Khi bạn có rất nhiều quyền…

Tạ Duy Anh

7-12-2023

Chân dung nhà thơ Walt Whitman, bên cạnh là chân dung tác giả Tạ Duy Anh, đều gò đồng. Bên dưới là chân dung sơn dầu nhân vật quyền lực nhất nhà tôi. Nguồn: Tạ Duy Anh

(Nhân kết thúc triển lãm của Phạm Xuân Trường)

Không gian mạng xã hội cho mỗi chúng ta những cơ hội về thông tin to lớn, để hiểu thế giới và quan trọng nhất, ý thức về quyền của mình.

Nhưng mọi thứ đều có giới hạn. Vì thế, để không vượt rào lấn sang quyền của người khác, tốt nhất là mọi phát biểu, mọi nhận định, nên chỉ giới hạn trên tư cách cá nhân.

Việc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đưa ra quyết định phản văn hóa một cách không thể biện hộ, về triển lãm tranh gò đồng chân dung của thi sĩ, nghệ nhân Phạm Xuân Trường, hóa ra lại cho cộng đồng cơ hội vàng, để thấy phần tư cách nhem nhuốc của cái gọi là “giới trí thức”. Từ một việc đáng lên án vì nó phạm tới quyền hợp pháp của tất cả mọi người, cần một tiếng nói phản đối mạnh mẽ và nhất quán, nó bị lái sang chuyện thị phi cá nhân, nhuốm mầu đố kị, ghen ghét, hạ nhục người khác, làm tổn thương không chỉ tác giả Phạm Xuân Trường.

Bạn có quyền im lặng trước sai trái, bởi bạn có lý do của riêng bạn không dễ chia sẻ.

Bạn có quyền chê bôi người khác, thích hay không thích thứ gì đó là quyền bất khả xâm phạm của bạn và phải được tôn trọng.

Bạn có quyền lôi kéo mọi người ủng hộ quan điểm của mình, nếu bạn có khả năng và điều đó không gây tổn hại đến cá nhân hoặc nhóm người nào đó.

Bạn có rất nhiều quyền. Nhưng quyền ngăn cản người khác khi họ thực hiện quyền hợp pháp và chính đáng của họ, thì bạn không có.

Đầu tiên tôi thấy buồn, sau đó buồn cười và cuối cùng thương hại ý kiến đòi CẤM tác giả Phạm Xuân Trường triển lãm tranh gò đồng, vì theo họ, nó quá xấu!

Chưa kể chuyện xấu, đẹp vốn khó phán xét, kể cả khi bạn tự thấy mình rất tài giỏi trong thẩm định, thì mong bạn nhớ: Cũng rất nhiều người giỏi ngang bạn, thậm chí hơn bạn, không thấy nó xấu như bạn thấy.

Nhưng, và đây là vấn đề lớn về nguyên tắc pháp quyền: Bạn lấy tư cách gì để CẤM người khác?

Xin kể lại chuyện này.

Lần đó một nhà thơ già lò dò đến cảm ơn tôi, chủ yếu để ông khoe cuốn sách của ông do tôi biên tập được cái ban bệ gì đó trao giải thưởng.

Với tôi cái giải thưởng đó không hơn gì một thứ rác rưởi. Nhưng tôi đủ tỉnh táo để hiểu rằng nó chỉ là rác rưởi với tôi, còn với ông nhà thơ kia rất có thể nó hơn cả vàng. Vì nhờ nó, hồ sơ xin giải thưởng lớn của ông sẽ đẹp hơn, nặng cân hơn; nhờ nó mà ông hạnh phúc.

Vì ý thức rõ ràng như vậy, rằng mình không có quyền đưa ra định giá, mình có thể sai, cực đoan, thậm chí đố kị, nên tôi vẫn thành thật chúc mừng ông.

“Văn chương, nghệ thuật để ta thưởng thức, chứ không phải để chê mắng”.

Ý kiến trên là của Lê Quý Đôn và phải khi trưởng thành, tôi cũng mới nhận ra nó đáng để mình ghi nhớ.

Không thích, không có nghĩa là nó không hay, không được, không đáng tồn tại!

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Hổng mún còm sớm bài này vì tớ (thực sự) mong mọi người tin vào những điều nêu ra trong bài này . Another reason, been beezee. Thui thì đây là 2 hào của tớ

    “nên chỉ giới hạn trên tư cách cá nhân”

    Thats what ive been sayin fo the longest time. Nhưng chính những người, ngay cả Tạ Duy Anh trong bài này, phe … hít-bít-phải-gọi-là-gì lại chính là những người mạo danh số đông nhứt . Dạ Thảo Phương “di sản tri thức của cả dân tộc“, “bất cứ người Việt Nam nào có tình yêu tri thức” … Và ngay trong bài này, “đáng lên án vì nó phạm tới quyền hợp pháp của tất cả mọi người”. Need i say more?

    Như Tạ Duy Anh đã chỉ ra “chỉ là rác rưởi với tôi, còn với ông nhà thơ kia rất có thể nó hơn cả vàng”, có nghĩa đv Tạ Duy Anh, 1 điều “đáng lên án” lại có thể là rác rưởi, ruồi muỗi vo ve, a PoS với người khác . Đừng hỏi tại sao mọi người lại im lặng, mà hãy nên tự chất vấn mình, xem có phải mình đã đi ngược lại tư di của “dân tộc” hay không

    Chiện xấu đẹp ở đây hổng bàn tới, vì tùy theo thẩm mỹ của từng người . Nhưng cho phép tớ đồng ý với Huephan “Một tác phẩm chế tác từ một tấm đồng mỏng thành vô hồn vô nghĩa, mà bất cứ anh thợ kim loại nào cũng có thể có, treo đâu đó trong tiệm hàn của mình”. Slip of the tongue hổng phải là 1 lỗi, its when the truth come out in full display. Đúng, đôi khi thằng đánh máy đáng bị treo cổ, cái lỗi của nó to như thằng bé hét lên “Ông vua ở truồng”. Enuff said.

    Các bác phàn nàn lãnh đạo văn hóa nhưng lại hổng có tầm về văn hóa, và đâu đó có tiếng nói cho rằng những người hổng đồng tình với quyết định biên tập này mới có đủ tầm về văn hóa . i beg to differ. Qua bài này mà nói, it couldve been worse. Có thể sẽ tệ hơn . Đơn giản vì this is worse xít .

    Trí thức nhà ta, khi hết cách bèn viện dẫn các cụ, ở đây là Lê Quý Đôn “Văn chương, nghệ thuật để ta thưởng thức, chứ không phải để chê mắng”. OK, tớ đồng ý . Nhưng những yếu tố nào tạo thành “văn chương & nghệ thuật”, và đọc những định nghĩa của “trí thức” các bác -Đoàn Bảo Châu, Chu Mộng Long, Nguyễn Ngọc Chu, Mạc Văn Trang … đều có những thẩm định về “nghệ thuật”- về nghệ thuật … Well … Và … so sánh kiểu này là cụt cả 2 cẳng … những gì được-xem-là “nghệ thuật” của thía zới … Uh, thế này nhá . Nếu có 1 bức tranh Nguyễn Trung Thành cầm roi mây đánh tét mông Nguyên Ngọc, thats more “nghệ thuật” than đám macaroni portraits của Phạm Xuân Trường . Và với những “định nghĩa” về nghệ thuật của trí thức nhà mềnh, họ cũng lên án những thứ theo họ là phản-nghệ thuật, có nghĩa, nếu chiếu theo câu trích của Lê Quý Đôn, là những thứ đáng lên án . Chưa kể những lời kêu gọi tẩy chay gần đây … Nói thiệt nha, may mà có Đảng lãnh đạo . Tụi này mà lên nắm quyền, những gì hơi có màu sắc Trung Quốc sẽ bị cấm tiệt, vì được/bị xem là “phản-nghệ thuật”, phải lên án, phải chửi -vượt qua “chê” từ lâu gòi- mắng . It couldve been worse. Mún bít các bác xem cái gì là văn hóa & đáng tôn vinh, cứ nhìn vào giải thưởng Phan Chu Trinh dành cho Lữ Phương . Originally, cái giải thưởng đó mang tên “văn hóa”, sau đổi thành “nghiên cứu”. Like i said, it aint no slip of the tongue.

    Chưa kể chiện những thứ như institutions, NEA của Mỹ, hay MoMA, Guggenheim … TẤT CẢ những thứ đó đều có những “tiêu chỉ” riêng của mình, có nghĩa nghệ thuật cũng hổng có “dân chủ” lém, cũng kén cá chọn canh, cũng loại những tác/tộ/tái tạo phẩm hổng phù hợp với tiêu chỉ/chí/thẩm mỹ/xì-tăng-đa riêng của mình . Và chỉ trưng bày những thứ họ xem là đạt được những tiêu chỉ hoàn toàn chủ wan của mình . Đơn giản vì họ phải bảo vệ “thương hiệu”, hổng phải bạ cái của khỉ/quỷ gì cũng vác về . Sêm xít với cơ quan phụ trách văn hóa-nghệ thuật của các bác . Chưa kể mục tiêu của những cơ quan nhà nước là định hướng nghệ thuật . Có người được giải Pulitzer, David Lang, đã nói trao giải thưởng tức là họ xem “nghệ thuật” của ông là thứ họ tin vào, và đáng tài trợ cho phát triển . How many entries chỉ để vài người được giải thưởng, anyone ever stop & smell the xítty rose? Và sự “chọn lọc” đó có phải là hủy diệt nghệ thuật hông, nếu xem đó là “hủy diệt” nghệ thuật thì phải đánh giá nghệ thuật của Mỹ thía lào đây ?

    Nói thiệt nha, cái thứ như Tạ Duy Anh, Nguyễn Hữu Vinh, Đoàn Bảo Châu … mà lên làm lãnh đạo văn hóa nghệ thuật, sẽ có 1 cuộc triển lãm nghệ thuật chung với Nazi arts, mang tên “Nazi với bộ mặt người”. Và các bác sẽ mời đại sứ Israel tới dự, vì nghĩ đây là 1 cuộc triển lãm khách quan, có cái nhìn đa chiều

    May mà Đảng còn lãnh đạo

    Các bác đã bao giờ xem Nazi arts chưa ? Commissioned & selected by none other than Goebbels. Theres some similarities về chất liệu cũng như chất lượng với Phạm Xuân Trường . Hùng tráng, hoành tráng, hoành tá tràng … nên xử dụng khá nhiều những kim loại như đồng, sắt . Những hình tượng phái nữ thì đẹp các bác chắc chắn sẽ thèm nhỏ dãi

  2. “…tấm đồng mỏng thành vô hồn vô nghĩa,…”

    * Xin bỏ chữ “thành” (lỗi kỷ thuật).

  3. “Không thích, không có nghĩa là nó không hay, không được, không đáng tồn tại!”

    Trước hết xin minh xác 2 ý không rõ ràng.
    – “Không được” là sao, là nó thô lỗ? Là nó dung tục? Là nó ấu trĩ về trình độ nghệ thuật?
    * Chữ nầy mông lung quá; dường như tác giả không dám nói thẳng ra – dùng cái từ chính xác nhất, sợ lộ liễu lập trường chính trị của mình trước đảng?
    – “không đáng tồn tại”: sao vậy? Một tác phẩm chế tác từ một tấm đồng mỏng thành vô hồn vô nghĩa, mà bất cứ anh thợ kim loại nào cũng có thể có, treo đâu đó trong tiệm hàn của mình, dưới bàn tay nghệ thuật và tâm hồn nhạy cảm chính trị đã làm nên một chân dung một con người không phải chung chung, mà rõ ràng để chỉ một nhân vật nhất định mang dấu ấn lịch sử – bao nhiêu là công sức, tâm hồn và tài hoa.
    Sao dám bảo nó “không đáng tồn tại”.
    Sự mông lung ở đây, lại cũng có cùng tâm trạng như trên.

    Vì sao ấp úng?
    Tôi xin nói hộ:
    Những khuôn mặt nầy nhắc lại một dĩ vãng phi nhân, phản lương tri chính trị, phi nghệ thuật.. rất đáng xấu hổ.
    Chính quyền CS không muốn ai khều lại cái nhột, sự sượng mặt của họ. Thế thôi.

    Tội nghiệp cho những tâm hồn muốn thoát ra khỏi quá khứ bốc mùi, nhưng cái hiện tại êm đềm ấm áp quyến rủ khiến họ vẫn cố gượng nhẹ để níu giữ!

  4. Tạ Duy Anh viết: Ý kiến đòi CẤM tác giả Phạm Xuân Trường triển lãm tranh gò đồng, vì theo họ, nó quá xấu!

    Tất nhiên, đó là các ý kiến lạc đề.
    Ngoài ra nó xâm phạm quyền trưng bày.
    Tuy nhiên, chỉ cần nhận xét thêm rằng các tác giả của loại ý kiến này hầu hết là nặc danh thì mọi người thấy ngay đó là hạng người nào, được đào tạo dưới mài trường nào.

Comments are closed.