhưng trong tiếng hót ấy hình như ẩn chứa tâm trạng ‘kinh cung chi điểu’ (Phải cung rày đã sợ làn cây cong – Nguyễn Du)”.

Gần đây, khi tìm hiểu về bà Phượng, qua Google tôi đọc được bài viết: “Tiến sĩ Bùi Trân Phượng: Chưa bao giờ giáo dục khó khăn như bây giờ”, đăng trên báo Người Đô Thị, ngày 1-11-2023. Trong bài, bà Phượng nói rằng: “Từ cái nhìn của người trong nghề và cũng là người có chút nghiên cứu về lịch sử, tôi cho rằng chưa có thời kỳ nào mà giáo dục khó khăn như bây giờ”.

Bà nói thêm: “Tôi nghĩ không có chữ nào đúng hơn của Giáo sư Hoàng Tụy là ‘một nền giáo dục lạc lối’. Sự lạc lối của giáo dục cộng với tình hình xã hội có những phức tạp riêng. Phức tạp không do lỗi của ai hết. Do khách quan thế giới ngày nay hỗn loạn, nhiều giá trị truyền thống bị đảo lộn, nhiều trật tự không còn được duy trì, chiến tranh bùng nổ chỗ này chỗ nọ, đủ thứ vấn đề về môi trường, rất nhiều điều khoa học chưa có lời giải kịp thời… Đây là các vấn đề toàn cầu nhưng có vẻ như ở Việt Nam trầm trọng hơn”.

Bà Phượng cho rằng, sự lạc lối tạo ra sự phức tạp và “không do lỗi của ai hết” vì đây là vấn đề “khách quan thế giới”. Tuy có viết “ở Việt Nam trầm trọng hơn” nhưng lại đặt sau cụm từ “nhưng có vẻ” để làm giảm nhẹ vấn đề.

Trình bày như trên, thậm chí có người còn huênh hoang hơn, cho rằng giáo dục vẫn phát triển tốt, nhưng do người của Hội đồng Lý luận hoặc Tuyên giáo của Đảng nói ra, thì nghe xong người ta chỉ cười rồi cho qua. Nhưng đây là phát biểu của một chuyên gia về giáo dục, một người có được sự kính trọng và tín nhiệm rộng rãi, thì khác.

Bọn bồi bút có thể dựa vào phát biểu của bà Phượng để lu loa, hoặc để lên án tôi, là người đã từng viết bài “Ai phải chịu trách nhiệm chính về sự suy thoái của giáo dục”, đăng trên trang Tiếng Dân ngày 1-11-2023, trong đó tổi chỉ ra lỗi của những người lãnh đạo cao nhất của nhà nước, của các bộ trưởng bộ giáo dục, của những người vạch đường chỉ lối.

Bọn bồi bút cũng có thể dựa vào ý kiến “không do lỗi của ai hết” để bao che cho những người thực chất dẫn dắt dân chúng đi sai đường, nhưng vẫn kiêu ngạo rằng, họ là chân lý của thời đại và bắt mọi người phải nhớ ơn sâu, nghĩa nặng.

Bọn bồi bút vì miếng cơm manh áo mà bán rẻ lương tâm, nhưng còn bà Phượng, bà bao che có lẽ chỉ vì quá sợ. Tôi biết, có thể bà không sợ cho bản thân, mà bà lo sợ cho con cháu bà.

Được sợ là một quyền tự do của con người. Biết sợ để mà tránh, nhưng sợ đến nỗi hạ thấp mình để bao che cho những người gây ra lỗi lầm trong hệ thống này, thì khác. Sự bao che của một người nổi tiếng cho hành động lỗi lầm thì cũng nguy hiểm như người gây ra lỗi lầm đó.

Tôi nghĩ, nếu bà Phượng bỏ lững câu nói của giáo sư Hoàng tụy để mọi người ngẫm nghĩ theo ý riêng thì hay hơn nhiều.

Bà cũng bắt đầu chạm vào ngụy biện khi đổ lỗi cho khách quan như chiến tranh. Tôi không tin rằng đất nước mình đang lâm vào cảnh chiến tranh như ở Israel để giáo dục phải bị lạc lối như ở Việt Nam. Kể cả khi cuộc chiến khốc liệt diễn ra nhiều năm ở miền Nam hồi tháng 4 năm 1975 trở về trước, chiến tranh cũng chẳng gây ảnh hưởng nhiều đến tự do và khai phóng, vốn là bản chất của giáo dục.

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Bổ sung: Thưa cụ Cống, chính sách kinh tế thời chiến đã đưa Lê Nin đưa ra quyết định bất đắc dĩ là nhà nước độc quyền ngoại thương, nhưng lẽ ra, khi đã chuyển sang thời bình (tạm tính là từ thời điểm các liên quân nước ngoài và bạch vệ bị vô hiệu hoá) thì quy định này phải bị bãi bỏ, nhưng Stalin đã ngửi thấy độc quyền này vẫn có thể tạo vốn cho nhà nước Soviet, vì thế, ông ta vẫn tiếp tục chính sách độc quyền ngoại thương, từ đó, các quốc gia con cháu của CHỦ NGHĨA LÊ NIN đã tạo ra các loại Quota và hình thành các CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU: Đây chính là VIỆC NHÀ NƯỚC tạo ra bọn CON BUÔN để hút nốt các giá trị thặng dư còn lại trong sản xuất (của cải) của mọi người dân. Vậy đó!!

    • Bổ sung tiếp: Thưa cụ Cống:
      1. Tôi đã vài lần đau đớn mà khóc, vì, có một vài kẻ cu*t đa*i nào đó khuyết cáo VIỆT NAM NÊN PHẤN ĐẤU ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ BẾP CỦA THẾ GIỚI, và vì, có BỌN BÁO NÔ, VĂN NÔ hào hứng kể rằng VẢI THANH HÀ của XỨ VIỆT QUANG VINH có giá tới 1000000₫ trên các bàn ăn của các xứ MỸ, ĐỨC, ANH, PHÁP… hoặc ở vài xứ C*U CĂ*C nào đó, trong khi, người dân THANH HÀ khóc nghẹn và cam tâm bán vải của mình chỉ có 12000₫/kg cho bọn thương lái!!
      2. Chính vì thế thưa cụ Cống, mong cụ đồng lòng đồng sức cùng với mọi người khác hãy cùng nhau VỨT VÀO SỌT RÁC những thứ GIÁO DỤC GIẢ CẦY để xây dựng nên MỘT NỀN GIÁO DỤC MỚI: Sao cho dậy cho mỗi một học sinh sau này đều có quyền phấn đấu ĐỂ TRỞ THÀNH DOANH NHÂN và có quyền chống lại bọn CON BUÔN khi chúng lợi dụng chính sách của NHÀ NƯỚC KHỐN NẠN để CƯỚP NỐT, ĂN NỐT những của cải đỏ mình làm ra. Có được không, thưa cụ!!?

  2. @Nhà Đấu tranh Nguyễn Đình Cống !

    CHÂN THÀNH ĐA TẠ cảm ơn Nhà Đấu tranh Nguyễn Đình Cống CHÂN THỰC VIẾT LÊN trọn vẹn ý nghĩ của mình
    Chân thành chúc ANH Nguyễn Đình Cống cùng đại gia đình khoẻ mạnh, hạnh phúc, hiến dâng SỰ THẬT bằng NGÒI BÚT THÉP của ANH

    Nghề giáo có được tôn vinh thật không?-19/11/2023
    Chu Mộng Long

    https://baotiengdan.com/2023/11/19/nghe-giao-co-duoc-ton-vinh-that-khong/

    Tôi BIẾT RÕ nhưng đã GIỠN CHƠI thử nghiệm gởi thư ngỏ trên TIẾNG DÂN nhắn BTP nhưng lạo từng vịt kìu PHOÁP thân cộng chính ra là vịt cộng nằm vùng rất năng nổ tại Pháp …CỐ Ý hay VÔ TÌNH ngây thơ đưa TỔ QUỐC VIỆT NAM vào quỹ đạo MAO XẾNH XÁNG Tàu cộng như bọn những con người ACQGTMCS

    https://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/

  3. Thưa bác, những ý kiến của bác đã quá chân thật, thẳng thắn rồi nên kẻ hậu sinh này không dám lạm bàn .
    Nhưng lại thấy, bà TS Phượng đổ lỗi cho khách quan về sự bệ rạc của nền giáo dục này thi buồn cười quá . Bà ấy là người học cao, hiểu rộng ( dường như chức vụ gì đó cũng cao thì phải, ? ), chỉ vì bao che, bênh vực cho chế độ, cho những người lãnh đạo ngành giáo dục mà lập luận theo kiểu ngụy biện thì chán quá !
    Người ta nói tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng , ông Hồ Chí Minh thì nói :”Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên” .
    Vậy thì, việc giáo dục một đứa trẻ nên người hay không là do từ gia đình, nhà trường và xã hội .
    Ai đề ra đường lối giáo dục , phương pháp giáo dục hiện và sự quản lý giáo dục hiện nay ? Sao không thấy bà TS nói thẳng ra mà chỉ vòng vo tam quốc ?
    Tóm lại, bà TS Phượng muốn dấu cái đầu mà hở cái đuôi dài thượt !!

  4. Hề… hề…., thưa cụ Cống: Cụ và GS Tương Lai là 2 người trong vạn người đã nhận ra sự thối nát khốn nạn của những kẻ cầm quyền (rất may là cả hai cụ và ti tỷ các cụ khác không được đám cầm quyền đương chức đưa vào diện QUY HOẠCH KẾ CẬN)!!
    1. Cái đáng trách của gs Tương Lai là ông không thấy được sự phẫn uất của người dân Thái Bình khi họ bị chiêu bài AN NINH LƯƠNG THỰC đè nén: Nếu như ở Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng…. người dân có thể chuyển đổi đất trồng lúa thành ao hồ nuôi trồng thủy sản hoặc vườn tược để trồng cây đặc sản thì ở Thái Bình, những ai có hành vi như vậy sẽ bị coi là tội phạm và phải nhận nhiều hình phạt thích đáng!
    2. Cái đáng trách nhất của cụ Cống là cụ chưa nhận ra NGÀNH GIÁO DỤC bây giờ đang TIẾN NHANH TIẾN MẠNH TIẾN VỮNG CHẮC từ NHIỆM VỤ KHAI SÁNG sang LĨNH VỰC DỊCH VỤ (vứt bỏ hết mọi quy tắc đạo đức vào sọt rác) để THU GIÁ. Vậy thôi!!?

  5. Khó khăn của hiện tại có nguồn gốc từ trong quá khứ do cách làm giáo dục sai cách chứ không phải là “lạc lối “.Sai cách do kinh nghiệm từ cái truyền thống văn hóa ” uống rượu bình thơ “không đủ để giúp người ta hiểu thật đúng bản chất của khoa học, nên cuối cùng ngoài không có sản phẩm ,cái tư duy cũng rất lạc hậu. Vẫn chỉ là những thứ chung chung :khai phóng giáo dục, nhưng cụ thể như thế nào thì… không biết…, cũng như giáo dục rất khó khăn, nhưng đâu là nguyên nhân, thì cũng không chỉ ra được…..

  6. Xuất phát từ chế độ độc Đảng độc quyền gây ra, người dân không được nói ra sự thật. Đấy là lỗi hệ thống.

  7. Phải công bình mà thừa nhận là bà BTP. cũng có nhiều nhận thức hợp lý hợp tình hơn
    những người thiên tả khác học từ Pháp về, thế nhưng tác giả mong muốn bà này vạch
    ra nguyên nhân chính thì rất khó hoặc không thể được (bất khả thi). Bà vốn là ngưòi
    dân ở vùng có rất nhiều cán bộ cộng sản “nằm vùng” hoạt động và nay đang làm lớn,
    nên bà bị hạn chế nhận thức, chứ không thể đi tới “ngọn nguồn lạch sông” như những
    người có tinh thần độc lập và tự do suy nghĩ !

  8. Thưa cụ, những người dám nhìn thẳng, nói thật về hiện trạng nền giáo dục nói riêng, và cả xã hội nói chung, như cụ, như giáo sư Hoàng Tụy là rất hiếm hoi.
    Hàng vạn tiến sỹ, trí thức các loại đang cố tình bao che cho cái thực trạng xót xa ấy vì nhiều lý do, nhưng chắc chắn không phải vì một lý do khách quan nào cả.
    Đơn giản, họ rặt là phường giá áo túi cơm.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây