Sách giáo khoa và trách nhiệm nhà nước

Huy Đức

2-10-2023

Ảnh chụp màn hình bài báo Thanh Niên

Tôi đang tự hỏi, tại sao đã “được lời” của ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh mà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo [GD-ĐT] Nguyễn Kim Sơn lại không triển khai “biên soạn một bộ sách giáo khoa [SGK]”.

Đứng ra soạn SGK, ông Sơn vừa có cơ hội đăng ký lập trường, “phát triển sự nghiệp giáo dục [theo] nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; vừa có cơ hội giải ngân 400 tỷ.

Tiền cũng là một công cụ đắc lực trong thực hành chính trị.

Khi theo dõi các ý kiến về đề tài này, đặc biệt là ý kiến của các thành viên trong Ủy ban của ông Vinh, thấy rõ, cách hiểu “trách nhiệm Nhà nước” của nhiều đại biểu Quốc hội là rất khác với cách hiểu của ông Vinh [“Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK là để thể hiện trách nhiệm của Nhà nước”].

Việc nhà xuất bản Giáo Dục chấm dứt độc quyền in SGK và xã hội hóa, để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa, là một bước tiến về mặt chính sách [cho dù, có thể nhờ vào mối “quan hệ đồng hương “của ông Ngô Trần Ái chứ chưa chắc đã nhờ vào tư duy cải cách từ Bộ]. Và điều mà chúng ta chứng kiến là rất hiển nhiên, chỉ khi Bộ Giáo dục không không trực tiếp biên soạn và kinh doanh sách giáo khoa, Bộ mới có thể làm tốt trách nhiệm của mình, thể hiện đúng vai trò nhà nước trong giáo dục.

Quan sát các đời bộ trưởng Giáo dục, thấy ông Nguyễn Kim Sơn là rất ít ồn ào. Ông Sơn cũng là người ít tuyên bố và ít đưa ra chính sách mới. Làm chính trị thì chắc ai cũng muốn để lại dấu ấn, nhưng chưa đánh giá đầy đủ tác động của chính sách mà đã ra chính sách thì hậu quả mà con em gánh chịu cũng rất khôn lường.

Đất nước rất cần những người dám nghĩ, dám làm, nhưng có những lĩnh vực và có những “chính trị gia” [tôi không có ý nói ông Vinh hay ông Sơn], thay vì cứ nhảy choi choi làm màu, việc họ ngồi yên đã là cống hiến.

 

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Sách giáo khoa là việc hệ trọng thuộc tầng vĩ mô, bởi nó mang những kiến thức mà nhân loại đã đúc kết,nó phải thể hiện rõ nét nhất cách làm giáo dục, là nền tảng cơ bản . … Không thể có chuyện à uôm dông dài :sách giáo khoa không phải là pháp lệnh, mà chương trình mới là quyết định…. Khái niệm xã hội hóa kiến thức không có nghĩa là ai muốn đưa gì vào đó cũng được bởi đúng sai với phương tây họ nhìn ra ngay, nhưng với Vn thì… lại tiếp tục sai đâu sửa đó…vì nếu giỏi thì đã có sản phẩm rồi, trứng gà không thể ra đại bàng..Mọi thành phần có thể tham gia vào việc soạn sách giáo khoa, không biết mấy bác “Hai lúa “có được tham gia không, vì các bác chế tạo được rất nhiều máy móc nông nghiệp…

  2. Ông Vinh lại muốn Bộ GD “ôm” lấy tuốt và biến nó thành một “phòng giáo vụ quốc gia” thay vì là nơi nghĩ ra đường lối giáo dục. Không biết cái ông Vinh này lòi từ đâu ra mà làm chủ nhiệm UBGD của QH? Đúng là “cuốc hội” thật!

  3. Nếu quả thực đây là lời của ông Nuyễn Kim Sơn,BT GD$ĐT :“Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức học liệu của nhà nước hay không “ thì chửng tỏ ông đã biêt rất chính xác phương pháp đường lối giáo dục làm sao để đạt được mục đích của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.Như vậy tại sao ông không chỉ đạo triển khai chính sách này cho ngành giáo dục mà lâu nay vẫn để cho dư luận xã hội tranh cải.Không lẽ BT GD né tránh các thế lực “kinh doanh sách giáo khoa” tranh giành (?).Thiển nghĩ : chương trình một môn học/lớp là duy nhất, thống nhất đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ lâu kể cả chế độ cũ rất thành công,không bàn cải.Còn học liệu (sách giáo khoa chẳng hạn…) thì đa dạng linh hoạt thì quá đúng và người ta đã áp dụng lâu rồi và đấy cũng là tùy thuộc vào thấy giáo lên lớp.

  4. HỌC GIẢ THÁI BÁ TÂN.

    Thật xấu hổ, tiến sĩ
    Và giáo sư của ta,
    Đủ ban này, bệ nọ,
    Đủ cả gần, cả xa.

    Dân giao cái nhiệm vụ
    Soạn sách cho trẻ con.
    Thế mà hì hục mãi
    Soạn cũng chẳng ra hồn.

    Bây giờ cộng đồng mạng
    Nó chửi cho lút đầu.
    Chỉ giỏi cái danh hão,
    Mà vớ vẩn, ngu lâu.

    Vì sao? Các bác hỏi.
    Vì đơn giản một điều.
    Ta, giáo sư, tiến sĩ
    Trót được phong quá nhiều.
    *
    Tương tự, trong điện ảnh.
    Vì đạo diễn, diễn viên
    Toàn “nhân dân”, “ưu tú”,
    Nên phim toàn điên điên.

    Lịch sử ta không kém
    Thằng Hàn và thằng Tàu.
    Thế mà phim lịch sử
    Tìm mãi chẳng thấy đâu.

    Đến các trang phục cổ
    Chẳng ai biết là gì.
    Trình độ ta thế đấy.
    Tin hay không thì tùy.
    *
    Suy đi rồi ngẫm lại.
    Các vấn đề của ta,
    Cách này hay cách nọ,
    Từ cơ chế mà ra.

    NGUỒN MẠNG

  5. “Quan sát các đời bộ trưởng Giáo dục, thấy ông Nguyễn Kim Sơn là rất ít ồn ào. Ông Sơn cũng là người ít tuyên bố và ít đưa ra chính sách mới.”
    À, Nguyễn Kim Sơn có cái tướng Đằng Xà Nhập Khẩu, cũng còn gọi là Đằng Xà Tỏa Thần, Tỏa Thần = Khóa Môi, mồm mép bị rọ, nói năng gì nữa.
    Khó mà vào cái bộ không bộ trưởng được, phí tiền cho bọn bồi bút mà thôi.

  6. Cái trách nhiệm ở đây được hiểu chính là trách nhiệm về nội dung của sách giáo khoa, học gì, học như thế nào… để ra thầy thợ,để đủ khả năng tiếp thu, đủ khả năng sáng tạo,để không bị tụt hậu…. Một sự thật ai cũng biết, thế giới với những môn học truyền thống, người ta làm ra bao nhiêu thứ, kể cả những laptop, điện thoại thông minh, internet… mà hàng ngày những người làm cải cách giáo dục Vn vẫn sử dụng, để họ ngồi đó và nghĩ ra cách làm khác những gì mà nhân loại đã đúc kết và đã được kiểm chứng. “Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức học liệu của nhà nước hay không “-Đó là lời nói của người đứng đầu ngành giáo dục .Cái quan trọng nhất là phải chỉ ra được những bằng chứng thuyết phục rằng chương trình này, học liệu này…. sẽ đi được đến kết quả bởi tính đúng đắn của nó thì không có và thay vào đó là lời hẹn câu giờ mấy năm nữa sẽ trả lời …Dám nghĩ dám làm nhưng sai sẽ là phá hoại, im lặng câu giờ nhiều khi thể hiện kém cỏi về khả năng kiến thức nhưng nhiều mưu mô thủ đoạn….

Comments are closed.