Ai nên thấy xấu hổ khi đứng trước những phát biểu nghiệt ngã như thế này?

Thái Hạo

14-1-2024

Tôi muốn nhìn câu nói này về phía góc độ xã hội, hơn là nhận thức hay thái độ của một cá nhân (cậu MC). Khi người ta sống quá lâu trong một xã hội mà ở đó những điều kiện an sinh cơ bản hầu như không được thực hiện bao nhiêu thì việc sinh con (và các điều kiện sống khác của cá nhân) tất yếu phải trở thành một thách thức, thậm chí là một vấn đề đạo đức.

Một đứa trẻ ở các nước văn minh được sinh ra, dù bất kể cha mẹ nó giàu hay nghèo, nó vẫn luôn sẽ được đảm bảo các quyền lợi để học hành và lớn lên trong sự an toàn nhiều mặt, thậm chí không ít quốc gia còn thưởng cha mẹ chúng những khoản tiền lớn vì đã đóng góp cho xã hội một công dân tương lai. Còn đây, ta không hiếm gặp những trẻ em thất học, những đứa trẻ ăn cơm với ve sầu hơ lửa…

Không những thế, phổ cập phổ thông nhưng vẫn phải đóng học phí và còn cõng thêm bao nhiêu những khoản học thêm và đóng góp trên trời dưới đất. Chưa hết, nếu gia đình khó khăn, cha mẹ lo kiếm miếng ăn cho cả nhà còn chưa xong, con cái lại phải sống trong một môi trường quá nhiều độc hại về văn hóa, thì thời gian và điều kiện nào để đảm bảo cho những đứa con được lớn lên trong sự lành mạnh mà phát triển và hoàn thiện nhân cách?

Vì thế, suy nghĩ như cậu MC, một mặt nào đó phản ánh sự bế tắc của người phát ngôn và những ai ở vào hoàn cảnh của câu nói. Sự bế tắc ấy được sinh ra từ sự thiếu hụt hiểu biết trong kiến thức về trách nhiệm của nhà nước cũng như quyền lợi công dân; và nhất là sự đối diện với một tình trạng đầy bất trắc do thiếu vắng những đảm bảo an sinh, như đã nói.

Trên thực tế (chúng ta không nên lờ đi) ngày nay, không ít người trẻ có hiểu biết đã đắn đo về việc sinh con, và không phải đã không có những người đã phải đau đớn mà lựa chọn điều đó. Lý do không hẳn chỉ là mỗi sự nghèo đói, mà rộng hơn thế nhiều. Nhiều người có điều kiện đã lựa chọn con đường tị nạn giáo dục cho con cái, thậm chí những người không giàu có gì cũng đã và đang cố tìm mọi cách để cho con được ra nước ngoài học tập và sinh sống.

Môi trường xã hội và chất lượng giáo dục, môi trường tự nhiên và chất lượng thực phẩm, sự tự do, nền tảng công bằng…, tất cả những thứ đang “có vấn đề” đó buộc những người làm cha làm mẹ hay đang định làm cha làm mẹ phải cân não. Và không thể trách được nếu họ muốn tìm cho con một chỗ tốt nhất có thể, để tránh đi những ảnh hưởng tiêu cực và độc hại kia. Rõ ràng, nghèo thì khó mà thực hiện được.

Một câu nói dễ khiến nhiều người tự ái hay nổi giận, dù điều đó không hẳn không chính đáng, nhưng nó đồng thời buộc mỗi người phải đối diện với thực tế, và hơn hết nó phản chiếu tình trạng xạ hội – một tình trạng đã được khúc xạ vào trong não bộ để trở thành một nhận thức đầy bi kịch, éo le và thảm thương. Và chính ở đây nó mang sức mạnh tố cáo, dù có thể chủ thể phát ngôn không ý thức được điều đó.

Ai nên thấy xấu hổ khi đứng trước những phát biểu nghiệt ngã như thế này?

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Bài này bắt đầu bằng chữ NẾU.
    NẾU đứa con sinh ra chỉ để kế thừa nỗi vất vả… thì nó chưa nên ra đời để làm công dân một chế độ chỉ dành cho đứa trẻ “kế thừa nỗi vất vả”.
    Cha mẹ nó (và mọi bậc cha mẹ khác) cần tìm cách xóa bỏ cái chế độ mà đứa trẻ sinh ra không có cách nào khác để “kế thừa nỗi vất vả”…

    • Cực đoan quá . Chiện gì cũng phải ôn hòa & có học bác ạ . Vả lại chế độ này rất phù hợp với dân trí hiện nay của đa số -nói cho rõ- dân tộc tụi bay, lộn, các bác . Ngụy thì chắc chắn không rùi, cả dân hải ngoại ngoài này cũng hổng mún nữa, thì đây chính là chế độ tốt nhứt mà người dân như tụi bay, lộn, các bác có thể tạo thành . Mỹ aint yo cup of tea, spit that xít out.

      Cứ từ từ rùi khoai cũng nhừ thui . Thế hệ này (chắc chắn) hổng làm được (CCC) gì thì để cho thế hệ sau nó lãnh (đủ) các bác ạ . Cũng là con cháu các bác cả thui, đâu có ai xa lạ đâu . Những ai hổng ưa các bác lém thì đã, đang & sẽ ba chân bốn cẳng chuồn thui, like ai đó wen wen

  2. Với điều kiện có người biết xấu hổ . Nếu chả ai, cả người lên án lẫn người được/bị lên án, biết xấu hổ thì … uh, Phúc it

    “Tất cả những thực trạng ấy là thiên đường ư ?”

    Đang đi trên con đường lên thiên đường thì quẹo cua, rùi nhấn lút ga từ bữa tới giờ . Chưa trở thành địa ngục covid là nhờ hồng phúc Bác Hồ để lại

    “các nước văn minh”

    never seen any xít like that. Thái Hạo cần nói rõ ra “các nước văn minh” là nước nào . Nhật là do tỷ lệ sinh quá thấp, người trẻ Nhật có xu hướng không muốn lập gia đình, có gia đình lại không muốn sinh con, nên chánh phủ mới “thưởng” thêm tiền khuyến khích sinh con . Nhưng như Krishna Tran cũng đã chỉ ra, hoa hồng nào cũng có gai, Nhựt lùn cũng nhiều chiện lém chớ chả phải chơi .

    Chiện hổng nên sinh con vì nghèo cũng là 1 tư di khá thông dụng của dân Mỹ . Giới cầm chuông được rất nhiều trí thức nước nhà ủng hộ rất khinh khi những gia đình đông con ăn bám vào trợ cấp . Gia đình da màu nữa thì thôi lun . Họ cũng nói thẳng ra miệng như người mà Thái Hạo lên án . Mỹ có phải là 1 trong những nước “văn minh” hông, chỉ mong Thái Hạo đừng vơ đũa cả nắm . Vì đôi khi cũng có mình nằm ở trỏng

    “không thể trách được nếu họ muốn tìm cho con một chỗ tốt nhất có thể, để tránh đi những ảnh hưởng tiêu cực và độc hại kia”

    Cũng tùy theo quan điểm của mỗi người về cái gì có thể được xem là độc hại . One man’s steak is a vegetarian’s poison, trí thức đáng kính trọng của người này thì người khác cũng phải kính trọng, không thì mẹ là đĩ bị Mỹ hiếp, hoặc đích thị là me Mỹ

    See, nếu xem đó là khách wan & trung thực thì Việt Nam chả có vấn đề gì hết

  3. Tất cả những thực trạng ấy là thiên đường ư ?
    Hàng triệu người đã phơi xương đổ máu để giành lấy độc lập tự do, giành lấy cái quyền không dám đẻ con, khống còn dám nghĩ tới một tương lai tươi sáng hơn, hủy hoại cả một thế hệ, triệt tiêu quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc của họ, là công lao trời biển của ai ?
    Cái câu nói đầy “nhân văn, nhân ái” kia nó từ đâu ra vậy ?
    Còn cần phải dựng bao tượng đài để ghi nhớ cái công ơn ấy ?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây