Tên đường (Kỳ 4)

Nguyễn Thông

26-11-2023

Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2kỳ 3

Ở xứ này, mỗi tỉnh thành (hiện có 63 tỉnh thành, còn sắp tới gộp tách thế nào thì tôi không rõ, chứ trong đời mình tôi đã chứng kiến nhiều vụ khắc nhập khắc xuất rồi) đều có hội đồng đặt tên đường. Ấy là tôi nói dưới chế độ đương thời. Đủ ban bệ, thành phần, cứ nghĩ con ruồi bay không lọt.

Cũng giống như những hội đồng xét giải thưởng (Hồ Chí Minh và nhà nước), xét danh hiệu (nhân dân và ưu tú), phong học hàm (giáo sư và phó giáo sư), giám khảo tinh những ông nọ bà kia, còn kết quả thế nào chắc thiên hạ đã rõ. Lúc nào rảnh, tôi sẽ biên mấy chữ về vụ bình chọn sắp đặt này.

Nước ta, mỗi lần có biến cố lịch sử lại thêm lần đặt lại tên đường. Đổi tên đường đi lối lại còn đỡ, chứ có thời phá sạch sành sanh. Thế kỷ 16, nhà Mạc ngoài chính đô Thăng Long còn xây hẳn trên đất thang mộc huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) bây giờ một kinh đô nữa gọi là Dương Kinh, vua tôi quần tụ và làm việc ở đây. Khi nhà Mạc thua trận phải rút lên Cao Bằng, chúa Trịnh Tùng đã kéo quân về phá sạch bách mọi thành quách lâu đài trên cả vùng rộng lớn, đến cái móng cũng đào đem đổ ra sông Văn Úc. Hoàng thành Thăng Long thời Lý thời Trần nằm dưới mấy mét đất cũng là một ví dụ về sự tàn phá.

Khu di tích vương triều Mạc ở xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Nguồn: Báo PLVN

Mà chả riêng gì chúa Trịnh, sau năm 1954, cơ man đền đài miếu mạo, công trình dinh thự ở miền Bắc trong tay chính quyền mới cũng bị chung số phận, nhất là những di sản họ coi là tàn dư phong kiến. Trịnh phá Mạc thì sau này cộng sản lại phá Trịnh, rõ nhất là phủ Trịnh ở Vĩnh Lộc xứ Thanh, rồi cả Gia Miêu ngoại trang bên huyện Hà Trung, nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn nữa. Khắp miền Bắc, đình đền chùa bị phá tan hoang. Có hẳn bài hát kêu gọi “phá đình đi, phá đình đi”. Làng tôi có 3 cái đình cả thảy (có cái do dòng họ lớn xây dựng riêng), thờ vua và hoàng hậu nhà Mạc, thờ thành hoàng, bị xóa sổ cả ba.

Ông anh tôi bảo, may mà ranh giới bắc – nam ở vị tuyến 17, chứ lùi vào tận đèo Hải Vân thì kinh thành Huế và những lăng mộ vua chúa, lâu đài, ngọ môn… có khi chỉ còn đống gạch vụn. Ai ở miền Bắc khi ấy chắc còn nhớ câu thơ của ông Chế Lan Viên “Rồng năm móng vua quan thành bụi đất/ Mỗi câu thơ đều dội tiếng ta cười”, tiếng cười ha hả, hả hê, lạnh lẽo trước sự tàn phá.

Sự đổi tên đường ở xứ này thường đậm màu sắc chính trị. Bên thắng cuộc luôn áp đặt đường lối, quan điểm, thái độ của mình vào việc đặt tên đường, thông qua cái gọi là “Hội đồng đặt tên đường”. Cũng cần nhắc thêm, lịch sử và xã hội cần phải cảm ơn nhà báo Huy Đức (Trương Huy San, Osin) về cụm từ, thuật ngữ “bên thắng cuộc”. Một diễn đạt chung mà lại rất cụ thể. Tài. Cũng như cứ nói “vang bóng một thời” là người ta lại nghĩ ngay tới Nguyễn Tuân. Hành sự trên đời, để lại được một vài chữ cho thiên hạ dùng là điều cực khó, chỉ rất ít người làm được.

Gọi là “hội đồng” cho ra vẻ nghiêm túc, khoa học, chứ thực ra trong cái thể chế đảng lãnh đạo toàn diện, các thành viên hội đồng cũng chính là đảng chứ ai vào đây. Họ đặt tên là gì, tên lửa, kênh nước đen, bánh bơ đậu… dân cũng phải chịu.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Thương nhớ sao cho vừa hai Mái trường Xưa Hồng Đức & Phan Châu Trinh bên Góc đường LÊ LỢI, Phố biển Đà Nẵng
    **********************

    Đàn Én thiên di Nam Bán cầu
    Bỗng nghe đồng vọng tiếng Hải Âu
    Sao mình đi mãi chưa trở lại !
    Sẽ tái hồi chẳng biết bao lâu ?
    Hàn Giang con nước sao vẫn lạnh !
    Trường xưa Người cũ nay còn đâu !
    Lên Tháp Eiffel trông về Hải phố :
    Đà Nẵng Mai vàng nở thắm… sầu !

    TỶ LƯƠNG DÂN


  2. Thương nhớ sao cho vừa hai Mái trường Xưa Hồng Đức & Phan Châu Trinh bên Góc đường LÊ LỢI, Phố biển Đà Nẵng
    **********************

    Đàn Én thiên di Nam Bán cầu
    Bỗng Vọng nghe đồng vọng tiếng Hải Âu
    Sao mình đi mãi chưa trở lại !
    Sẽ tái hồi chẳng biết bao lâu ?
    Hàn Giang con nước sao vẫn lạnh !
    Trường xưa Người cũ nay còn đâu !
    Lên Tháp Eiffel trông về Hải phố :
    Đà Nẵng Mai vàng nở thắm… sầu !

    Paris, Xuân 2001

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  3. Khi vật đổi sao dời thì, dù là đỉnh cao tuyệt đối cũng sẽ trở thành một thời vang bóng thôi, bác ạ .
    Chính trị chóng suy tàn, văn chương nghệ thuật có giá trị chân chính lại sống mãi với thời gian .

  4. Bác này hổng có thẻ nhà báo nên có nhiều ý nghĩ khá lạc loài . Nếu bác là Huy Cận, có thể ý dở chen lẫn ý vừa

    “Cũng cần nhắc thêm, lịch sử và xã hội cần phải cảm ơn nhà báo Huy Đức (Trương Huy San, Osin) về cụm từ, thuật ngữ”

    Riêng tớ, đó là “hổng thể hiểu theo nghĩa thông thường”. Hãy quá đi mất! Nhà giáo Nhân dân Phạm Toàn nhận định, TẤT CẢ những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh nói ra đều là chân lý . Huy Đức hổng phải Bác Hồ, nhưng cũng có những đóng góp nếu quên sẽ là lỗi hệ thống . Hay là đám bò hường hường các bác lập ra ban tuyên giáo của riêng mình, thay vì mạnh người nào người đó nói, như đ vào mồm nhau thế này

    “cứ nói “vang bóng một thời” là người ta lại nghĩ ngay tới Nguyễn Tuân”

    Tớ khác bác NT. Với Nguyễn Tuân là “Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi”. Hình như Nguyễn Tuân có viết 1 bài về thịt chó, cũng hổng kém bài phở không người lái lắm . i could be wrong.

    “các thành viên hội đồng cũng chính là đảng chứ ai vào đây”

    Bác mún họ phải là ai ? “hội đồng” thời Ngụy có cho dân các bác tham gia không, methink NOT! Hồ Cương Quyết bị Ngụy tống vào ngục, nhờ Quốc Tế can thiệp mới thả ra, và ổng được mời đi diễn thuyết về chế độ ngục tù hà khắc dưới thời Ngụy . Những người khác chỉ là “những đồng chí chưa bị lộ” thui . Vả lại, ai là đảng viên cũng đáng kính trọng hít chơn hít chọi á . Nhà văn Phạm Đình Trọng, với tất cả sự mẫn cảm của nhà văn, đã viết ra phương trình có thể làm giáo trình cho môn Toán lun . Đó, 5000 dân thường chưa chắc bằng 1 đảng viên đâu . Dân TA cũng rất kính trọng đảng viên, hễ cứ đảng viên là tít mắt lại . Nhà bác Thông cũng thế, rất kính trọng đảng viên . Xem đảng viên như là 1 bảo chứng về tất cả những thứ tốt đẹp . Thì cái hội đồng đó là đảng viên là rất tốt, họ đã đặt tên đường rất đúng theo văn hóa cách mạng của các bác . Đường Phạm Văn Đồng, đường Võ Văn Kiệt, Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch … Toàn những thần tượng mãi mãi là thần tượng của các bác . Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên suối Các Mác, núi Lê Nin đó thì sao nào .

    Điều di nhứt tớ phàn nàn là cái hội đồng đó tư di hẹp quá . Chế Lan Viên còn viết được Bên đây biên giới là nhà, … Nên chăng mình mở tầm nhìn ra, bao gồm cả những danh nhân của thế giới . Tướng Bành Đức Hoài là người thân chinh đưa Bác Hồ qua biên giới . Rùi Tướng Trần Canh hoặc chiên da tra tấn Georges Boudarel mà trí thức như Nguyên Ngọc & Chu Hảo đã phụ giúp đem xương cốt hòa vào khí thiêng sông núi . Trường đại học Công An cũng đã có tượng Dzerzhinsky Iron Felix …

    “Ông anh tôi bảo, may mà ranh giới bắc – nam ở vị tuyến 17”

    We can get along famously. Theo lời kể của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Giao, vụ chia cắt đất nước là do âm miu của Trung Quốc & Mỹ, vì TQ hổng mún VN mạnh . Và vì vậy mới xoay qua đánh nhau, vì Mỹ hổng cho Cộng Sản thắng ở thùng phiếu . Và hổng ít trí thức nhà các bác xem cái này là âm miu của Trung Quốc, nên cứ ước “Nếu như”, kể cả trí thức hải ngoại . Tớ cũng thấu cảm với “may mà ranh giới bắc – nam ở vị tuyến 17”. Chỉ nhắc cái lày, sau khi đất nước bị chia cắt, nhà văn hóa Nguyên Ngọc, niềm tự hào của các bác đứng trên Tây Nguyên mà bức xúc vì miền Nam lúc đó không có cơ sở cách mạng nào . Niềm vui ngắn chẳng tày gang .

    Mong mún của tớ là con cháu hậu duệ cụ Nguyễn Tiên Điền nên ủng hộ hậu duệ nhà Lê, albeit Chiêu Thống, như ngày xưa . you already accomplished lining up tình yêu nước với yêu chế độ by vẫn giữ quốc tịch Xã hội chủ nghĩa, next one should be easy-peasy. Cả 2 cùng 1 lò với Polpot mà ra . Khieu Samphan làm bản luận án của mình ở Sorbonne đó chớ tưởng bở à

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây