Muốn học khoa học thì nhất định phải học tiếng Anh

Ann Đỗ

6-12-2023

Chả biết tui thuộc hệ não gì, nhưng học ngoại ngữ rất chậm. Hồi nhỏ học tiếng Nga từ lớp 6 đến 9, lớp 10 học tiếng Anh hệ ba năm. Đại học học ba cái tiếng Anh Streamline gì đó lẹt đẹt đủ đậu, chỉ có mỗi môn tiếng Anh kỹ thuật là tạm.

Sau này, quyết tìm học bổng để đi nước ngoài, luyện TOEFL, học kiểu gì cũng không nghe được, nói thì bập bẹ. Vậy nhưng cứ sách tiếng Anh kỹ thuật thì đọc tốt, viết email OK. Sau này đi làm cho Mỹ nữa thì nói cũng câu được câu chăng, sang Úc thì cũng phải học 9 tháng tiếng Anh mới đủ điểm vào khóa sau Đại học. Nói chung là, đọc, viết OK, nghe nói thì như hẹ.

Gần đây, tui có ngâm cứu chút ít về vấn đề đọc hiểu của trẻ nhỏ thì biết rằng, muốn học ngoại ngữ hay ngôn ngữ thì đều cần có môi trường. Môi trường bao gồm gia đình và nhà trường. Khi trẻ nhỏ tiếp xúc càng nhiều người có trình độ thì vốn từ, khả năng đọc hiểu ngày càng khá. Muốn học cái chi khác thì đầu tiên phải đọc và hiểu được văn bản thông qua lời nói và chữ viết. Ngôn ngữ cần phải trau dồi liên tục mới giỏi và ngôn ngữ là thứ đầu tiên giúp ta vào đời.

Quay trở lại việc học ngoại ngữ ở Việt Nam. Suốt quá trình cấp 2 đến cấp 3, thầy cô giáo chỉ dạy 12 thì ngữ pháp, nghe nói thì hầu như không có, phát âm thì có số ít giáo viên phát âm hay, còn đa số thì dở như hẹ vì đa số có giao tiếp hay trau dồi gì đâu mà đòi giỏi. Muốn nghe được thì phải phát âm chuẩn đã, mà chuẩn là gì? Ít nhất chỉ là phát âm được chữ ‘s’, ‘es’, ‘ed’, cuối chữ là đã hay rồi, chưa kể giọng Mỹ, giọng Anh hay các nước Á châu nói tiếng Anh khác nó phát âm hơi khác nhau chút.

Theo nghiên cứu thì những trẻ ở quốc gia nói tiếng Anh, chỉ vài tuổi là có thể phát âm hay dùng ‘ed’, ‘s’, ‘es’ và câu có ngữ pháp giản đơn vì chúng nó được cha mẹ, mọi người xung quanh dùng tự nhiên hàng ngày. Câu cú ngữ pháp phức tạp hơn thì càng lớn càng tiếp xúc và học hỏi thì ngày càng giàu có hơn. Bọn trẻ ở tiểu học mỗi ngày mỗi đọc sách, từ truyện tranh cho đến tiểu thuyết, để nâng vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu.

Muốn giúp trẻ say mê đọc và học thì thầy cô giáo tiểu học phải giỏi, phải biết món “đọc tương tác”, tức là không chỉ đọc như máy mà phải biết kể chuyện, biết đặt câu hỏi và khuyến khích học sinh tư duy, trả lời, tạo niềm vui hứng thú học hành. Viết lách cũng vậy. Cho cái dàn bài, chất liệu và sáng tác. Mỗi lớp level lên dần, nhưng sẽ tùy học sinh mà cho độ khó dễ khác nhau, không dạy kiểu bằng đầu bằng đít. Thầy cô cũng cần tôn trọng tư duy suy nghĩ của học trò, không đòi hỏi ai phải giống ai, hiểu và nâng đỡ.

Về chương trình ngoại ngữ tự chọn, học sinh có thể chọn ngoại ngữ mình thích, tiếng Trung, Ý, Việt, Pháp, Nhật,… nhưng tiếng Anh (ngôn ngữ chính) vẫn là phương tiện chính để hình thành tư duy, kiến thức trong suốt đời Học sinh-Sinh viên (nói riêng ở các quốc gia nói tiếng Anh).

Quay trở lại chương trình giáo dục ở Việt Nam. Các giáo trình hiện nay được biên soạn dựa trên cái gì? Nếu nói từ tiểu học, trẻ nhỏ khi vào học được tập đọc, tập viết chữ, đặt câu, ngữ pháp. Nhưng việc học tiếng Việt đó có giúp cho trẻ phát triển các môn học khác hay không? Tức có nâng khả năng đọc hiểu cho trẻ chưa? Trong viết lách có giúp trẻ phát triển tư duy, bày tỏ tình cảm sắc thái bản thân chưa? Có hiểu được các cấu trúc văn bản không? Đối với các môn thuộc khoa học đã cập nhật các kiến thức mới chưa? Liệu học những môn khoa học mà Việt Nam không có nền tảng thì nên học bằng ngoại ngữ nào? Có khuyến khích trẻ học thêm đọc thêm để mở rộng kiến thức và kích thích say mê khoa học không? Chính giáo viên phải là những người đi tiên phong trong việc nâng cấp kỹ năng sư phạm, kiến thức, ngoại ngữ, khoa học để giúp học trò của mình phát triển bản thân.

Nhưng dường như hiện nay, giáo viên tiểu học lại là những thầy cô có điểm đầu vào kém, yêu cầu trình độ không cao vì nghĩ giáo dục trẻ em dễ ẹc. Chính vì điều đó, cộng với việc kiến thức mở trên internet ngày càng phổ biến, nên giáo viên trở nên tụt hậu và bị coi thường. Chương trình ngữ văn, ngoại ngữ cũng trở nên nhàm chán, còi cọc. Đọc mà không hiểu thì làm sao yêu thích môn sử, môn văn… Toán hay các môn khoa học là cả một trời các khái niệm, thuật ngữ, không nghe, không cập nhật thì làm sao yêu thích và hiểu nó?

Đây là giai đoạn phổ thông, đại học thì sao? Có thể nói, tất cả các lãnh vực ngành nghề hiện nay, từ Hàn, Nhật, Trung, Đài, Sing,… đều phải học sách tiếng Anh để họ phát triển khoa học công nghệ. Nếu nói Việt Nam muốn chọn bán dẫn, chip, thì tiếng Anh là phương tiện đầu tiên, đi thẳng, không vòng vo biên phiên dịch tốn kém. Các ngành khoa học khác không nói vì nó đã lâu đời.

Nếu các bạn trẻ chọn ngành thương mại, du lịch, tiếng Trung là OK, nếu chọn ngành tình báo, phiên dịch, công an, an ninh,… chọn tiếng Trung thì OK, nếu chọn lịch sử, văn thơ cổ, tiếng Trung OK. Nhưng muốn học Khoa học thì nhất định phải là tiếng Anh nha các bạn (tối thiểu đấy).

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Tiếng Anh (≈ English) là ngôn ngữ “giao thương” quốc tế (≈ lingua franca).
    Nếu biết English, bạn hiểu được website của Liên Hợp Quốc, của các chính phủ Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc …,
    và của tất cả các tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học, … quốc tế.

    Học English không khó, nếu so với học tiếng Trung, tiếng Nhật hay tiếng Arập.
    Chỉ sau 3 tháng học English, bạn có thể “giao thương” với người Anh hay Mỹ.
    Trẻ em nước ngoài sang sống ở Anh hay Mỹ, sau 3 tháng đã nói English như “huýt gió”.
    Trẻ em nghe và nói English trước khi các em biết đọc và biết viết.
    Vì vậy, các nhà sư phạm Anh hay Mỹ đều khuyên bạn nên học English như trẻ em học nói.

    Người Anh nói, “Take life one day at a time and one step at a time”
    chứ không được “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”
    thì đến “Cuối thế kỷ 21 vẫn chưa nói được hay nghe hiểu English”!?!
    Người Anh còn bảo, “Constant practice makes perfect”
    nghĩa là mỗi ngày bạn nên học ít nhất 15 phút,
    nhiều nhất 45 phút nhưng chia đều sáng, chiều và tối.
    Vì sao, vì hàng ngày người Anh hay Mỹ đều nói và nghe English suốt
    cũng như chúng ta hàng ngày nói và nghe tiếng Việt vậy.

    Nếu bạn học English để vào Đại học Anh–Mỹ hay học Cao học chuyên sâu,
    bạn phải theo lớp English và có chứng chỉ công nhận trình độ C2.
    Còn nếu bạn học English như là lingua france để “huýt gió”,
    bạn chỉ cần tự học trên các Website, sử dụng The Free Dictionary và không dùng từ điển Anh – Viêt!
    Đầu tiên bạn học nắm chắc pronunciation và Intonation,
    không được phớt lờ 2 khâu này, nếu “sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì” thì bạn sẽ lĩnh đủ,
    nghĩa là bạn sẽ không nói đươc (≈ như bị câm) và nghe không hiểu (≈ như bị điếc)!

    Bạn nên tập ghi nhật ký bằng English, lúc đầu 1 hay 2 câu ngắn, sau tăng dần lên thành 1 hay 2 đoạn.
    Khi viết nên theo phương pháp “The 5–Finger Speech” như sau:

    1. Ngón cái : Introduction từ 1 đến 3 câu, mỗi câu là 1 ý
    2. Ngón trỏ : từ 1 đến 3 câu, mỗi câu là 1 ý
    3. Ngón giữa : từ 1 đến 3 câu, mỗi câu là 1 ý
    4. Ngón đeo nhẫn : từ 1 đến 3 câu, mỗi câu là 1 ý
    5. Ngón út : Conclusion không quá 3 câu.

    Viết xong, bạn nên đứng trước gương tập đọc 3 lần,
    mỗi lần 1 câu, đọc chậm, thong thả và nhanh như nói.
    Sau đó, bạn luyện đọc ngược lại, mỗi lần 1 câu, đọc chậm, thong thả và nhanh như nói.
    Nếu đọc vấp, bạn nên đọc lại cho trôi chảy và nhanh như nói.
    Cuối cùng, bạn nhìn vào bài, đọc lưu loát, rõ ràng và trôi chảy.

    Luyện tập như vậy, chỉ sau 3 tháng bạn sẽ “huýt gió” English không thua gì người Anh hay Mỹ.
    Người Việt nói, “Trăm hay không bằng tay quen”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Năng nhặt chặt bị” và Có công mài sắt có ngày nên kim”.
    Chúc bạn “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” khi học English!
    Thiển sư Thích Nhất Đảng

  2. TIẾNG ANH chiếm gần 95 % về Khoa học Kỹ thuật trên sách vở cũng như trên Lục địa thứ 6 INTERNET
    Phần trăm còn lại dành cho PHÁP, NGA, ĐỨC, NHẬT, TÀU

    Cứ nhìn NHÀ XUẤT BẢN Nước Đức LỚN NHẤT như Springer Verlag ngay các sách của các tác giả nhà khoa học giáo sư ĐỨC nổi tiếng NGAY TẦM QUỐC GIA đều viết bằng TIẾNG ANH TIẾNG MỸ
    Theo tôi ĐỨC VĂN quan trọng nhưng rất khó + nếu Giới trẻ muốn tiến sâu vào Khoa học Kỹ thuật các ngành hiện đại cao cấp mũi nhọn TIẾNG MỸ quá thừa vì ngay TẤT CẢ nhà khoa học giáo sư nổi tiếng Thế giới VÀO TẦM QUỐC GIA của TÀU, NHẬT, ẤN, NAM HÀN, ĐÀI LOAN đều viết bằng TIẾNG ANH TIẾNG MỸ

    Do đó TIẾNG ĐỨC nên dành cho AI nghiên cứu giới thiệu Văn chương khoa học xã hội Văn hóa lành mạnh vào VIỆT NAM ngay cho dù Đ ỨC là Chim đầu đàn của châu Âu về mặt Kinh tế KHKT

    Còn học Tiếng HÀN cũng vậy như TIẾNG ĐỨC nhưng ngay các sách của các tác giả nhà khoa học giáo sư NAM HÀN nổi tiếng NGAY TẦM QUỐC GIA đều viết bằng TIẾNG ANH TIẾNG MỸ

    Do đó TIẾNG ĐẠI HÀN nên dành cho AI nghiên cứu giới thiệu Văn chương khoa học xã hội Văn hóa lành mạnh vào VIỆT NAM ngay cho dù NAM HÀN về SỨC MẠNH MỀM khá thu hút CÒN HƠN CẢ HOA LỤC như âm nhạc phim ảnh nghệ thuật ĐÁNG TRÂN TRỌNG chưa kể về công nghệ thông tin về thiết kế vi tính điện tử ngang ngửa với NHẬT và ĐÀI LOAN (nhưng mảng này CHỈ CẦN giỏi tiếng ANH cũng đủ tiếp cận công nghệ NAM HÀN !!!)

