Gió Bấc
29-2-2024
Mấy ngày qua mạng xã hội sôi sùng sục vì hình ảnh biển hiệu trái tai gai mắt “Ga Tàu Thủy Bạch Đằng”. Người Việt xưa nay quá quen với từ “bến”, gắn với nơi ghe tàu neo đậu đón khách, tiếp nhận bốc dỡ hàng hóa như bến sông, bến tàu, bến cảng.
Sài Gòn có biết bao nhiêu cái Bến: Bến Nghé, Bến Hàm Tử, Bến Chương Dương, Bến Vượt (Củ Chi), nhưng quan trọng nhất là Bến Nhà Rồng… Miền Bắc cũng đâu thiếu Bến. Bến Thủy, di tích phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thành tên một phường của thành phố Vinh. Hà Nội vẫn xài Bến Chèm, Bến Phà đen, Hải Phòng vẫn gọi Bến Bính.
Riêng Bến Bạch Đằng ở Sài Gòn đã thành đia danh quen thuộc, cảnh quan đặc trưng. Hơn thế nữa, nơi đây có tượng đức Trần Hưng Đạo uy nghi, từng bị dời lư hương gây xáo động lòng người nên càng thêm nhạy cảm. Bến Bạch Đằng của Sài Gòn không phải là cái tên vô cảm mà nó mang hơi thở của lịch sử, tâm thức giữ nước của cha ông truyền lại. Biển hiệu Ga Tàu Thủy Bạch Đằng xa lạ lừng lửng phá nát không gian quen thuộc, cứ như cái gai đâm vô mắt vô tim, như thách thức lòng dân.
Nhà báo Tâm Chánh, nguyên Tổng Biên Tập báo Sài Gòn Tiếp Thị lừng lẫy một thời đã lên tiếng cảnh báo một dự cảm chính trị tinh tế “Các anh chị lãnh đạo Sài Gòn đừng giỡn, đề biển Bến tàu Bạch Đằng là Ga tàu thuỷ Bạch Đằng. Mất gốc đó đa!” (1).
Nhà thơ Đỗ Trung Quân hóm hỉnh viết status diễn dịch hệ quả trớ trêu của việc quy đổi từ Bến thành Ga trong âm nhạc “Thí sinh cho biết tên ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao – Phạm Duy mở đầu bằng “nhà tôi bên chiếc cầu soi nước …”
– GA XUÂN !
Hãy điền vào chỗ trống ca từ của “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!” (Y Vân)
“Dừng chân trên … khi chiều nắng chưa phai …”
– Dừng chân trên GA khi chiều nắng chưa phai … ” (2)
Thật vậy, với logic đó, đâu chỉ có bài Bến Xuân đổi thành Ga Xuân, đâu chỉ “dừng chân trên Bến” mà cuộc cách mạng ngôn từ này sẽ làm đảo lộn bao nhiêu danh tác khác như “khi xuân sang trên Ga cảng”, hay “Ga nước gió rét đò đưa khách sang sông”…
Từ chuyện đổi Bến thành Ga, nhà giáo, nhà báo Nguyễn Thông còn chỉ ra tình trạng sử dụng tiếng Việt tùy tiện trong lĩnh vực giao thông và đặt vấn đề: “Mọi thứ, nghĩa của các từ ga, bến, cảng, sân bay đều rất rõ ràng, rành mạch, chuẩn mực như thế, chả hiểu đứa chết mẹ nào (từ của ông hàng xóm nhà tôi) thay đổi, gọi thành “Cảng hàng không quốc tế Long Thành”, “Cảng hàng không Tân Sơn Nhất/ Nội Bài”, “Ga tàu thủy Bạch Đằng”, “Cảng xe khách miền Đông”. Từ ông chủ tịch nước, ông thủ tướng, ông bộ trưởng giao thông tới đám quan chức lau nhau dưới (tôi không quan tâm tới ai đứng đầu đảng bởi đảng chả là gì với tôi), cả báo chí nữa, đều hết sức bát nháo khi dùng những từ “ga, bến, cảng” mặc dù đó là tiếng mẹ đẻ của họ. Chính họ phá tiếng Việt chứ không phải ai khác.
Nếu vị nào đem những từ nói trên so với tiếng nước ngoài, rồi lấy lý do này nọ để bào chữa cho cái sai, chẳng hạn nói thời hội nhập thì phải thế, thì tôi xin nói ngay: Người Việt cứ phải dùng tiếng Việt cho đúng cái đã” (3).
Mắng hết cả bộ máy lãnh đạo của đất nước “chiều nay” chẳng oan tí nào nhưng thử tìm xem từ khi nào và ai là tác giả biến Bến thành Ga là việc đáng làm.
Tra khảo tên thóc mách Gu-gồ, hóa ra, từ Ga Tàu Thủy không chỉ mới xuất hiện năm 2024 mà đã có mặt trên đời ít nhất từ năm 2017. Ngày 23/11/2017, báo Lao Động có bài “Lung linh ga tàu thủy hiện đại ngay trung tâm Sài Gòn”. Trong đó, bài báo nêu rõ “Chỉ còn vài ngày nữa Ga tàu thủy Bạch Đằng chính thức đi vào hoạt động sau nhiều năm chờ đợi. Ga tàu thủy này nhằm phục cho tuyến buýt đường sông đầu tiên của TPHCM, dự kiến đưa vào hoạt động từ ngày 25.11” (4).
Liên tục từ ấy đến nay, từ này không chỉ được sử dụng trên báo chí mà còn được chính thức hóa trong các văn bản hành chính nhà nước với biến dạng khác là “bến thủy nội địa ga tàu cao tốc Bạch Đằng”.
Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (GTVT TP.HCM) vừa ra quyết định “bến thủy nội địa ga tàu cao tốc Bạch Đằng” được phép tiếp tục hoạt động từ ngày 14/4 – 30/12.
Bến tàu cao tốc này nằm ở cầu tàu số 2 – Công viên bến Bạch Đằng, Quận 1. Đây là loại bến hành khách, phương tiện cập bến đưa đón hành khách, khách du lịch; tiếp nhận phương tiện cho sức chở đến 151 người (5).
Trên trang web của công ty Sai Gon Waterbus người ta còn cho biết, không chỉ có Ga Tàu Thủy Bạch Đằng mà còn có Ga Tàu Thủy Bình An, Linh Đông, Thủ Thiêm, Hiệp Bình Chánh (6).
Với những thông tin toét loẹt có hệ thống suốt 7 năm qua từ ông Gồ thì từ quái lạ Ga Tàu Thủy không thể là lỗi của thằng đánh máy, đích thị là sản phẩm của lãnh đạo ngành giao thông. Thật ra trí tuệ các ông này cao lắm, chuyện khó như thu phí đường bộ đổi thành thu giá để qua mặt Quốc Hội, các ông còn làm được thì Ga Tàu Thủy chẳng là cái đinh rỉ gì.
Nhưng về học thuật thì sao? Các giáo sư, tiến sĩ, Viện Ngôn Ngữ, Viện Hàn Lâm Khoa Học đông như vịt Tàu đâu mà lại để các ngài kỹ sư chân vịt, máy tàu dùng cơ lê mỏ lết bẻ chữ tiếng Việt thành méo mó dị dạng như vậy?
Thử điểm qua ba bộ từ điển tiếng việt của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ (LVD) ở Miền Nam trước 1975, Từ điển Hoàng Phê bản in 2003 (HP) và Từ Điển Bách Khoa của Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam (VHL) với hai mục từ Bến và Ga ta sẽ thấy kết quả hải hùng.
Với mục từ Bến, LVD giải thích có ba nghĩa: Nơi tàu, thuyền xe đậu để đưa rước hành khách và chất hàng. Muốn cho gần bến gần thuyền. Gần cha gần mẹ nhân duyên cũng gần. (CD) // Chỗ nước sông ăn sâu vô một khoảng cạn để thuyền ghé hay để tắm ngựa// Tiếng dùng trong văn chương để ví với người chờ người đi xa hay đã phụ tình. Thuyền dời nào bến có dời. Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn – CD.
LVD còn dẫn thêm những từ ghép như bến xe, bến thuyền, bến mê…
HP giải nghĩa từ Bến: 1- Chỗ bờ sông thường có bậc lên xuống để lấy nước. 2- Nơi quy định cho tàu thuyền xe cộ dừng lại để hành khách lên xuống bốc dở hàng hóa. Bến đò ngang. Tàu cập bến. Bến ô tô.
HP cũng dẫn thêm nhiều từ ghép bến bờ, bến lội, bến nước, bến tàu…
VHL không có mục từ “Bến độc lập” mà chỉ có một số từ ghép như Bến Phà, Bến tàu, Bến Vượt và một số danh từ riêng như Bến Tre, Bến Thủ.
