“Lý thuyết suông” trong giáo dục Việt Nam

Thái Hạo

18-12-2023

Một lần nói chuyện với một thầy giáo dạy toán Mỹ (dạy bằng tiếng Anh), tôi than phiền về tình trạng sa đà vào “lý thuyết suông” trong giáo dục Việt Nam: Học sinh nhớ bài, thuộc bài, làm được bài, 10 điểm luôn, nhưng không hiểu bản chất, không vận dụng được, thậm chí không biết học những cái đó để làm gì… Anh liền minh họa cho tôi bằng một ví dụ trong toán học.

Ai cũng biết phép cộng, trừ phân số thì phải quy đồng mẫu số (nếu mẫu khác nhau). Học rồi thì học sinh nào cũng biết quy đồng, làm tính vèo vèo, nhưng hỏi các em và hỏi tất cả thầy cô giáo của chúng xem họ có hiểu cái “quy đồng mẫu số” là gì không, trong thực tiễn nó là như thế nào…, thì hầu như không ai trả lời được.

Nhớ lại, tôi học toán cũng không tệ, những phép tính cơ bản như đối với phân số chỉ là chuyện nhỏ, nhưng quả thật suốt đời đi học chưa thấy ai giải thích cho mình hay lấy một ví dụ minh họa trong thực tế để mình hiểu vì sao phải quy đồng và quy đồng có nghĩa là gì.

Ví dụ 2/3 + 1/2 chính là hai quả cam được chia lần lượt thành 3 phần và 2 phần (mẫu số), giờ mang 2 phần của quả thứ nhất, cộng với 1 phần của quả số hai thì không cộng được (vì chúng to – nhỏ khác nhau mà!). Cách giải quyết là phải chia lại sao cho cả hai quả cam này có số phần bằng nhau, và thế là phải chia chúng thành 6 phần như nhau. Khi đó, hai phân số trên sẽ tương đương với 4/6 và 3/6. Bây giờ mới mang cộng chúng lại được.

Vấn đề đơn giải và gần gũi như vậy đó, nhưng trong cả một nền giáo dục, dường như không ai giải thích cho học sinh hiểu cả. Chúng chỉ biết cắm đầu làm toán như những cái máy được lập trình sẵn. Thay vì dạy cho học sinh hiểu cái kiến thức mà chúng đang phải học, người ta chỉ lo bày cho chúng cách làm bài để làm sao ra được đáp án đúng và có được điểm to.

Trên đây là tình trạng của chung của tất cả các môn học: Học mà không hiểu và không biết để làm gì. Cứ học, miễn sao làm được bài và có điểm cao. Hết.

Lịch sử là một lịch sử chết, học đủ thứ như ngồi trước những tử thi bất động, chỉ để ghi nhớ và đi thi là chép lại, tuyệt nhiên không làm nó sống lại trong nhu cầu nhận thức của người học đối với cái hiện tại – vốn là điều hệ trọng nhất và cũng là lý do cho sự tồn tại của môn học. Học sinh, vì thế, trở thành những cái “USB lịch sử” di động.

Môn ngữ văn thì quanh năm suốt tháng đi phân tích bài thơ này, mổ xẻ hết nhân vật nọ đến hình tượng kia mà tuyệt nhiên không đặt một câu hỏi rằng, mình làm tất cả những việc ấy để làm gì!

Với lối học như vậy, người ta không sinh ra chán ghét làm sao được? Bởi, nó có ích gì cho cuộc sống của mỗi người, có ích gì cho việc tạo ra sản phẩm xã hội, nó mang lại giá trị nào cho sự tiến bộ?

Học ròng rã suốt 12 năm trời quý giá của đời người mà không viết nổi một văn bản, đấy rõ ràng là một sự lãng phí ghê gớm, nếu không nói là phi lý và ngớ ngẩn. Chung quy, cũng là do lối dạy vẹt, học vẹt, nhồi nhét kiến thức cho đầy bụng, để rồi sinh ra đủ thứ bệnh tật nan y trong người.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Học chăm chỉ mà vẫn không ra sản phẩm, cái lỗi này thuộc tầng vĩ mô, mang tính hệ thống, hậu quả khôn lường… vì cái sai lầm đó đã ăn sâu vào tiềm thức, mà sửa một thói quen là vô cùng khó. Một vd đơn giản khi người ta nói mục đích của cải cách giáo dục là nâng cao năng lực cho người học. Nghe thì rất có lý, nhưng năng lực bao gồm 2 loại : nghĩ và thực hành, vậy mà chương trình chỉ có một,Qua cái chung chung đại khái đó ,người ta nhìn thấy ngay sự kém cỏi từ trong nhận thức của những người làm giáo dục. Từ “qui đồng “trong phân số đã rất rõ ràng,đã nói lên tất cả, vậy mà căn cứ vào đâu để cho rằng cả giáo viên và học sinh đều không hiểu,dùng nó để minh họa cho chuyện học vẹt là không được. Đã không nghĩ ra được công nghệ, nhưng cũng không tiếp thu được khi được chuyển giao…, đó mới là vấn đề

  2. Hề… hề…
    1. Khi cầu Paul Doumer (Long Biên) được đưa vào sử dụng năm 1903 thì từ đó có phong trào “quẳng bút lông đi, viết bút chì” của các nhân sĩ Việt từ bỏ lối học, lối nghiên cứu “tầm chương chích cú” để chuyển sang lối học ứng dụng, càng nhiều càng tốt và theo sát thực tế lao động sản xuất hơn. Đó cũng chính là sự khởi đầu Tây phương hóa (TPH) trong các trí sĩ người Việt. Tiếc thay 120 năm đã trôi qua, cái gọi là TPH chẳng tiến được bao nhiêu: Ngoài xã hội thì du nhập cái bẩn thỉu nhất hoặc những cái mà phương Tây đã muốn thải loại (Sòng bài, karaoke tay vịn, nạo phá thai tràn lan….), còn, trong nhà trường thì quay trở về thói TẦM CHƯƠNG CHÍCH CÚ TÂN BIÊN, tức là, học các mẹo các phương pháp giải bài để đi thi, mà thi xong rồi thì toàn bộ các kiến thức vừa tốn tiền vừa tốn công để học ấy sẽ được quẳng vào sọt rác, chẳng cần dùng cho các sự học sau đó nữa.
    2. Điều trên đã chứng tỏ rằng sự học để muốn thoát khỏi tư duy TẦM CHƯƠNG CHÍCH CÚ thì phải cải tiến chương trình học và thay đổi tư duy học tập một cách toàn diện. Thực ra, đã có một trường hợp TPH gần đạt, đó là cách học ở thời VNCH của Ngài Ngô Đình Diệm: Cho tới tận năm 1975, học sinh được học môn Tân Toán học, nó chính là môn Logic Toán, một bộ môn giúp học sinh và cả khi trở thành người lao động sẽ có khả năng tư duy phản biện và nâng cao các kỹ năng logicstic trong khi hành nghề. Còn, nền giáo dục phổ thông của ta hiện nay thì DẠI HỌC HÓA, CHUYÊN HÓA cốt là để mở rộng đề tài thi cử, và, các thầy soạn sách GK thì lại có một hoang tưởng cực kỳ ngu độn: Mỗi một học sinh sau này sẽ là chuyên gia trong bộ môn của mình… hê… hê…

    • Theo tôi v..ện t(o)án học Hà L..ội cần phải gấp trở thành Viện Toán học đúng nghĩa cao cả của nó !!!

      Cần có một trang web chuyên về TOÁN ỨNG DỤNG giáo trình bám sát những TUYỆT TÁC GIÁO HỌC KHOA TOÁN ỨNG ngay quỹ Bộ giáo dục nên trả bản quyền cho Nhà xuất bản HOẶC XIN lại ấn bản cũ miễn phí NHƯ GS James Stewart những năm 2000, tôi liên lạc Ông còn rộng lượng muốn giúp Việt Nam tặng bản quyền dĩ nhiên là Edition cũ hơn vì còn nhà xuất bản nữa RẤT TIẾC ông đã qua đời năm 2014 vì ung thư khiến tôi mất nguồn quý báu này

      Biocalculus: Calculus for the Life Sciences 2014 James Stewart
      https://www.amazon.fr/Biocalculus-Calculus-Sciences-James-Stewart/dp/1133109632

      DỤNG MỸ (cho dù tôi ở Pháp là cái nôi sinh của Toán trong các trường phái Toán lớn như Anh , Đức hay Nga …nhưng để bắt kịp công nghệ hiện đại mọi ngành THÌ KHÔNG AI BẰNG các Tác giả sách giáo khoa Toán ứng dụng từng in đến Ấn bản thứ 14 như các giáo sư Thomas tại MIT …sợ Toán cầm vào đọc như mê đoc Tiểu thuyết Zhivago hay Gone with the Wind…

      Cần có một trang web chuyên về TOÁN ỨNG DỤNG giáo trình bám sát những TUYỆT TÁC GIÁO HỌC KHOA TOÁN ỨNG DỤNG vào Y học, Dược học, Điện tử , Khoa Máy tính , … các bài tập có 3 loại

      – sơ cấp để hiểu Lý thuyết nhưng dùng nhu liệu phần mềm software như MATHEMATICA, MAPLE, GEOBRA để minh họa cho các cháu trẻ THÍCH THÚ càng ham học đam mê TOÁN ngay cả Toán trừu tượng NHƯNG NHẤT LÀ Toán ứng dụng để quán triệt ngành nghề mình chọn

      – trung cấp BÁM SÁT NHỮNG NGÀNH như ứng dụng cụ thể hàng ngày vào Y học, Dược học, Điện tử , Khoa Máy tính , ..

      – và CAO CẤP là những chuyên đề như TOÁN Y HỌC dựa ngay trên cả CÔNG TRÌNH VĨ ĐẠI đã thành nền tảng cho Y HỌC TÍNH TOÁN HIỆN ĐẠI Giải Nobel 1963 về Y học và Sinh học từ các Luận án Thạc sĩ Khoa học tại các đại học lừng danh MIT, Stanford, Cambridge

      Hodgkin–Huxley model
      https://en.wikipedia.org/wiki/Hodgkin%E2%80%93Huxley_model

      Thiết nghĩ QUẢ ĐẤM THÉP của Anh Ba X Ếch thật tốt (ĐÚNG chuyện này ANH BA của tôi đã là NGƯỜI TỬ TẾ RỒI cần gì về hưu mới học làm người tử tê … chớ để con mụ xẩm sờ LÒ TÔN rút ruột đến 43 tỉ đô N..a cho kít giả dơ bẩn nhập khẩu lậu từ HOA LỤC quê ả chừng vài trăm ngàn đô n..a như HẠT MUỐI bỏ BIỂN …COI CHỪNG con mệ xẩm sờ LÒ TÔN rút ruột đến 43 tỉ đô N..a GẦN NHƯ ĐƯỢC KHOAN HỒNG so với 2 cháu bắt trộm 3 con vịt bị tổng cộng 15 NĂM TÙ hay cháu Tử tù OAN Lê Văn Mạnh vừa bị tử hình OAN )

      tặng Viện Toán khi Ngô Bảo Trâu nhận Giải Fields đến 20.000.000 MỸ KIM … không biết con rể và con gái rượu Phan Đình Diệu có BIỂN THỦ CÔNG QUỸ hay không ?… Chính ra chỉ cần 1.000.000 MỸ KIM huy động các thầy Toán trung và đại học HAY những GS Toán Việt kiều trên khắp Thế giới góp sức KỂ CẢ cùng với các cháu sinh viên tham dự ĐÓNG GÓP CỤ THỂ từ từng nhóm đóng góp NHƯ các sinh viên Mỹ từng có CẢ NHIỀU TUYỂN TẬP videos hàng chục và số NGƯỜI XEM ĐÊN CẢ 10.000.000 lượt CÒN VƯỢT HƠN CẢ Bậc danh sư nơi Harvard, Stanford, MIT …..Chớ nên COI THƯỜNG Tuổi trẻ như 20 tuổi Evariste GALOIS chỉ đêm CUỐI CÙNG trước khi mất sau cuộc đấu kiếm vì DANH DỰ Chàng ngự lâm đã khai sinh ra ngành toán học ứng dụng vô cùng tận chỉ Thuyết Nhóm của Thiên tài Toán đã làm giàu bao lần kho tàng hóa học từ vô cơ, hữu cơ, sinh hóa …. Tôi từng dẫn cháu thăm mộ Evariste GALOIS vài lần trong nghĩa trang và đặt ĐOÁ HOA HỒNG cho THIÊN TÀI ĐOẢN MỆNH tổng Bourg-la-Reine, quận Antony thuộc tỉnh nhà Hauts-de-Seine, chớ đâu như các bác cỡ Nguyễn Hữu Việt Hưng, Hà Duy Khoái, con rể quý phan đình diệu ( 20.000.000 MỸ KIM … không biết con rể và con gái rượu Phan Đình Diệu có BIỂN THỦ CÔNG QUỸ hay không ?…) hay ngay cả HOÀNG tiều TỤY chỉ vì theo bác theo đảng khiến phai dần mòn dần Tinh thần Hoàng Diệu

      https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
      TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. 1 vấn đề khởi thủy của nạn giáo dục này : trình độ các giáo viên . Khi trên ghế nhà trường của khoa Sư Phạm, họ đã học những gì về phương pháp giảng dạy , hiểu đến đâu về khoa tâm lý học , nhận thức bao nhiêu về nhiệm vụ ” trồng người ” cho xã hội. Đó là 1 chuỗi hệ lụy tiếp nối với nhau , như 1 vòng luẩn quẩn cần tháo gỡ .

Comments are closed.