Thầy đang ở bậc nào?

Vũ Thế Dũng

13-3-2024

Khi mình viết bài và làm clip về anh Quang (TCQ). Có 2 câu hỏi:

1- Vì sao ổng nói từ lâu, giờ anh mới bình luận?

2- Anh có biết (thầy) anh Quang đã đóng góp thế nào cho Phật pháp? (Thầy) đã có hơn 3000 bài giảng rất hay và làm lợi lạc rất nhiều cho Phật tử. Vậy nên đánh giá thế nào?

Câu 1: Đơn giản, vì trước đây thỉnh thoảng cũng có nghe những phát biểu “trời ơi” của anh này, nhưng cũng tôn trọng vì nghĩ chắc lâu lâu lỡ lời. Nhưng giờ khi quá nhiều clip được chia sẻ về những lần “lỡ lời” và tìm hiểu thêm thì thấy, đây không phải là “lỡ lời”, đây là “xàm”, mà xàm này đến từ bản chất của một người thiếu kiến thức, thiếu khả năng tự phản biện, tự soi sáng, tự điều chỉnh, và thiếu khiêm tốn.

Thực ra không ai có đủ kiến thức, nên thiếu kiến thức không phải cái để chê trách. Cái đáng lo ngại là thiếu năng lực tự phản biện – nghĩa là không biết mình thiếu kiến thức và không biết cách học hỏi để cải thiện. Chính vì thế nên liên tục nói xàm.

Nói xàm thì đã sao? Ai chẳng có lúc nói xàm? Người bình thường thỉnh thoảng xàm thì không gây tác hại, nhưng người có vị trí, tự nhận là thầy của nhiều người, clip phát tán rộng rãi trên mạng xã hội và lại liên tục nói xàm, nói sai sự thật, bóp méo sự thật thì phải được cảnh tỉnh.

Câu 2: Nhưng mà bên cạnh cái xàm thì vẫn có cái hay mà? (Thầy) anh ấy có đến hơn 3000 bài giảng đóng góp cho Phật pháp. Vậy tỷ lệ xàm so với đóng góp thì rất bé?

Để trả lời câu hỏi này thì cần nhìn “Bảng xếp hạng các thầy”. Một cách chủ quan, mình tạm thời xếp các Thầy thành 6 bậc.

Bậc 1: Là bậc chỉ hiểu và giải thích được 1-2 lý thuyết cơ bản. Bậc này thấp nhưng cao hơn bậc 0 là bậc kể cả lý thuyết cơ bản cũng không hiểu.

Bậc 2: Có thể hiểu và giải thích nhiều lý thuyết hơn và ứng dụng được trong một số tình huống cụ thể.

Bậc 3: Thì có thể ứng dụng hiệu quả lý thuyết trong nhiều tình huống khác nhau và phản biện được lý thuyết mình đang sử dụng.

Bậc 4: Có thể phản biện các nhóm lý thuyết khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.

Bậc 5: Tích hợp được các lý thuyết, trường phái khác nhau để giải các vấn đề phức tạp.

Bậc 6: Sáng tạo lý thuyết mới, trường phái mới.

Theo chuẩn mực của thế giới, để làm Thầy thì phải ở bậc 5, 6. Đào tạo tiến sĩ là kỳ vọng đạt ở bậc 6. Tiếc là, rất nhiều “thầy” hiện nay dù có tiến sĩ cũng không đạt đến bậc 6. Chú ý, tiến sĩ không phải là điều kiện để đạt bậc 6 mà rất nhiều Thầy thực sự giỏi thì không có tiến sĩ vẫn ở bậc 6. Thầy Thích Nhất Hạnh, Thầy Viên Minh ở bậc này.

Các bậc còn lại 1-4 thì có thể trợ giảng cho các Thầy bậc 5, 6.

Vì sao các bậc thấp chưa thể làm Thầy? Vì họ vẫn còn vướng mắc trong một vài không gian nào đó, chưa đủ năng lực phản tư mạnh để bao quát các vấn đề từ sâu đến rộng.

Vậy Anh Quang ở bậc mấy? Có lẽ đang ở bậc 2. Vì sao? Vì nói lý thuyết thì nghe du dương nhưng cứ đi vào ứng dụng cụ thể (kiếp trước là A kiếp sau là B, nằm võng tổn phước…) thì vẫn bị vướng mắc, vẫn không hiệu quả. Đặc điểm của bậc này là tính thiển cận vì thường không tự phản biện được lý thuyết của mình và không cởi mở với các trường phái khác. Thế nên, đúng ra thì chỉ cho làm trợ giảng, sửa bài tập của học sinh với những bài tập cụ thể đã có đáp án sẵn.

Xây lâu đài trên cát

Quay lại câu hỏi 2, với 3000 bài giảng, một thầy ở bậc số 2 sẽ là đóng góp hay “phản” đóng góp? Nếu 3000 bài chỉ đơn thuần là trình bày lý thuyết cơ bản và một vài ứng dụng cơ bản được trình bày với sự khiêm tốn trí tuệ thì vẫn có thể là đóng góp cho chúng sinh sơ cơ. Nhưng cái đáng ngại là bậc 2 nhưng nghĩ mình bậc 6 nên muốn lạm bàn muôn sự của thế gian, muốn cố gắng “sáng tạo” khi chưa đạt năng lực này, thì kết quả có khi lại rất khủng khiếp.

Càng nghe anh Quang nói càng buồn cười, vì thoạt nhìn tưởng anh rất uyên bác, nhưng thực ra các kiến thức hầu hết là vay mượn, học lỏm, thiếu hệ thống, và thiếu phản biện. Thế nên, tưởng là một tòa lâu đài nguy nga vững chãi, mà thực ra lại mong manh như xây trên cát.

PS 1. Đây là quan sát cá nhân của mình sau khi bỏ thời gian nghe một cơ số bài giảng của anh này.

PS 2. Mô hình áp dụng cho Thầy ở cả các lĩnh vực khác.

PS3. Đây là mô hình về trí tuệ chưa bàn đến các yếu tố về tu dưỡng đạo đức.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Gs VL

    Nhận mình là kẻ chân tu
    Cớ sao ăn nói lại ngu vậy “thầy”.
    “Thầy” tu theo kiểu giả cầy
    Nói năng xằng bậy, tại “thầy” hay ai?

    Cầu mong Đức Phật Như Lai
    Dẹp đám đệ tử nói sai làm càn.
    Thời này dối trá tràn lan
    Đám “thầy” họ Thích đủ gan hại đời.

    Sư hổ mang có muôn nơi
    Ma tăng thời mới đất trời có hay.
    Buồn cho non nước thời nay
    Sinh ra một đám sư thày lừa dân.

    Nguồn Mạng

  2. Sư Quang nói “sàm” vẫn có nhiều người nghe.
    Minh họa rất sát dân trí ở VN.
    Mới biết: Cụ Phan Châu Trinh quả là sáng suốt.

  3. Anh Quang vay mượn một ít giáo lý của nhà Phật anh đi rao giảng những người sơ cơ và cả tin nghe theo anh rất đông
    Mà số này chiếm hết 80% tín đồ phật tử tử số đông này xem phật giáo như thần quyền có thể ban ơn giáng hoạ
    Họ chỉ đi chùa không tìm hiểu tư duy gì cả nói sao nghe vậy
    Họ đâu hiểu rằng Phật đã từng nói
    Ta không có quyền ban ơn hay giáng hoạ cho ai cả
    Vì người nghe anh Quang nói không có hiểu biết căn bản về đạo phật cho nên rất đông và anh Quang lầm ở chổ này người nghe cũng lầm từ đó anh Quang xào nấu một ít giáo lý nhà phật trà trộn vào cái ngã to tướng của anh để nói xàm nói bậy cho ý đồ riêng của anh
    Không có định huệ tu chứng tự thânnhư cái giếng không có nước mạch xài đi xài lại chỉ chừng đó thôi khi hết vay mượn lung tung để nói không sai không nói bậy mới lạ
    Điển hình như anh đề nghị UNESCO
    Công nhận sự giác ngộ của Đức Phật
    Anh là tu sĩ dỏm nên không biết rằng
    Kinh điển gi lại
    Đấng Pháp vương Vô Thượng
    Ba cõi chẳng ai bằng
    Thầy dạy khắp trời người
    UNESCO mới thành lập cách đây vài chục năm với một nhóm người tham sân si đầy mình lại đi công nhận sự giác ngộ của Đức Phật
    Thiệt là ngớ ngẩn hết sức
    Những người lâu nay nghe anh Quang giảng thử nghe thầy Pháp Hoà Thầy Minh Niệm sư Giác khang ( đã viên tịch)
    Sẽ mở mang trí tuệ gia đình hạnh phúc hết lo âu sợ hãi tâm hồn bay bỗng tự do
    Có đi chùa hay không đi chùa cũng chả sao khỏi nghe lời trù ẻo và hù doạ của anh Quang

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây