Về dự án “hòn non bộ Hạ Long”: ĐBQH tỉnh Quảng Ninh từng đề nghị sửa luật để hợp thức hóa?

Thái Hạo

9-11-2023

Liên quan đến vụ lấp vùng đệm (khu vực bảo vệ 2) của di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh, có một chi tiết rất đáng chú ý. Đó là vào ngày 12/6/2023, bà Nguyễn Thị Thu Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã có phát biểu trên diễn đàn Quốc hội, đề nghị sửa đổi những điều luật có liên quan.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh. Nguồn: Quốc hội

Bà Hà cho biết, theo khoản 1, Điều 32 của Luật Di sản và điểm g1, thuộc khoản 1, Điều 31, Luật số 3, thì những dự án thuộc phạm vi khu vực bảo vệ 1 (vùng lõi) và phạm vi khu vực bảo vệ 2 (vùng đệm) của di tích phải thuộc thẩm quyền, chủ trương đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Và theo bà, quy định này là “chưa phù hợp với việc xây dựng các công trình nhà dân cũng như cần xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là bất cập và tạo gánh nặng về thủ tục hành chính cho địa phương, doanh nghiệp và người dân”.

Vậy nên, bà đề xuất chuyển quyền chấp thuận chủ trương đầu tư từ Thủ tướng sang cho UBND tỉnh, vì “Các nội dung nêu trên thì gây khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong việc triển khai thực hiện trong vấn đề phát triển kinh tế – xã hội”.

Vấn đề là, trước phát biểu đề nghị sửa luật này của bà Nguyễn Thị Thu Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh hơn 2 năm, thì dự án Khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3787/QĐ-UBND ngày 29/10/2021. Và vấn đề nữa là bà Hà cũng mới đề nghị sửa luật, chứ luật thì chưa được sửa.

Một dự án phải do Thủ tướng chấp thuận, nhưng UBND tỉnh Quảng Ninh đã “làm thay”, và hơn hai năm sau thì một ĐBQH của tỉnh này mới đề nghị sửa luật, phải chăng là để cho phù hợp với “thực tế”?

Việc làm này của UBND tỉnh Quảng Ninh phải chăng là “tiền trảm hậu tấu”, hay là cố ý làm liều để sau đó “vận động” sửa cả luật nhằm hợp thức hóa những sai phạm của mình?

_____

Ghi chú: Tựa bài do Tiếng Dân đặt

Bài liên quan: Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào? (báo Quảng Ninh). – Phát huy vai trò của đại biểu Quốc hội trong giám sát cán bộ và công tác cán bộ (BNV). – Vùng đệm vịnh Hạ Long bị san lấp làm biệt thự, nhà liền kề? (Người Đô Thị). – Dừng thi công dự án uy hiếp Di sản vịnh Hạ Long (TN). – Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị làm rõ đánh giá tác động môi trường của dự án lấp vùng đệm vịnh Hạ LongVụ lấp vùng đệm vịnh Hạ Long: Phạt chủ đầu tư 125 triệu đồng (TP).

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Trích Dương Quốc Chính “bố mẹ không để lại được sự giàu có về tài sản, mà chủ yếu là kiến thức, biết dạy con nhận thức đúng sai về lịch sử, chính trị”

    Dont you wish bố mẹ của DQC nên để lại sự giàu có về tài sản . Chớ “kiến thức, biết dạy con nhận thức đúng sai về lịch sử, chính trị” coi như moot trong chiện này với Dương Quốc Chính gòi

  2. Các quan “đại biểu” …đều thuộc về 1 nhóm quyền lực nào đó, tức là đại bỉểu cho
    lợi ích cục bộ của phe nhóm mình, chứ không phải “đại biểu nhân dân” gì cả.
    Trong thời gian mới đây, đã từng có những ĐBND. dám lên tiếng đòi hỏi quyền lợi
    chung cho toàn xã hội như Trương Trọng Nghĩa, Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân,
    thậm chí có bà người dân tộc (Ksor Bơ Khắp ?) thì nay họ đều bị loại khỏi quốc hụi
    đảng chỉ tay toàn tập nên hiện nay đều là đại biểu “mẹ (Cs)) đặt đâu con ngồi đó”
    chỉ biết,, ăn theo nói leo hay gật đầu !

  3. Đại biểu Quốc Hội hay đại đểu cuốc hội, hội đồng cuốc với nhau sao cho tài nguyên quốc gia chạy tót về bên Tàu. Giống như mỏ Đồng Tụ Long trước đây là của Việt Nam do Chúa Trịnh tranh đấu đòi lại nhưng nay nó nằm sâu trong đất Trung Cộng đến 40 km lận. Từ ngày cái đảng súc vật này nắm quyền thì Vn đã bị mất nhiều biển đảo cũng như trên đất liền.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây