Đã uống rượu bia thì không lái xe

Võ Xuân Sơn

28-11-2023

LGT của Tiếng Dân: Ở Mỹ và các nước phương Tây, luật cấm lái xe khi say rượu, bia, hoặc các chất kích thích khác (Tiếng Anh gọi là DUI – Driving Under the Influence) đã có hơn 100 năm trước. Chẳng hạn như, ở tiểu bang California, luật này có từ năm 1911, với các hình phạt nghiêm khắc nhằm răn đe những người lái xe bị DUI.

Về nồng độ cồn trong máu cao bao nhiêu thì phạm luật DUI, hiện DMV (Nha Lộ Vận) bang California quy định như sau: Nồng độ cồn 0,08% hoặc cao hơn nếu người lái xe trên 21 tuổi; 0,01% hoặc cao hơn nếu người lái dưới 21 tuổi; 0,01% hoặc cao hơn ở mọi lứa tuổi nếu người lái đang trong thời hạn bị quản chế do vi phạm DUI trước đó; 0,04% hoặc cao hơn nếu người lái xe yêu cầu phải có bằng lái xe thương mại; 0,04% hoặc cao hơn nếu một người đang lái xe chở khách thuê.

Để tránh lặp lại chuyện “sai – sửa, sửa – sai” như luật Căn cước và các luật khác, cũng như tiết kiệm tiền của dân qua các phiên họp Quốc hội, các nhà lập pháp Việt Nam có thể mượn luật (của California hoặc các tiểu bang khác, thậm chí các nước khác) về nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh trong nước.

Sau đây là bài viết của bác sĩ Võ Xuân Sơn, bàn về chuyện lái xe khi say rượu bia ở trong nước:

***

Tôi đọc được nhiều ý kiến phản đối sự quyết liệt trong việc đo nồng độ cồn của cảnh sát. Gần đây, còn nhiều ý kiến viện dẫn sự sụp đổ của hệ thống quán nhậu, và qui kết sự sụp đổ này là do sự quyết liệt của cảnh sát trong việc đo nồng độ cồn ở người lái xe.

Tôi là người đã từng phản đối việc qui định cứ có nồng độ cồn là phạt. Tôi từng đề nghị, cần có một tỉ lệ cho phép ở mức tối thiểu, dành cho các trường hợp có nồng độ cồn tự nhiên do thức ăn mà không phải do bia rượu. Đó là một ý kiến về mặt kĩ thuật. Còn tôi tuyệt đối ủng hộ chủ trương ngăn chặn quyết liệt người uống bia rượu rồi mà vẫn lái xe.

Tôi đã có 20 năm làm công việc cấp cứu chấn thương sọ não, mà đại đa số là chấn thương liên quan đến việc uống rượu bia rồi mà vẫn lái xe. Tôi từng làm việc dưới tư cách bác sĩ tập sự, bác sĩ chính thức, và bác sĩ trưởng tua trực (người chịu trách nhiệm chuyên môn cao nhất trong thời gian trực). Nếu kể thêm 3 năm đi theo các đàn anh khi còn là sinh viên, thì tôi đã tham gia cấp cứu chấn thương sọ não trong tất cả các vị trí mà một bác sĩ có thể tham gia như một người làm chuyên môn.

Còn nhớ một đêm Mùng Hai Tết nào đó, tôi đã phải mổ liên tục, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ sáng hôm sau, hơn chục ca chấn thương sọ não. Trên vai trò là trưởng tua trực, tôi còn phải xem xét và quyết định hàng chục ca mổ khác nữa, và phân công người mổ, người khám bệnh, sàng lọc ở phòng cấp cứu, người khám và theo dõi bệnh nhân ở lầu trại. Đó là còn chưa kể các cú điện thoại tham vấn về chuyên môn ở một số tỉnh từ Đà Nẵng trở vô.

Ca mổ cuối cùng của tôi lúc 5 giờ sáng là một người say xỉn chạy xe gắn máy. Anh ta đã tông vô một chiếc xe có hai vợ chồng chở đứa con nhỏ, mà trước đó tôi đã phải mổ cho đứa con ấy. Cho tới lúc tôi mổ, anh ta vẫn là vô danh (không biết danh tính, tên tuổi). Trong sự mệt mỏi và cực kì chán nản vì mình phải vắt kiệt sức ra để phục vụ cho những kẻ ăn nhậu xong rồi ngang nhiên lái xe, bất chấp sinh mạng của họ và người khác, tôi đã có những lời lẽ thật không hay với người bệnh nhân của mình.

Tôi đã nguyền rủa anh ta sao nhậu xong không chết luôn đi, mà còn gây tai nạn cho người khác, rồi làm khổ cho cả tôi và nhân viên y tế. Các bạn có thể tưởng tượng, là vào lúc 5 giờ sáng của ngày Mùng 3 Tết, tôi chưa được ăn bữa tối của ngày Mùng Hai. Trước khi tôi mổ cho cái anh chàng bị tôi nguyền rủa, có một ca khác cần phải mổ sớm, là người nhà của một người bạn của một bác sĩ trong khoa.

Bác sĩ này trực ngày Mùng Một, sáng Mùng Hai ra trực. Biết là bác sĩ ấy đã được ngủ, nên 5 giờ sáng Mùng Ba, tôi đã gọi cho anh ấy, nhờ anh ấy vô mổ cho người nhà của bạn anh ấy. Thực ra thì lúc ấy chúng tôi cũng không còn ai khác, mà nếu chờ tôi mổ xong cho anh chàng bị tôi nguyền rủa, thì ca này có thể đã không còn hi vọng. Tức quá thì chửi rủa xả stress thôi, chứ đâu có thể bỏ mặc anh ta, để mổ cho người nhà của bạn của đồng nghiệp mình được.

Nếu các bạn đã trải qua như tôi, thì tôi tin rằng các bạn sẽ rất ủng hộ việc các anh cảnh sát quyết liệt đo nồng độ cồn cho người lái xe. Tôi còn nghe, cảnh sát rất quyết liệt với việc uống bia rượu xong vẫn lái xe, đến mức không thể hối lộ cho họ được. Nếu đúng vậy thì thật mừng, là ít ra còn có một mảng mà cảnh sát quyết tâm thực hiện.

Tôi nghĩ rằng, những người đang phản đối việc đo nồng độ cồn cho người lái xe, và những người đang tỏ ra lo lắng cho các chủ quán nhậu và nền kinh tế bị giảm thu do quán nhậu đóng cửa, sao không nhìn thấy cái cốt lõi của việc kiểm soát nồng độ cồn ở người lái xe, là “đã uống rượu bia thì không lái xe”, để mà vận động người nhậu xong thì đi xe công cộng về. Taxi, xe ôm công nghệ đang đầy ra kia, họ đang rất mong có người gọi để chở về.

Tại sao cứ phải lái xe ra quán nhậu, nhậu xong thì lại leo lên xe lái về, để gây tai nạn cho chính mình và người khác? Nếu đã chủ đích đi nhậu, thì để xe ở nhà hoặc gởi ở cơ quan, hoặc chỗ nào giữ xe, đi xe buýt, taxi hay xe ôm đến quán, và đi về cũng bằng phương tiện công cộng. Có ai phạt người nhậu mà không lái xe đâu, ngoại trừ nhậu xong đập phá hay đâm chém nhau mà thôi.

Bỏ tiền nhậu thì được, còn bỏ tiền đi xe công cộng thì tiếc. Coi rẻ mạng mình và mạng người khác, làm phiền, gây khổ cho nhân viên y tế và người thân. Đó là cái văn hóa nhậu tệ hại, cần loại bỏ. Đừng viện cớ giảm thu thuế để bao biện cho việc nhậu xong lái xe về.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. “văn hóa nhậu”, khách wan mà nói, hoàn toàn hổng tệ hại . Bên đây có từ “redneck” là cổ đỏ lên mỗi lần uống bia rượu, giới này trở thành lực lượng cầm chuông chính mà trí thức trong nước, từ Ba Sạo chí tới các Tiến Sĩ Mạc Văn Trang & Nguyễn Ngọc Chu ca tụng . Đức tính “cao quý” nhất được trí thức trong nước ca tụng là họ “yêu nước” hơn những non-rednecks, alongside những đức tính cao quý khác như family-oriented, sùng đạo, God, guns & country.

    So, “văn hóa nhậu” hoàn toàn không xấu như bọn thổ tả tưởng . Đả kích “văn hóa nhậu” thường là những người theo khuynh hướng thổ tả, những kẻ đang bán đứng quốc gia cho nước ngoài . Với dân Mỹ, “nước ngoài” bao gồm những nước Cộng Sản mà Trung Quốc là 1, và những di dân từ những xíthole countries. Trong số đó, họ (rất) ghét những kẻ di dân nhưng vẫn giữ quốc tịch của nước xíthole cũ . Chánh quyền TT Trump target nhóm này, đã tống cổ 1 mớ về nước xíthole của mình, có cả người Việt . Đamn, phải chi TT Trump là người PAP thì có người giờ này đang mặc dù hổng có chức chủ ch*ch nhưng hành động như 1 chủ ch*ch thật sự với Hà Nội gòi . Hà Nội ơi, Huế hỡi, chạy đâu cho thoát!

