Tuấn Khanh
15-1-2024
Kỷ niệm 50 năm Hải chiến Hoàng Sa nên là một dịp để người Việt lại cùng nhau cất lên tiếng nói vì chủ quyền, như đã từng cất lên trong quá khứ chưa xa. Bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh gửi cho BBC News Tiếng Việt.
Cái tên Hoàng Sa được nhắc nhiều nhất có lẽ là vào năm 2014. Lúc đó, giàn khoan Hải Dương-981 được Bắc Kinh kéo tới, đặt trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cuộc thăm dò này được bảo vệ đến hơn 100 tàu đủ loại của Trung Quốc, biến tâm lý chống Trung Quốc ở cả Việt Nam bùng nổ, mọi người xuống đường, báo chí tố cáo, và những cuộc biểu tình trên đường phố Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… không nhiều công an, an ninh kiểm soát như thường ngày.
Sau những giờ phút sôi động ấy, điều nhìn thấy – lần duy nhất sau 1979 – là hình ảnh của một quốc gia như đang cùng chung một ý nguyện chống ngoại xâm, và hơn thế nữa, là muốn bứt ra khỏi vòng tay ghì siết của cái gọi là tình đồng chí của Bắc Kinh.
Liên tục trong hơn một tháng đặt giàn khoan, gây hấn, đâm đụng tàu Việt Nam, vu cáo ngược trên truyền thông, Trung Quốc trở thành câu chuyện phản ứng trải dài khắp nước. Từ bạo động ở Bình Dương lan sang nhiều tỉnh, tận Hà Tĩnh.
Thậm chí, ở Sài Gòn còn có tin một vụ tự thiêu của của bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, trước Dinh Độc Lập ở Sài Gòn vào ngày 23 Tháng Năm, mà theo hồ sơ của công an thì bà là một Phật tử thuần thành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, đã để lại 6 tấm biểu ngữ chống Trung Quốc.
Đến tháng 6 năm 2014, ông Hoàng Thu, 71 tuổi, cựu binh Việt Nam Cộng Hòa, cũng tự thiêu tại bang Florida, Mỹ, để lại mảnh giấy ghi “Hai Yang 981 phải rời khỏi Việt Nam hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử”.
Nhiều người bình luận, rằng chuỗi phản ứng chống Trung Quốc trên cả nước lúc đó, là một kế hoạch của những người lãnh đạo Việt Nam cho nên mới có sự bùng phát lịch sử như vậy.
Có người còn nói, đó là cách giới thiệu lòng dân với những người trong hệ thống chính trị đang có khuynh hướng thân Trung Quốc. Điều đó có thể là sự thật vì cuộc biểu tình chỉ được thả lỏng từ ngày 11 cho đến ngày 18 tháng 5. Sau đó, những vụ trấn áp đã xuất hiện, nhiều người bị bắt, nhiều cuộc khởi động biểu tình cũng bị dập tắt.
Nhưng dù là thế nào đi nữa, những ngày ngắn ngủi đó thật cần thiết để hàng triệu người Việt Nam vô danh trên đất nước nhìn thấy nhau, nhìn thấy một nguyên khí quốc gia hừng hực chỉ lắng xuống, đợi thời điểm bùng lên trong một bối cảnh mà tình hữu nghị đỏ rực giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung, chưa bao giờ hoàn toàn là ý đảng hợp lòng dân.
Những người từng tham gia biểu tình vẫn tiếc rằng những thời điểm sôi động đó bị chấm dứt quá sớm. Nhưng trên thực tế, bàn cờ Việt Nam-Trung Quốc đã vô cùng căng thẳng vào lúc đó.
Tin tức những cuộc bạo động tấn công vào các công ty xí nghiệp của người Trung Quốc đã khiến xuất hiện thành phần cực hữu của Trung Quốc lên giọng đòi một cuộc chiến tranh. Và sau các sự kiện như ở Bình Dương, Vũng Áng, nếu không kiềm chế được mọi thứ, sẽ là dấu hiệu của một cuộc loạn lạc lớn.
Cả Trung Quốc và Việt Nam cũng đều kiểm duyệt những tin tức nóng và gây sốc về tình hình chung. Còn tình hình trên biển thì tàu của Trung Quốc và Việt Nam cũng đã liên tục đâm nhau đến vài trăm lần.
Nhắc lại sự kiện này, để nhớ, một khi ngoại xâm đến cửa, không chỉ người Việt mà hệ thống chính trị nào cũng có một thái độ dứt khoát về Tổ quốc, Dân tộc. Sau vụ giàn khoan Hải Dương-981, tháng 5 năm 2014, mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc lạnh đi thấy rõ trong nhiều năm, thậm chí là đối xử với nhau nhiều thứ rất gay gắt.
Điều đặc biệt của cuộc biểu tình năm 2014 và câu chuyện Hoàng Sa là người ta nhìn thấy một nước Việt Nam tất cả đều đứng về một phía: Một tấm lòng, một ý nghĩa về Tổ quốc và Dân tộc.
Hình ảnh Việt Nam lúc đó còn cho thấy rằng có thể sức mạnh của Việt Nam chưa đủ để đối đầu với Trung Quốc, nhưng nhân dân luôn đứng sau lưng những người cầm quyền, khi họ chọn một thế đứng với lẽ phải, với đất nước và không bao giờ chịu khuất phục. Lịch sử Việt ngàn năm thời Lê – Lý – Trần như tái hiện trong khoảnh khắc.
Không chịu khuất phục: Đó cũng là hình ảnh của cuộc Hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vẫn chủ động trong một cuộc chiến tranh không cân sức, thà chết chứ không đầu hàng, không buông tay cho kẻ thù lấn chiếm đất đai của tổ tiên. Và có như vậy thì Hoàng Sa mới trở thành một câu chuyện lịch sử về kẻ cướp và người chống kẻ cướp.
Tất cả những dữ kiện lịch sử đó được ghi lại bằng máu và mãi mãi không bao giờ phai mờ, bất chấp Trung Cộng đã đổ không biết bao nhiêu tiền của để mồm loa mép giải nói đó là đảo của họ.
Có người nhắc rằng kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Hoàng Sa, nếu Việt Nam không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì chúng ta sẽ mất mãi mãi. Vấn đề pháp lý cũng quan trọng, nhưng ý nguyện của một quốc gia thống nhất mới là quan trọng hơn cả. Tây Tạng không đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng thế giới vẫn nói đó là một cuộc đánh chiếm.
Ngay cả lúc này khi tìm dữ liệu trên các trang mạng, tin tức vẫn còn nói rõ rằng Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ chính thể Việt Nam Cộng Hòa – mà Việt Nam Cộng Hòa là một bộ phận của Việt Nam có khác biệt chính trị, chứ không phải là một quân thù nào như những ngôn ngữ tuyên truyền vẫn còn nói đến tận bây giờ.
50 năm của Hoàng Sa là lúc để nhìn lại điều đau xót, là một phần đất nước đã rơi vào tay kẻ cướp. Có chiến thắng pháp lý cũng chưa chắc chúng ta đã có lại được đất đai xưa, và ngay cả có chiến tranh cũng chưa chắc đó là một cuộc chiến dứt khoát để giành lại hoàn toàn.
Vậy thì điều cuối cùng mà người Việt có thể tìm thấy – như là một vận hội, một cơ may – là cả dân tộc và những người cầm quyền đều cùng đứng về một phía, đoàn kết, buông bỏ những ngôn từ gươm giáo chống lại anh em của mình. Đất nước thực sự thống nhất để nhìn về một tương lai độc lập mà không hề chung vận mệnh với kẻ cướp.