Với mục từ Ga: LVD giải thích có ba nghĩa 1- Hơi tống máy chạy. Đạp ga, nhả ga, bờt ga, thả ga (gaz) 2- Vải thưa được hấp khử trùng dùng băng bó (gaze) 3- Trạm xe lửa nơi hành khách lên xuống (gare)
HP có hai mục từ Ga: Ga là công trình kiến trúc làm nơi hành khách lên xuống hoặc bốc xếp dở hàng hóa ở những nơi quy định dành cho xe lửa, xe điện, máy bay đỗ trên đường bay đường đi. Ga xe lửa, hành khách vào ga sân bay. 2- Khoảng cách giữa hai xe lửa, xe điện kế tiếp nhau. Tàu đã đi được hai ga.
Mục từ Ga khác, HP giải thích về khí ga chất đốt và khí ga để uống.
VHL giải thích mục từ Ga rất bác học, chi tiết và quan trọng là đã mở rộng chức năng. Công trình kiến trúc nằm trong hệ thống giao thông (sắt, thủy, bộ, hàng không)….. Tùy theo phương tiện giao thông mà có ga đường sắt, ga hàng không.
So sánh ba từ điển trên, tuy có khác nhau về địa lý về thời gian chênh nhau gần nửa thế kỷ nhưng LVD và HP có điểm chung xác định Bến gắn với nước, Bến là nơi đón hành khách hàng hóa đường thủy và bộ. Ga là nơi đón khách của đường sắt. HP có thêm đường không. Hoàn toàn sát hợp với đời sống ngôn ngữ người Việt, thi ca, nghệ thuật người Việt.
VHL không xác định được mục từ Bến và mở rộng từ Ga thêm chức năng đón khách đường bộ và đường thủy mặc dù thực tế này chưa từng xảy ra ở Việt Nam. VHL cũng không đưa ra dẫn chứng nào. Đọc VHL người ta có cảm giác mục từ Ga được dịch từ sách vở nước ngoài thành tiếng Việt chứ không phải giải nghĩa từ tiếng Việt, của đời sống người Việt.
Hóa ra tác giả của cụm từ Ga Tàu Thủy phản cảm, tréo miệng, chói tai người Việt không chỉ là những quan chức chân vịt bánh xe mà còn có những viện sĩ của cái Viện lẫy lừng là lò ấp mỗi năm hàng ngàn tiến sĩ. Hơn ai hết, chính họ đã dùng hàng ngàn tỉ đồng ngân sách đầu tư nghiên cứu để tù mù hóa, rối rắm hóa sự trong sáng của tiếng Việt.
_________
Chú thích:
4. https://laodong.vn/xa-hoi/lung-linh-ga-tau-thuy-hien-dai-ngay-trung-tam-sai-gon-577693.ldo
6. https://mia.vn/cam-nang-du-lich/den-ga-tau-thuy-binh-an-ngam-nhin-song-sai-gon-em-a-12444
Toàn bài thiếu kể tên một danh từ đươc dùng phổ biến ở miền Bắc, ngay cà giới văn thi
sĩ và nhà báo cũng thường xử dụng. Đó là họ gọi tấm ra trãi giuờng (drap) là “ga” !
Dự báo thời tiết :” Miền Đông Mam bộ trưa và chiều nắng mạnh. Mức nhiệt 35 – 36 độ C.”
Ga tàu thuỷ
Bến máy bay
Cảng xe buýt
Trạm thu giá
Chiện “ai là tác giả” thì hiện giờ chúng ta hổng nên/cần/mún bít . Nói thẳng, với những Tạ Duy Anh, Phạm Xuân Nguyên, Huy Đức trong nước, Ngu Thế Vinh, Nguyễn Ngọc Giao, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Mạnh Hùng ngoài này, loại đó hoàn toàn hổng thiếu . Mãi về sau này người ta mới biết Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, thân phụ của đồng chí Tiến sĩ Trần Hữu Dũng, là người kiến nghị đặt tên Bác Hồ cho Saigon, và các bác vưỡn kính trọng họ như điên, có star where. Với bút nô của RFA, cống hiến cho cách mạng là 1 bằng chứng sáng chói về đạo đức, trí tuệ & mấy thứ lằng nhằng như vậy, đảng viên 55 tuổi Đảng, ai chống Cộng à la xì tai Hồ Cương Quyết đều phải kính mến thì hãy đợi đấy . Những thứ này chả là gì cả đâu
Chiện “mất gốc”, ui lo bò trắng răng . Dân “saigon” ngày xưa, triết gia Nguyễn Hữu Liêm kể trong cuộc tổng tiến công & nổi dậy Mậu Thân mà các trí thức nhà mềnh cố công đánh trống lảng kỳ vừa gòi, các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đi lạc vào những con hẻm xuyệc ngang xuyệc dọc đã được dân “saigon” chỉ đường lối để thoái khỏi sự truy nã của địch . Lâm Bình Duy Nhiên cũng kể về những Nguyễn Xuân Oánh thầy mình, đã vượt qua ý thức hệ để giúp nước cũng là giúp Đảng, để Đảng tồn tại tới giờ này . Hổng thiếu bài viết nói dân “saigon” bao dung, sởi lởi, hổng thiếu địa chỉ của “saigon” đã trở thành địa chỉ cách mạng, mỗi góc phố, mỗi con đường đều mang đậm dấu ấn người “saigon” theo lời Hồ Chủ Tịch đứng lên đấu tranh chống độc tài Mỹ-Ngụy . Để rùi bi giờ saigon được mang tên Bác Hồ theo kiến nghị của Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, thân phụ của đồng chí Tiến Sĩ Trần Hữu Dũng
Chiện tàn dư văn hóa đồi trụy phản động thì … Well … Thế này nhá, lãnh đạo Tp Hồ Chí Minh has been goin at it all the wrong way. Thành phố mang tên Bác hiện nay đã trở thành 1 thứ nhà xí công cộng mà tư tưởng Hồ Chí Minh là giấy chích đùi nằm lăn lóc . Vứn đề là hổng ai có 1 tư di đúng, kết hợp với 1 khả năng khả dĩ để có thể chiển đổi thành phố mang tên Bác thành 1 thành phố xứng đáng mang tên Bác & thật sự là của Bác . Hãy chiển đổi thành phố mang tên Bác thành 1 môi trường & không gian văn hóa tưởng nhớ Bác, có nghĩa bớt đi những địa chỉ mang ý “Up Yours!”, sở giao dịch chứng khoán, ví dụ vậy . Xây thêm những công trình văn hóa, thêm tượng Tướng Trần Canh, Thủ tướng Chu Ân Lai, đổi tên Tao Đàn thành Vũ Kỳ … ví dụ vậy
Chiện mấy bài hát lẻ tẻ đó, bộ Văn Hóa chỉ cần mở ra những cuộc thi sáng tác với những chuyên đề như “Thành phố mang tên Bác”, hay Tên những con Đường Chúng Ta Đi … Đồng thời cho biên tập & cập nhật lại những bài hát của Phạm Duy có mang những tên đường, Duy Tân thành Phạm Ngọc Thạch, Trưng Vương thành Nguyễn Thị Minh Khai, ví dụ vậy . Phạm Duy là 1 nghệ sĩ chống gậy, tắc kè, để tôn trọng PV, ta nên kỳ nhông hóa những tộ phẩm của ông . Những ga géo này nọ, rùi chúng cũng sẽ mai một với thời gian . Nhưng để chúng mai một, ta cần có những thứ có thể thay thế được . Vứn đề là phải kiên trì & cương quyết . Ai cũng mong mún Đảng trường tồn cùng đất nước & dân tộc, nhứt là những thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng . Hãy xem đó là nền tảng của phát triển
Chỉ nên nhớ thía lày, văn hóa cách mạng, đv mọi người cả trong lẫn ngoài nước, hiện giờ là đỉnh của đỉnh, là mục đích của hợp lưu, của hòa giải hòa hợp . Ý Đảng cần reflect lòng dân như vậy . Its not that difficult, có điều đi đường sai thì chả bao giờ tới đích . Nên lấy Đổi Đúng là phương châm hành động . Giàu Mạnh Văn Minh là những tính từ khá mơ hồ, hãy diễn giải chúng theo cách TA hiểu
Vài hàng ngô nghê góp nhặt . Cầu mong đất nước phát triển ĐÚNG, bớt đi những lề thói hủ tục phản động, vô văn hóa
Sau 1975 chúng nó đưa toàn súc vật vào Miền Nam cai trị, chúng bắt người dân Miền Nam phải ngu giống như chúng nó. Vì nếu không làm như vậy thì chúng không cai trị được. Có điều là chúng nó không thể thành công vì đầu chúng nó không có não mà là đất sét.