  2. Nếu nhìn vào bản đồ thế giới về alcohol consumption, Việt Nam & Trung Quốc có cùng 1 màu, dưới mức trung bình của thế giới . Trong khi đó, tư bửn lại sậm hơn, chứng tỏ tiêu thụ bia nhiều hơn . Úc thì đỏ quạch lại lun .

    Lập luận bỏ bớt riệu bia để phát triển hổng có cơ sở đứng vững, hay nói thẳng ra, lập luận bia riệu ảnh hưởng tới phát triển khó mà xem như 1 luận chứng . Trung Quốc & Việt Nam khá đồng chí trong tiêu thụ chất cồn, nhưng rõ ràng nếu tính về phát triển, no matter which way you look at, Trung Quốc hơn hẳn VN về mọi mặt . Và níu xem tư bửn là phát triển, VN cần tiêu thụ riệu bia mạnh hơn nữa .

    Chỉ nhớ thía lày, TẤT CẢ các loại bia riệu nổi tiếng trên thía giới này, none of it phát xuất từ VN. Sake của Nhật, riệu Hồ Nam TQ cũng đã có mặt . Kiếm lòi con mắt cũng hổng thấy đồ VN chỗ nào .

    Những “tử vong” do chất cồn gây ra, ta nên xem đó là những mất mát đã được tính trước & có thể chịu đựng được . Hoặc có thể suy luận như Lưu Trọng Văn, luật nhân quả . Có người sẽ hỏi con nít thì có tội tình gì, well, chúng có tội từ kiếp trước, nhưng vì công lý hổng được thực thi trong tiền kiếp, những người có tội được hưởng 1 tuổi già an nhàn & cái chết bình an . Nhưng như Tiến Sĩ Mạc Văn Trang đã nói, luật nhân quả là quy luật vận hành cho cả vũ trụ, kiếp trước không trả thì kiếp sau trả . Lưới trời lồng lộng, thưa nhưng khó lọt . Có thể lọt kiếp này, nhưng kiếp sau sẽ bị người say xỉn tông vào mà tử thương . Cũng là mệnh Giời cả

    Ông bác sĩ này cần chiêm nghiệm về thế giới tâm linh . Có cần học Giáo Sư Nguyễn Đình Cống không ? Đúng, tiên thiên của ổng post-stroke, nhưng phần còn lại cũng hợp với dân trí các bác lém lém lun

    • Muỗi Tàu không nên “lanh mưu” lợi dụng “bản đồ thế giới về alcohol consumption” để qui kết rằng Tàu Vịt ít vi phạm nông độ cồn khi giao thông hơn các nước giàu có khác,
      vì 2 vấn đề nầy khác nhau xa!
      Đây là kiểu kết luận của họ Lưu, không phải lưu linh,
      và chỉ lừa được trẻ trâu Tung của…
      rằng thịt cọp trên bàn nhậu VN rất phổ biến, hoặc người Tàu dùng rất nhiều rượu cao hổ cốt…
      từ đó đưa đến kết luận “mật độ cọp còn rất rất nhiều ở miền rừng núi Tàu, Việt”, thế nên khỏi ghi cọp vào cờ, lộn, sổ đỏ.

      “Bản đồ thế giới về alcohol consumption” chỉ là thống kê sơ bộ bằng biểu đồ về mức độ tiêu thụ rượu, giúp khảo sát tổng quan về kinh tế (sản xuất,tiêu thụ, thị trường) và sức khoẻ (gánh nặng y tế và các hệ luỵ cần cảnh báo)
      Còn nơi nào vi phạm giao thông nhiều hơn (vì lý do nhậu nhẹt) là dựa vào trình độ văn hoá, ý thức tự trọng cá nhân cao và ý thức tôn trọng pháp luật (là phản diện của kỷ luật nặng và nghiêm minh, đủ sức răn đe thực sự kể cả với đứa giàu và quyền thế)
      Về mặt vừa nói, Việt Tàu là đồ bỏ. Do đó vi phạm dài dài.
      Bản đồ ghi mức tiêu thụ rượu ở 2 nước nầy (thực ra chỉ một chút xíu) không bằng với tư bổn, là do nhà nước cs hạn chế chút ít mức độ nhập khẩu rượu.
      Thì dân Tàu Việt ta nấu rượu ta mà nhậu đủ, nhậu chết bỏ. Cần gì phải mua ông nhà nước!
      Dzô dzô chăm phần chăm là khẩu hiệu đàn ông Tàu Vịt còn thích hô hơn là phải hô các Bác kính yêu của họ …sống mãi!