Năm 2014 nhắc vào lúc cao trào của tình dân tộc, tất cả mọi tôn giáo đều lên tiếng, bất luận đó có bị coi là hoạt động tín ngưỡng bất hợp pháp đi nữa. Không chỉ trong nước, mà cả hải ngoại, hơn 3 triệu người Việt sống xa quê hương cũng sôi sục vì vận mệnh Tổ quốc, trong đó có không ít những tổ chức chính trị bất đồng với nhà nước.
Nhiều cuộc biểu tình phản đối trước các đại sứ quán của Trung Quốc tại nhiều nước đã diễn ra, người ta nhìn thấy cờ đỏ sao vàng đứng cùng cờ vàng ba sọc đỏ: Trong nguy nan, người Việt chỉ nhìn thấy nhau bằng quê hương.
Trên facebook, đều đặn mỗi năm, tôi nhìn thấy một người quen ở Hà Nội vẫn để dòng trạng thái là “Năm sau đến Hoàng Sa”. Lời nhắc thầm lặng chỉ vài chục năm nay, nhưng mang sức nặng của cả dân tộc Do Thái ngàn năm khi mơ được trở lại cố hương.
“Sang năm đến Hoàng Sa” là một lời hẹn lòng, là một lời cam kết thầm lặng của những người Việt yêu nước. Đó còn là một kim chỉ nam bằng máu, có giá của biết bao nhiêu người yêu nước đang phải chịu tù đày vì chống Trung Quốc, rằng nếu cùng chung một lời cam kết với nhân dân thì sẽ có tất cả, hoặc mất tất cả.
NHÀ THƠ NHÂN DÂN, TBT.
Sắp đến Ngày Thống Nhất,
Dâng thêm một bó hoa,
Thắp thêm nén hương nữa
Nhớ người lính Cộng Hòa.
Họ cũng con dân Việt,
Cùng máu mủ, đồng bào,
Như người lính Miền Bắc,
Đã ngã xuống năm nào.
Không hận thù, giai cấp,
Người Việt vốn hiền lành,
Thế mà nhiều người chết
Vì hận thù, chiến tranh.
Mong các anh siêu thoát,
Những người lính Cộng Hòa.
Không ai chết vô ích.
Chúng ta, con một nhà.
PS
Xin cúi đầu đứng lặng,
Thêm một phút lặng im
Nhớ các nhà dân chủ
Đón Tết trong xà lim.
Những người con ưu tú,
Xã thân vì nước nhà,
Họ đang bị tù tôi.
Tù tội thay cho ta.
Nguồn Mạng
NHÀ THƠ NHÂN DÂN, TBT.
Ai đó đã phản bội,
Bắt các chiến sĩ ta
Không được phép bắn trả
Khi giặc chiếm Gạc Ma.
Và giặc đã giết họ
Bằng súng ba bảy ly.
Thằng nào ra lệnh ấy
Cần phải bị tru di.
Những người may sống sót
Bị bắt đưa về Tàu.
Không được ai giải cứu.
Mãi hơn nửa tháng sau
Ai đó mới dè dặt
Gửi một bức công hàm
Đề nghị “bạn” Trung Quốc
Thả “thủy thủ” Việt Nam.
Cứ như thể Trung Quốc
Không hề làm điều gì.
Không cướp đảo, bắn giết
Bằng súng ba bảy ly.
Tận cùng của nhục nhã.
Tận cùng của đớn hèn.
Đó là sự xúc phạm
Đất nước và tổ tiên.
Xúc phạm cả ta nữa,
Những người dân bình thường.
Những người sẵn sàng chết
Để bảo vệ quê hương.
PS
Không thể không xấu hổ
Vì lãnh đạo của ta.
Sự thật là thế đấy.
Sự thật về Gạc Ma.
NGUỒN MẠNG
Có thể xem giải phóng Hoàng Sa 1974 là 1 điểm để đoàn kết dân tộc được không, tớ nghĩ là được . Giải phóng Hoàng Sa, như đã nói, là 1 trận đánh đẹp, có sự ăn ý nhịp nhàng giữa quân TA & quân MÌNH . Nếu có thể xem đây là 1 điểm để đoàn kết dân tộc, thì những tinh thần được thể hiện trong trận đánh đó cần được phát huy cho hiện tại & tương lai
“một phần đất nước đã rơi vào tay kẻ cướp”
Cực đoan quá . Miền Nam đã được giải phóng & trí thức hải ngoại đang mún hợp lưu . Ai nghĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là “kẻ cướp” … well … Either way, cũng cực đoan quá cỡ thợ mộc lun .
Chuyện kể bên lề về hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa
https://baotiengdan.com/2024/01/16/chuyen-ke-ben-le-ve-hai-chien-hoang-sa-va-truong-sa
Lê Quang Ngọ và Lê Quí Trọng
16-1-2024
TRÍCH
Nhân dịp 50 năm sự kiện Hoàng Sa, chúng tôi xin được kể bổ sung đôi chuyện bên lề, cũng là để tất cả những người Việt Nam chúng ta, dù ở chân trời góc biển nào trên trái đất này, biết thêm những góc khuất của lịch sử đất nước và cũng thấu hiểu thêm giá trị của câu nói: “Mình phải như thế nào thì người ta mới … thế chứ”, bởi nó hoàn toàn đúng khi được vận dụng để giải thích mọi sự việc trên đất nước này.
https://baotiengdan.com/2024/01/16/chuyen-ke-ben-le-ve-hai-chien-hoang-sa-va-truong-sa
Lê Quang Ngọ và Lê Quí Trọng
HẾT TRÍCH
Cách lập luận có nếp suy nghĩ tôi tớ BÁN NƯỚC của bọn đại vịt gian phạm văn đồng gần chết HẮN còn làm cố vấn gần mù mắt.. thị lực chẳng còn dẫn đoàn triều cống qua Thành Đô để nhận lãnh từ CÓC VƯƠNG giang m..ai tạch dân tặng 4 DỐT và 16 chữ DZ..ÀNG DẺO …. hơn 37 năm làm tể tướng thật ra là con bù nhìn cho HỒ và HÙ lại là con bú dù bù nhìn cho MAO XẾNH XÁNG thế là xong …
Cách lập luận có nếp suy nghĩ tôi tớ BÁN NƯỚC của bọn đại vịt gian lê đức thọ, hoàng tùng, …cũng vào vết xe đổ của thằng đại vịt gian hạ bút ký công hàm HOÀNG SA năm 1958 do lệnh ngầm từ thằng HỒ và HÙ lại là con bú dù bù nhìn cho MAO XẾNH XÁNG thế là xong …
Biển Đông Vĩnh cửu Bạt ngàn Xanh !!!
*********************
Mới đó vừa đúng 50 NĂM …. Tiếng vang dội Tử chiến Hoàng Sa từ Hải phố Đà Nẵng Mùa Xuân năm ấy 1974 khi TT Thiệu ra tận Đà Nẵng thị sát Mặt Trần Hoàng Sa ….
Mầu Bạt ngàn Xanh Vĩnh cửu
Biển Đông trở lại âm vọng
Vang tiếng kêu cánh Hải Âu
Với Dạ khúc âm Thủy triều
Đang đánh thức Bình minh
Trái tim như một người bạn
Biển Đông bạt ngàn chào đón
Hồn Anh như bản Tình ca
Từ Tâm bay về Quê Mẹ
Biển Đông Vĩnh cửu Bạt ngàn
Ôi Biển Đông Tự do ơi !
Vách đá trung thành bất khuất
Như bao Tử sĩ Hoàng Sa
Đúng Nửa Thế kỷ trôi qua
Lượng tử Bất tử Sát na
Tủi buồn Liệt sĩ Gạc Ma
Vòng tròn Hữu tử xót xa !
Biển Đông đưa qua Bến bờ
Tự do Ngày ấy Giấc mơ
Một nơi rất xa không ngờ
Cánh buồm Trắng thuyền nan sơ
Đạp Sóng thần vượt bão bể
Ôi Biển Đông Tự do ơi !
Ôi Biển, Biển xanh trùng khơi !
Ôi Biển Đông Tự do ơi !
Vách đá trung thành bất khuất
Như bao Tử sĩ Hoàng Sa
Đúng Nửa Thế kỷ trôi qua
Lượng tử Bất tử Sát na
Tủi buồn Liệt sĩ Gạc Ma
Vòng tròn Hữu tử xót xa !
Ôi Biển, Biển xanh trùng khơi !
Ôi Biển Đông Tự do ơi !
Vách đá trung thành bất khuất
Như bao Tử sĩ Hoàng Sa
Đúng Nửa Thế kỷ trôi qua
Bất tử Lượng tử Sát na !…
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
02/09/1980 Tân Gia Ba Singapore – 15/01/2024 Paris
Chiện “Năm sau đến Hoàng Sa”, thì nếu đất nước thống nhứt, 2 đảng cùng theo Mác-Lê cạnh tranh nhau bầu ra lãnh đạo xứng đáng như điều mong mún của Tiến Sĩ Mạc Văn Trang thì mong mún “Năm sau đến Trường Sa” trở thành cầu được ước thấy thui . Mọi người nên nghe lời Giáo Sư Nguyễn Đình Cống, Phúc mẹ nó độc lập để thống nhứt đất nước là được ngay instant gratification thui í muh. Độc lập, theo GS Nguyễn Đình Cống, is WAY OVERRATED. Dẹp mịa nó đi . Mọi “độc lập” chỉ là tương đối thui, lời của Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng
Cuộc giải phóng Hoàng Sa khỏi tay quân Ngụy là 1 trận đánh đẹp, có thể ghi thành sách được . Đó là 1 sự hợp đồng tác chiến rất ăn ý giữa bộ đội Cụ Hồ, aka Quân Đội Nhân Dân Việt Nam -vs cái thứ quân đội phi Việt Nam của Ngụy- & bộ đội Cụ Mao . Anh bộ đội Cụ Hồ Mai Thanh Hải là 1 nhân chứng về cuộc hợp đồng tác chiến này . Và đúng như phái đoàn Việt Nam đã nhấn mạnh ở Camp David, đây là Trung Quốc giải phóng đất nước cho TA, những người đã & đang hy sinh chiến đấu để giải phóng miền Nam, đánh đổ độc tài, giành lại dân chủ . Phúc Độc Lập .
“Việt Nam Cộng Hòa là một bộ phận của Việt Nam có khác biệt chính trị, chứ không phải là một quân thù nào như những ngôn ngữ tuyên truyền vẫn còn nói đến tận bây giờ”
Hèn chi, chống dịch như chống giặc thành chống dịch như CCC. Học được tư di bá đạo của phái Xuyên Quyền Thế nên đ còn phân biệt được Địch vs Ta . Thía lày thì bảo vệ Tổ quốc thế quái nào được cơ chứ
Trung Quốc là một bộ phận của Việt Nam không có khác biệt chính trị, chứ không phải là một quân thù nào như những ngôn ngữ tuyên truyền vẫn còn nói đến tận bây giờ . Bò đỏ với bò hường hổng khác nhao lém đâu
“Đất nước (phải) thực sự thống nhất để nhìn về một tương lai độc lập mà không hề chung vận mệnh với kẻ cướp”
Rất đúng . Sông Hồng hổng có thỉa nối vòng tay lớn với sông 4 eyes but no see. Mỹ aint yo cup of tea, spit that xít out
“Anh hùng tử, chí hùng nào tử”
Thui đi bác ạ . Bi giờ Tưởng Năng Tiến gọi đại tá công an nằm vùng hoạt động tại hải ngoại là nhà báo tận tụy, rùi người Việt hải ngoại kính trọng cả thằng Tây giương cờ Việt Cộng giữa Saigon, kính trọng cả Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, cả Lý Chánh Trung, người viết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa Saigon hoa lệ . Trí thức hải ngoại cổ động hợp lưu … Tụi nó hổng đâm sau lưng chiến sĩ nữa, mà đâm lút cán ngay giữa ngực lun . Nói ra mà thấy bùn thúi rụt lun
“cũng đã liên tục đâm nhau đến vài trăm lần”
Kim thịt chích thịt đến vài trăm lần thì có . Tuấn Khanh đã chính thức trở thành trí thức Việt, 1 trong những đặc điểm để nhận biết là cách nói thậm khống
“bị chấm dứt quá sớm”
Tốt . Có nghĩa dân TA, trong thâm tâm, vẫn rất nghe lời Đảng . Anh hùng tử, there gone them heroes. Good riddance. Bi giờ chỉ còn eng hèng thui
“Không chịu khuất phục: Đó cũng là hình ảnh của cuộc Hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vẫn chủ động trong một cuộc chiến tranh không cân sức, thà chết chứ không đầu hàng, không buông tay cho kẻ thù lấn chiếm đất đai của tổ tiên”
Lên mạng đọc Tưởng Năng Tiến mến mộ văn tài của Nguyên Ngọc, babui bức xúc chiện “giải cứu”, RFA lo lắng cho ngân sách của Đảng … That xit is no mo, thậm chí còn đòi hợp lưu nữa .
“Tất cả những dữ kiện lịch sử đó được ghi lại bằng máu và mãi mãi không bao giờ phai mờ”
Chỉ mong thía lày . Phật dạy oán thù nên giải, nhà trí thức Nguyễn Trung cũng khuyên nên khép lợi quá khứ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói mối hiềm khích với Trung Quốc là những di sản của phong kiến . Dân TA đã theo Bác, theo Đảng đánh đuổi phong kiến, phát xít, Đế quốc thì nên bỏ những thứ xítty đó đi
“Lịch sử Việt ngàn năm thời Lê – Lý – Trần như tái hiện trong khoảnh khắc”
Rùi vụt tắt . Cha ông các bác hổng phải là thứ này, dẹp đi
“là cả dân tộc và những người cầm quyền đều cùng đứng về một phía, đoàn kết, buông bỏ những ngôn từ gươm giáo chống lại anh em của mình”
Rất đúng . Dẹp những từ ngữ sặc mùi VinaZi đi, để ủng hộ nhà cách mạng Tập Cận Bình . Những người quá đam mê 2 chữ thống nhứt, hãy đứng lên làm cây cầu Hiền Lương để biển xanh sông gấm nối liền 1 vòng tử sinh . Mỹ aint yo cup of tea, spit that xít out.
Như đã nói, Giải phóng Hoàng Sa là 1 trận đánh đẹp, hợp đồng tác chiến giữa bộ đội Cụ Hồ ta đó chính là bộ đội Cụ Mao, và Hoàng Sa là 1 biểu tượng cụ thỉa & sáng ngời . Nên xem đó là 1 tiền đề dẫn tới tiền đồ tương lai của dân tộc, là cục gạch đầu tiên, như cục gạch mà những người như GS Hoàng Tụy đặt cho giáo dục . Dân tộc TA cần những điều như vậy để tiến tới hòa giải (đã xong) & hòa hợp với những người đồng chính kiến . Cần lắm người Việt cả trong lẫn ngoài nước trở thành Một tấm lòng, một ý nghĩa về Tổ quốc và Dân tộc (tớ thim) XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Hoàng Sa, Hoàng Sa
50 năm giặc chiếm
Bảy mươi tư liệt sỹ vì nước hy sinh
Bảy mươi tư linh hồn vẫn hờn trên ngọn sóng
Lũ cẩu trệ bán nước vẫn ngân nga
” Mối tình hữu nghị Việt Hoa
Vừa là đồng chí vừa là anh em”
Và chúng xun xoe thệ nguyền với giặc :
“Cùng chung vận mệnh”
Cùng chung vận mệnh :
Lũ bán nước và giặc Tàu.
Thế đấy.