Một số ngụy biện bao che

Nguyễn Đình Cống

4-11-2023

Đó là những ngụy biện nhằm bao che cho những người chịu trách nhiệm chính trong việc làm suy thoái nền giáo dục (GD). Các ngụy biện này được dùng trong bài của GS Lê văn Canh, đăng trên báo VietNamNet ngày 1-11-2023 dưới nhan đề “Những nghịch lý giáo dục trong nền kinh tế thị trường”. Ngụy biện theo kiểu “Lập lờ đánh lẫn”.

GS Canh có lẽ muốn xuất phát từ ý nghĩ tốt là tìm cách giải thích và xoa dịu nghịch lý trong GD, nhằm chấn hưng nó, nhưng chắc vì sợ đụng chạm quyền lực mà né tránh điều lo sợ. Làm như vậy thì lợi bất cập hại, liệu có ai nghe theo hay không, hay lại tự làm tổn thất thanh danh.

Thứ nhất là đánh tráo khái niệm. Kinh tế thị trường (KTTT) và KTTT định hướng XHCN là hai khái niệm không thể lẫn lộn. Lãnh đạo Việt Nam vận động nhiều quốc gia công nhận mình là nước có nền KTTT, nhưng chưa thấy nước nào công nhận vì họ không thấy nền KTTT đúng nghĩa ở Việt Nam mà chỉ thấy một quái thai có đuôi định hướng XHCN.

Trong một nền KTTT đúng nghĩa không hề có “nghich lý giáo dục” nào hết. Điều này không cần chứng minh bằng lý luận dài dòng mà hãy nhìn vào những nước có nền KTTT mà các gia đình Việt Nam đua nhau đổ tiền vào cho con cái họ đến đó du học để “tị nạn giáo dục”. Những đại gia cho con đi du học là chuyện thường, những gia đình chỉ tạm đủ ăn mà cố để cho con đi học ở nước ngoài thì đó hẳn là tị nạn giáo dục.

Ở Việt Nam hiện nay có nghịch lý về GD rất nhiều, rất lớn, làm cho GD đi chệch hướng, xa rời bản chất của một nền GD tiến bộ. Đó là tính nhân bản và khai phóng. Nghịch lý GD do nguyên nhân khác gây ra chứ không phải do KTTT.

Từ đánh tráo khái niệm chuyển thành lập lờ đánh lẫn nguyên nhân và trách nhiệm trong việc làm suy thoái GD. Trong bài viết trên, GS Canh đưa ra quan hệ giữa hai bên A-B để xem xét. Bên A là ngành giáo dục, tuy có một số yếu kém, nhưng đã có đóng góp cho sự phát triển của đất nước với những cố gắng của đội ngũ giáo viên và đóng góp của những cựu học snh. Bên B là dư luận của xã hội mà đại diện là những người phản biện, thường chỉ vạch ra những mặt yếu kém của GD.

Thế rồi GS đưa ra mệnh đề đặt ở đầu bài: “Nếu dư luận xã hội chỉ tập trung vào những yếu kém mà không thấy những cố gắng của ngành giáo dục thì nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng xa nhau, tạo ra hiệu ứng tâm lý thiếu tin cậy lẫn nhau”.

Mệnh đề trên ẩn chứa một số ngụy biện. Thứ nhất là, có một số giáo viên tận tâm với giáo dục và có một số học sinh trở thành các chuyên gia xuất sắc, có đóng góp cho xã hội, nhưng họ không phải là sản phẩm chính của nền giáo dục công lập của Việt Nam hiện nay; mà phẩm chất, tài năng của họ đã được hình thành từ những hạt giống tinh thần của “tiên thiên”, là những thứ đã hình thành từ trong bào thai trước khi sinh.

Thứ hai là lập lờ, chỉ mới thấy thầy và trò trong GD mà chưa thấy vai trò của lãnh đạo. Những yếu kém trong GD chủ yếu do lãnh đạo tạo ra mà cả thầy và trò là nạn nhân.

Thứ ba là bỏ sót, nghịch lý trong GD cũng không phải chỉ do lãnh đạo của ngành chịu trách nhiệm vì GD của Việt Nam phải phục vụ chính trị, phải đặt dưới sự khống chế của Tuyên giáo đảng.

Ngụy biện còn thể hiện rải rác trong bài. Chẳn hạn như, GS cho rằng “Trong cuộc cạnh tranh các trường công lập đang rơi vào thế yếu” vì lương thấp. Đúng là thế yếu nhưng do lãnh đạo tạo ra chứ không phải do “Trời sinh ra thế”. Đây là ngụy biên kiểu “đổ vấy”. Cái thế yếu nhất của các trường công lập là bị khống chế, mất tự do trên nhiều mặt.

Gs Canh viết tiếp: “Những vấn đề của giáo dục là hệ quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố kinh tế và văn hoá – xã hội có ảnh hưởng lớn và không thể giải quyết chỉ bằng sự nỗ lực của ngành giáo dục mặc dù ngành giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục Việt Nam hiện nay giống như cách miêu tả của nhà thơ Tản Đà: “Đường xa gánh nặng xế chiều, Cơn dông biển lớn mái chèo thuyền nan”.

GD chịu ảnh hưởng lớn của kinh tế, văn hóa, xã hội là đúng, nhưng đó mới chỉ là một phần sự thật. Còn phần quan trọng nhất đã bị bỏ qua, không phải vì không thấy, mà né tránh. GS né tránh trong lúc một người có hiểu biết bình thường thấy rõ, đó là sự lãnh đạo của đảng, GS không dám chạm vào. Phải chăng vì sợ.

GS đưa ra hình ảnh “Đường xa, gánh nặng…” một ví von không sát chút nào. Đúng là gánh nặng nhưng không phải do “lịch sử giao phó” chuyên chở thứ quý giá, mà do vô minh, chất vào gánh những thứ đất đá rác rưởi. Không có cơn dông nào cả, mà chỉ có sự vô minh. GS còn khuyên: “Hướng mắt lên các vì sao trên đôi chân bám chặt vào đất”. Lời khuyên nghe hay, nhưng bám thế nào được khi đất dưới, chân đang hóa bùn.

Muốn chấn hưng giáo dục, khắc phục nghịch lý thì trước hết phải tìm được nguyên nhân cơ bản và chỉ ra người chịu trách nhiệm chính, theo phương châm do Tổng Bí thư đảng nêu ra là không có vùng cấm, không hạn chế phạm vi. Thế thì có gì mà phải sợ.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Cho tớ được phép phủ định sạch trơn bài này của ô C, đơn giản vì ổng hổng hiểu con cá sặc gì hết về cái-gọi-là “giáo dục” ngoài này

    “những ngụy biện nhằm bao che cho những người chịu trách nhiệm chính trong việc làm suy thoái nền giáo dục”

    Cái này thì … uh, sao nhẩy . Vì ai cũng có tội nên rốt cuộc, chả ai có tội cả . Ô C đã chỉ ra ngày xưa tốt lành là thế, cho tớ thêm, bộ sách của Nhà Giáo Nhân Dân Phạm Toàn là the last of the mohicans. Sau đó cho tới này thì … Thui rùi lủm ui! Thời điểm bắt đầu của “thoái hóa” trong tất cả mọi thứ mà giáo dục chỉ là 1 coincide với cái-gọi-là “Đổi Mới”, and yet, everyone seems to agree những người phát động ĐM là những trí thức lớn, là những người có công chớ hổng phải có tội . Then, to explain wtf is goin on rite now, họ tưởng tượng ra (tất cả) những kẻ sau họ là những kẻ có tội .

    What ĐM did là Phúc up mọi thứ, đảo lộn mọi giá trị, thay đổi mọi tư di . Thoái hóa, theo định nghĩa, là rời bỏ bản chất ban đầu của nó để đổi thành những thứ khác, ĐM did exactly that, Phúc up mọi giá trị, thay đổi mọi tư di . Vứn đề là ĐM destroyed cái cũ, nhưng cái “mới” là gì thì có Trời mới biết, dẫn tới tình trạng mọi người bảo nhau làm gì cũng được miễn là khác cũ . Voilà, this is what we got, & it gettin worse by the day.

    Không day mặt chỉ tên, đã vậy còn tôn vinh những cá nhân chịu trách nhiệm cho the perpetual xítstorm gọi-là Đổi Mới thì mọi thứ chỉ là ngụy biện thui . Which means just about everyone. Và vì ai cũng có lỗi, then chỉ còn cách xem chuyện “có lỗi” hổng phải là “có lỗi”, có nghĩa chả (còn) ai có lỗi cả .

    “Trong một nền KTTT đúng nghĩa không hề có “nghich lý giáo dục” nào hết”

    Hổng bít gì thì im đi ô C ạ . Ở ngoài này TẤT CẢ các nhà nước đều rút giáo dục ra khỏi cái bàn tay vô hình của Thị Trường, tài trợ cho nó tới 95%. Những trường “tư”, chỉ có 1 thiểu số là thành những Harvard … còn lại chỉ là những diploma mills, chiếm tới hơn 70% thị trường . Tất nhiên, ở VN thì ông thiến sót Nguyễn Ngọc Chu đề nghị cho tư nhân hóa giáo dục . im not even surprised knowin what i know về “trí thức” XHCN. Vứn đề là job market bên này kỵ tối đa mấy cái diploma mills, thậm chí những tên đó trở thành filters cho HR bên này . Resume nào mà có mấy cái tên đó thì bị loại ngay từ vòng gửi xe, nên tình hình không/chưa đến nỗi tệ . Riết rùi chúng biến thành những thứ continuing eds cho người cao tuổi, dạy vẽ, nấu ăn, cắm hoa này nọ .

    “GS Canh đưa ra quan hệ giữa hai bên A-B để xem xét”

    Haha, cùng 1 lò ra cả

    “đã được hình thành từ những hạt giống tinh thần của “tiên thiên”, là những thứ đã hình thành từ trong bào thai trước khi sinh”

    Tạ Dzu khỏi phải lo nữa nhá . Khoa học ở VN vừa khít khìn khịt vũ trụ quan thế này thì … Hèn chi, VN vẫn ổn định trong hòa bình .

    Chiện “nhân bản & khai phóng”, tùy cách nhìn thui . Cứ nói giáo dục Ngụy là thía, nhưng rõ ràng theo những trí thức đáng kính như Lữ Phương & Vũ Hạnh, its anything but. Và đa số -nói cho rõ- dân ta đã làm cách mạng để lật đổ nó, có nghĩa những quan điểm của Lữ Phương, Vũ Hạnh & the likes đã thành những chân lý cụ thể, được sự ủng hộ của đa số -nói cho rõ- dân ta . “thoái hóa” hàm ý đã có 1 quá khứ tốt đẹp hơn, then wtf ya waitin fo? Bring it back, bring it all back.

    Từ đâu mà ta có được những trí thức đáng kính như ngày hôm nay, không khó để mà biết . Then, hãy đi lại “Đường Chúng Ta Đi”, con đường được chủ nghĩa Mác-Lê khai phóng đưa tới các nước XHCN.

    Chiện “phụ thuộc vào chánh chị” thì đâu cũng thía mà thui . Giáo dục tư bửn đào tạo ra những người tư bửn . Hổng tin cứ ngó vào Wall St, rùi xem những phin như The Wolf of Wall St. Giáo dục của TA, mục đích là đào tạo ra con người XHCN, then, stick to it, đừng có tạt ngang tạt ngửa nữa . Chỉ lói thía lày, cái giáo dục wtfchamacallit này đúng là hổng còn tạo ra được những con người XHCN nữa, ngoại trừ thiểu số, theo ô C, đã được hình thành từ những hạt giống tinh thần của “tiên thiên”, là những thứ đã hình thành từ trong bào thai trước khi sinh”, aka truyền thống cách mạng của gia đình, mà những người đó hổng có nhổ toẹt vào . Vứn đề là nó hổng chỉ tạo ra những người phản XHCN, mà nó tạo ra anything but XHCN. Đáp số đúng thì chỉ có 1, nhưng đáp số sai thì vô thiên lủng, đơn giản vì nếu hổng phải là đáp số đúng, tất cả những đáp số khác đều sai .

    “sự lãnh đạo của đảng”

    Điều này là tốt, well, used to be. Ô C ngay trong bài trước cũng chỉ ra giáo dục tệ hại là do chậm triển khai nghị quyết, chính sách của Đảng cho giáo dục . Đảng phân công Nhà Giáo Phạm Toàn chủ trì 1 tổ công tác soạn sách GK cho miền Nam giải phóng . Các trí thức, Nhà giáo Phạm Toàn included, tự hào vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, cũng là đất nước, giao phó … Đọc những trí thức đáng kính như các bác, one cant help but phải cảm thán “Bao giờ mới tới ngày xưa!”

    “Muốn chấn hưng giáo dục, khắc phục nghịch lý thì trước hết phải tìm được nguyên nhân cơ bản và chỉ ra người chịu trách nhiệm chính, theo phương châm do Tổng Bí thư đảng nêu ra là không có vùng cấm, không hạn chế phạm vi

    EXACTLY, và tớ hoàn toàn ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng . Nhưng ở VN hiện nay chưa có ai “dám” cả, ngoài “Đảng của Nguyễn Phú Trọng”. Đảng đã khai trừ 1 số cá nhưn, đúng, hoàn toàn hổng đủ, nhưng có còn hơn không, có còn hơn không . Cuối cùng chính Đảng mới là 1 tổ chức ngụy biện-free. Nhưng ngoài Đảng … cứ đọc ô C thì biết . Bài nào của ô C cũng là 1 chỉ dấu “trí thức” nhà mềnh là 1 El Dorado của ngụy biện . Con nít nhà các bác chắc đem ngụy biện ra chơi tạt lon hay đánh đáo, thay vì giấu kín trong nhà .

    Giáo dục chỉ là 1 trong những, & TẤT CẢ mọi thứ turn side-ways đều có nguồn gốc từ ĐM. Tớ ủng hộ Ls Đặng Đình Mạnh, Đảng cần ĐỔI ĐÚNG, và chiện này phải làm nếu muốn thấy đất nước phát triển . Đúng, hổng thỉa nóng vội, vì ĐM đã có 1 khoảng thời gian bằng với cuộc kháng chiến chống Mỹ để bám rễ, bắt chuỗi trong xh. Nhưng ta có thể làm 1 cách ôn hòa & có học, không nóng vội . Từ từ rùi khoai cũng nhừ . Chỉ nên tạo cho TẤT CẢ cán bộ của Đảng 1 ý thức về tính quan trọng, the grave severity của vấn đề . ĐỔI ĐÚNG HAY LÀ CHẾT! Có thể làm từ từ, vì nóng vội cũng đưa tới hổng ít những nguy hiểm . Nhưng PHẢI LÀM . Cứ từ từ như vầy là (rất) tốt . Không nóng vội sẽ cho trí thức đủ thời gian để biện hộ, be it hòa hợp harmony hay những thứ Lê Nguyễn Di Họa đang spew out.

  2. Nhân bản và khai phóng là triết lý của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa.
    Đảng cẩu sản VN cưỡng bức hàng triệu đồng bào đổ núi xương sông máu vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn, tiêu diệt Việt Nam Cộng Hòa thì ắt phải xóa bỏ cái triết lý ấy, xây mới một nền giáo dục kinh tế thị trường XHCN nhầy nhụa bùn đất.
    Nguyên nhân gây ra hiện trạng của nền giáo dục VN hôm nay chính là do sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của cẩu sản VN.
    Mọi sự biện bạch chỉ là ngụy biện.

  3. Theo lời bàn của GS Cống, tôi vào đọc bà của ông tên là GS Canh. Thật lòng, bài viết dài dòng, không “thông điệp” này khiến tôi nhớ đến câu của ông viện trưởng Viện KTTƯ: “Có những GS ăn không nên đọi, nói không nên lời”. Những ý của GS Canh có lẽ chỉ cần khoảng 500 từ.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây