2-12-2022
Báo chí định hướng dư luận về vụ Tiến sĩ bằng giả dạy nhiều trường đại học trong nhiều năm. 1) Khâu tuyển dụng không chặt chẽ khi rà soát bằng cấp, 2) Hệ quả, chất lượng đào tạo trong nhiều khoá sẽ cho ra hàng vạn sinh viên yếu kém.
Các giáo sư, tiến sĩ hoan hỉ với định hướng trên. Chỉ vì, ta hơn nó vì học hàm, học vị của ta là thật. Họ hùa nhau lên tiếng chỉ trích các trường đại học tuyển dụng nhân sự có bằng cấp giả như vậy. Bò bị xỏ mũi thì mới có sự hoan hỉ và tư duy phê phán ở đẳng cấp đó!
Ban đầu tôi cứ tưởng ông “tiến sĩ giả” này dạy bên khoa học xã hội, như Triết học, Lịch sử, Tâm lí – Giáo dục hay Văn học. Bởi khoa học xã hội ở Việt Nam, ai chẳng dạy được, cần gì “thật” với “giả”? Biết chữ thì cứ mang giáo trình soạn sẵn lên lớp đọc hoặc chiếu cho sinh viên chép là xong. Nhưng đọc kỹ thông tin thì mới biết chuyên ngành ông tiến sĩ “giả” này dạy cho sinh viên là “Khoa học máy tính”. Tôi dám chắc, ông ta phải có năng lực về máy tính mới có thể đứng lớp nhiều trường và nhiều năm được. Vì loại khoa học này không thể đọc chép hay chiếu chép! Cho nên tiến sĩ bằng giả chưa hẳn có năng lực giả gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Theo tôi, chính từ phát hiện vụ bằng giả này báo động cho các loại bằng thật. Tuyển dụng mà chỉ căn cứ vào văn bằng thì chính cái bằng thật đã lừa cả thiên hạ. Bằng thật mà không có năng lực, trình độ không cao hơn con bò gặm cỏ, nhai đi nhai lại giáo trình cũ kỹ mới đáng hãi cho nền giáo dục này. Hàng năm, cái lò ấp bao cấp học hàm, học vị trên trời kia đẻ ra cả vạn giáo sư tiến sĩ rải đều cho hơn 400 trường đại học, thật đấy mà giả đến trắng trợn. Đó mới là nguyên nhân đẩy chất lượng giáo dục và đào tạo xuống tận đáy chứ không phải một vài cái gã có bằng giả kia!
Người ta sẽ phản biện tôi rằng, nếu anh ta có năng lực thật thì tại sao anh ta lại sử dụng bằng giả? Câu trả lời đơn giản thế này: Nếu tuyển dụng bằng năng lực thật chứ không phải ở văn bằng, anh ta chẳng việc gì mua cái bằng giả như vậy!
Tôi khẳng định, thủ phạm sinh ra mua bán bằng giả, trong đó có trào lưu chạy đua bằng cấp, tức bằng thật-học giả chính là cái cơ chế tuyển dụng hiện nay. Cần tróc nã đứa nào đầu têu nghĩ ra hồ sơ của quan chức, viên chức và người lao động phải có văn bằng này, chứng chỉ kia để rồi hợp thức hoá đồng loạt như lò ấp trứng!
Xem ra, các giáo sư, tiến sĩ công kích cá nhân ông “tiến sĩ giả” này chỉ vì “tại sao mày không đi học thật để cúng phong bì cho tao ăn” chứ chẳng có động cơ trong sáng gì. Trong khi, vừa rồi, khi nói về Ngài Tuệ Sỹ, quân giáo sư tiến sĩ rởm này lại ngợi ca hết lời vì Ngài ấy là giáo sư đại học khi mới 27 tuổi và không có mảnh bằng nào. Có mâu thuẫn không?
Trong Tây du ký có đoạn Tôn Hành Giả lẫn lộn với Giả Hành Tôn. Lẫn lộn đến mức Phật Tổ cũng bó tay, Đức Quán Thế Âm cũng chịu thua. Giáo dục Việt Nam hiện nay, tôi dám nói thẳng, rằng có khi Giả Hành Tôn lại thật hơn Tôn Hành Giả đấy!
_____
Trên mạng công khai mua bán bằng giả rất nhiều năm nay. Cơ quan chức năng làm ngơ, vì sao? Ảnh chụp màn hình các bài báo liên quan:
Tuyên bố nổi tiếng của Nelson Mandela trong chuyến thăm trường đại học Nam Phi như sau:
⦁ “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.
⦁ Bệnh nhân chết dưới bàn tay các bác sĩ của nền giáo dục ấy.
⦁ Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay các kỹ sư của nền giáo dục ấy.
⦁ Tiền bị mất trong tay các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục ấy.
⦁ Nhân loại chết dưới bàn tay các học giả tôn giáo của nền giáo dục ấy.
⦁ Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục ấy.
⦁ Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.”
The famous statement of Nelson Mandela is displayed at the entrance of the University of South Africa thus:
« Destroying any nation does not require the use of atomic bombs or the use of long range missiles. It only requires lowering the quality of education and allowing cheating in the examinations by the students. »
« Patients die at the hands of such doctors. »
« Buildings collapse at the hands of such engineers. »
« Money is lost in the hands of such economists & accountants. »
« Humanity dies at the hands of such religious scholars.*
« Justice is lost at the hands of such judges.»
« The collapse of education is the collapse of a nation. »
Nguồn: Fb Son Nguyen
PHÁT BIỂU NỔI TIẾNG CỦA ÔNG NELSON MANDELA VỀ MẢNG GD:
The famous statement of Nelson Mandela is displayed at the entrance of the University of South Africa thus:
« Destroying any nation does not require the use of atomic bombs or the use of long range missiles. It only requires lowering the quality of education and allowing cheating in the examinations by the students. »
« Patients die at the hands of such doctors. »
« Buildings collapse at the hands of such engineers. »
« Money is lost in the hands of such economists & accountants. »
« Humanity dies at the hands of such religious scholars.*
« Justice is lost at the hands of such judges.»
« The collapse of education is the collapse of a nation. »
Nguồn: Fb Son Nguyen
Tuyên bố nổi tiếng của Nelson Mandela trong chuyến thăm trường đại học Nam Phi như sau:
“Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.
– Bệnh nhân chết dưới bàn tay các bác sĩ của nền giáo dục ấy.
– Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay các kỹ sư của nền giáo dục ấy.
– Tiền bị mất trong tay các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục ấy.
– Nhân loại chết dưới bàn tay các học giả tôn giáo của nền giáo dục ấy.
– Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục ấy.
– Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.”
Có nguồn cho rằng Nelson Mandela chỉ viết “Education is the most powerful weapon which you can use to change the world”
Cảm hứng thì câu đó, thiên hạ vẽ vời thêm ra thành câu dài dòng như trên. Những vĩ nhân thường nói cô đọng, không chi li như cả một bài viết như thế.
“Bởi khoa học xã hội ở Việt Nam, ai chẳng dạy được, cần gì “thật” với “giả”?”
Câu văn nầy không chuẩn nhé tác giả CML – ts giảng viên khoa Khoa học xã hội, Đh Qui nhơn, VN.
Ông sinh 1968, hoàn toàn là sản phẩm của nền giáo dục hiện tại, kể cả tốt nghiệp sau đại học, trừ phi ông bảo vệ luận án ts ở Âu Mỹ, thì xin đính chánh.
“ai dạy chẳng được” sẽ xúc phạm cả các thầy cũ của ông, chưa kể các thế hệ xa hơn nữa nay đã là U90, U80. Thời của họ ban Văn chương Sinh ngữ không mấy ai dám học vì thi rất khó đậu. Tất nhiên Giảng viên lúc đó không thể lơ mơ kiểu “ai dạy chẳng được”.
Ông nên thêm vào trạng từ thời gian (adv. of time) để hạn chế bớt tính khinh bạc thiên hạ, thí dụ như ‘thời buổi này’…, tôi nghĩ sẽ tốt cho ông hơn.