      Hãy tìm thống kê tử vong vì rượu trong giao thông, trong bệnh lý các loại do rượu, mà so sánh, khắc biết!

      Ở các nước tư bổn, dân rất sợ bị phạt vì say rượu trong khi giao thông, vì phạt cực nặng, hết lương luôn,
      và TÙ nữa…từ vài đến 5 năm tù vì lỗi nầy luôn.
      Rồi còn bị ông bảo hiểm đì nữa: tăng tiền bảo hiểm xe cộ lên 2 – 3 lần vì lỗi lái xe mà uống rượu.

      Xanh mặt.
      Không dám uống khi tg giao thông.
      Uống thì liệu mà đi xe công cộng.
      Về nhà uống. Chủ Nhật, lễ…tha hồ uống!

      • Lộn chuồng gòi cha nội ui . OK, its my fault vì chính tớ cũng hổng mún ai đọc kỹ còm của mình . Nhưng níu mún “phản hồi” thì làm ơn đọc kỹ dùm cái . Tớ viết kiểu “hiểu chít lìn, tại chỗ lun & ráng chịu” nên thường ít khi xài tới keywords, người Việt đọc phải rất … khó chịu, to say the least.

        “Lập luận bỏ bớt riệu bia để phát triển hổng có cơ sở đứng vững” có nghĩa 3/4 còm là để chứng minh luận điểm, theo tớ, (hoàn toàn) sai trái đó .

        “trẻ trâu Trung Quốc” khá hơn trí thức nước nhà nhiều, & về (rất) nhiều mặt . Họ nhìn ra những khả năng tiềm tàng của Việt Nam, mà ngay cả trí thức trong nước cũng chả nhận ra . Họ biết (rất) rõ tư di của người dân trong nước, và họ cũng rút ra cùng 1 kết luận với Phan Chu Trinh . Họ cũng chỉ ra khó mà thành công, vì cái lòng tự hào hão của dân “Việt” to quá . i better stop here.

        “chỉ là thống kê sơ bộ bằng biểu đồ về mức độ tiêu thụ rượu”

        i beg to differ. Cái bản đồ đó hổng có thể gọi là “thống kê sơ bộ”, vì đó là hard data. Đúng, nó hổng (mún) nói gì, nhưng chứng minh được là tiêu thụ chất cồn hổng dính dáng gì tới phát chiển .

        “hơn là phải hô các Bác kính yêu của họ …sống mãi!”

        Tại sao hổng học Giáo Sư Chu Mộng Long, 2 bố con bàn về chủ nghĩa Mác, có thể over booze, vào ngày Quốc Khánh ? Hổng dám khoe khoang, i did the same thin hồi còn trong đại học . Những late nites w lots of booze. Yes, chủ nghĩa Mác came up, thường là vậy . Vì những trí thức Mác xít ngoài này, phần lớn, trở thành những trí thức hàng đầu in their perspective fields.

        Nhưng phải công nhận Huephan đã có được 1 đột phá trong tư di . Lets keep it comin.

        & tớ ghét lập luận “con nít có tội tình gì” của những người chống phá thai . Khi thảy luật nhân quả, theo Tiến Sĩ Mạc Văn Trang là quy luật vận hành của cả vũ trụ, things not that simple no mo. Vứn đề là ta hổng bít được . Đúng, có thể 1 đứa trẻ sẽ thành 1 Einstein, nhưng cũng có thể trở thành Jeffrey Dahmer. fifty-fifty. Vì vậy, sây xẩm sau khi xỉn, rùi gây ra tai nạn, thậm chí tử thương, đúng, theo pháp luật thì có thể bị trừng phạt, nhưng níu xét zìa “đạo đức”, it aint that clear-cut. Tiến Sĩ Nguyễn Quang A (rất) ít khi đúng, but this is one of those rare moments when xít happen. Các chiên da chích đùi nên trân trọng & tận dụng .

  3. Kính chúc BS sức khỏe tốt – hạnh phúc – an lành và tiếp tục đóng góp cho đất nước.

Comments are closed.