    CHÍNH VÌ VẬY nhiều lần trên TIẾNG DÂN tôi đã trình bày sâu rộng về ĐẠI HỌC PHAN CHÂU TRINH TRỰC TUYẾN với PHƯƠNG PHÁP VIỆT NAM HÓA HÀNG NGÀN GIÁO TRÌNH chúng ta đã có hàng ngàn giáo sư lừng danh đóng góp giúp Giới Trẻ trong Nước học tập và những Người Việt hải ngoại nay về hưu mỗi người góp tay làm GIAO DIỆN giữa hàng ngàn giáo sư lừng danh trên VỚI Giới Trẻ trong Nước PHỤ ĐẠO PHỤ GIẢNG làm bài thực tập bài thực hành để QUÁN TRIỆT lý thuyết trên bục giảng của hàng ngàn giáo sư lừng danh này BẰNG SONG NGỮ ANH-VIỆT

    Và tiếng ANH vô cùng QUAN TRỌNG, vô cùng QUAN TRỌNG !! Kinh nghiệm bản thân nghề nghiệp TỰ HỌC THÊM (cũng nhờ vốn Tiếng ANH !!) SÂU nghề nghiệp chưa kể kinh nghiệm phỏng vấn cạnh tranh việc làm như năm 2000 tôi là ứng viên cuối cùng phỏng vấn lần thứ 6 của Công ty săn đầu người Robert Half tìm 1 Kỹ sư trưởng phần mềm phụ trách giảng dạy về thời gian thực VxWork vào Telecom vùng Âu châu
    Tôi là người duy nhất được chọn bởi Robert Half và trưởng phòng tại Paris cùng ông giám đốc đào tạo của WindRiver (nay nhập vào INTEL từ hơn 15 năm qua) cho biết có gần 700 hồ sơ toàn là gốc trường lớn có cả ứng viên xuất thân từ Polytechnique Bách khoa + 2 năm nơi truờng kỹ sư Télécom Paris …. tôi dứt ứng viên này nhờ tiếng Anh trình bày trước ông giám đốc đào tạo của WindRiver CŨNG NHỜ KHẢ NĂNG tiếng Mỹ kỹ thuật về UMTS


    Nhưng muốn đi sâu vào một chuyên ngành Khoa học lý thuyết HAY kỹ thuật thực hành nào LẠI ĐÒI HỎI ngôn ngữ Thần thánh ĐÓ LÀ Toán học …
    Chưa thấy có trang mạng trực tuyến nào của một trường đại học có chút uy tín nfao TRONG NƯỚC hay một hãng nào như FPT hay VietTel làm một trang web TOÁN ỨNG DỤNG vào các lãnh vực HÓA SINH, Y HỌC, ĐIỆN TỬ, HÀNG KHÔNG, và muôn ngành khác SAO CHO các cháu SỢ TOÁN như ÁC MỘNG phải thấy vai trò TOÁN HỌC là ngôn ngữ Thần thánh đi vào Khoa học & Kỹ thuật …vì tiếng ANH chỉ giảng giải NHƯNG kết luận quan trọng vẫn là CÔNG THỨC TOÁN HỌC ….

    Rất tiếc ANH BA ẾCH tể tướng NGUYỄN TẤN DŨNG trước khi về làm NGƯỜI TỬ TẾ đã tặng Viện Toán học Việt Nam 20.000.000 đô la ĐÂY LÀ quả đấm thép VÔ CÙNG TỐT khi Ngô Bảo Châu được Giải FIELDS Toán học …nhưng qua email trao đổi với anh VŨ DUY MẪN ở Nữu Uớc từng là Phó Viện trưởng Công nghệ Thông tin chúng tôi rất buồn SỐ TIỀN TRÊN cực lớn đối với Viện Toán học Việt Nam với 20.000.000 đô la KHÔNG BIẾT biến, mất vào đâu nhất là người lãnh đạo lại là con rể PHAN ĐÌNH DIỆU ????!!!!!!!!
    chắc chắn giúp ích không nhỏ vào việc phát triển nội dung và nội hàm SÁCH GIÁO KHOA TOÁN tại trường trung học QUÊ NHÀ

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    vien.nguyen1952@gmail.com
    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

Comments are closed.