Nguyệt Quỳnh
22-10-2023
Hàng ngày trên con đường kiếm sống, thỉnh thoảng ta vẫn nghe cây khế trước nhà tiếng kêu của một loài quạ “ăn khế trả vàng, may túi ba gang mà đựng”. Dân ta ai cũng may sẵn những chiếc túi ba gang. Thời mở cửa, ai cũng hăm hở, ai cũng tưởng mình đã hốt đầy vàng trong cái kho của trời đất. Có biết đâu rằng vàng đã cho đi cả, chỉ còn lại sỏi và đá trong chiếc túi ba gang của mình.
Ta cho đi hết, cho hết cả … từ tài nguyên, của cải cho đến những giá trị cốt lõi. Và thế là đất không còn lành, chim không muốn đậu. Bầy chim túa đi thiên di mang theo tất cả, tuổi trẻ, tình yêu, nhiệt huyết… rời bỏ đất nước mình!
Người dân nghèo khó ra đi, người giàu có cũng ra đi, cán bộ quan chức chính quyền cũng tìm cách thu vén đưa con cái cùng tài sản ra đi. Ngày xưa, thuyền nhân ra đi bất kể sống chết. Ngày nay, đất nước hoà bình, phát triển, người dân cũng ra đi bất kể sống chết. Chúng ta mất hết, mất hết, … khế trên cây cũng không còn. Thỉnh thoảng lại nghe vọng lại những lời xin lỗi vang lên từ những chuyến xe tải đông lạnh:
– “Con Tuân đây. Con xin lỗi. Con không chăm sóc được mọi người. Con xin lỗi. Con không thở được. Con muốn quay về với gia đình mình. Mọi người hãy sống tốt”.
– “Con không thở được. Con xin lỗi. Con phải đi bây giờ”.
– “Con xin lỗi bố mẹ nhiều mẹ ơi, con đường đi nước ngoài không thành, mẹ ơi, con thương bố mẹ nhiều, con chết vì không thở được”.
Có lúc lời xin lỗi ấy lại thầm lặng, hòa cùng tiếng sóng biển. Chúng ta chỉ được biết đến khi những quốc gia sở tại thông báo về những thây người Việt trôi ở vùng biển Đài Loan, hay chiếc phao trống người, bập bềnh trôi ở vùng biển tây Flanders, Thuỵ Sĩ.
Ôi! Xin lỗi, xin lỗi, … ai là người cần nói lời xin lỗi, cái anh Ba, cô Út áo nâu, khăn rằn ngày xưa đó ơi!
Làng quê, bãi mía, cầu ao, ánh trăng nằm đó đơn côi. Trong căn nhà, mẹ ngồi nhớ con. Nhớ những tháng ngày nhà mình còn là mái lá, nhớ tiếng cười con rớt lại nơi cây khế, nơi gốc mít, nơi bờ ao trước hiên nhà. Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu tự dưng mà nghe đứt ruột:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
(Chạy Tây – Nguyễn Đình Chiểu)
***
Nói với K&T:
Con ạ, cách đây năm năm, cũng đúng vào ngày 23/10/2019, một thảm trạng xảy ra tại hạt Essex, đông bắc London đã làm chấn động toàn thể nước Anh. Cảnh sát đã được thông báo rằng, trong một xe tải đông lạnh (container) tại khu công nghiệp Waterglade, có 39 người nhập cư đã chết vì ngạt thở.
Vụ việc này cũng gây rúng động chính trường Vương quốc Anh, từ Thủ Tướng Boris Johnson, cho đển các vị lãnh đạo những đảng phái chính trị. Sự rúng động đến từ nỗi thương tâm dành cho những ước mơ thiện lành của những người trẻ Việt Nam. “Người ta vẫn nghĩ rằng đi ra nước ngoài mọi sự dễ dàng hơn, kiếm tiền dễ, có thể gửi được nhiều tiền về để giúp đỡ gia đình, để xây nhà to cho bố mẹ, để giúp nuôi các em ăn học…”
Những lời xin lỗi được tìm thấy trong 50 chiếc điện thoại mà cảnh sát Anh thu thập từ hiện trường đã được công bố trong một phiên toà xử những kẻ buôn người ở Luân Đôn: Lời xin lỗi đầu tiên là của một người tên Tuân gởi cho vợ, con và mẹ của anh. Lời thứ hai của một người nam gởi cho gia đình. Lời cuối cùng của cô Nguyễn Thị Trà Mi gởi lại cho bố mẹ.
Nhiều người dân địa phương đã đến đặt hoa ở nơi ấy. Nơi những người trẻ Việt Nam ra đi, mang theo mình niềm mơ ước về một miền đất hứa và một tình yêu thắm thiết dành cho người thân và gia đình.
HỌC GIẢ THÁI BÁ TÂN
“Mẹ ơi, con khó thở.
Con đang chết… mẹ ơi…”
Tổ Quốc ơi, người Việt
Đang chết ở xứ người.
Tổ Quốc ơi, hãy hỏi,
Vì sao nhiều đồng bào
Phải mất tiền để chết?
Xin hãy hỏi: Vì sao?
Đồng bào ơi, đau lắm.
Đau không nói nên lời.
“Mẹ ơi, con khó thở.
Con đang chết, mẹ ơi…”
Con gái ơi, con chết,
Lỗi bố mẹ, ông bà.
Những người đang khó thở
Ngay ở trên quê nhà.
Tổ Quốc ơi, hãy hỏi,
Vì sao nhiều đồng bào
Phải mất tiền để chết?
Xin hãy hỏi: Vì sao?
NGUỒN MẠNG
Từ xa xưa, bên Tàu đã nhận ra
苛政猛於虎也
Hà chính mãnh ư hổ dã.
Chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp vậy.
Có thể chết, nhưng đành tìm đường sống trong cái chết.
Câu nói thời vượt biên bằng thuyền:
“Một là con nuôi cá, hai là má nuôi con, ba là con nuội má.”.
Xin lỗi, xin lỗi, xin lỗi.
Biết xin lỗi thế nào để dịu được nỗi đau của người thân tựa cửa chốn quê nghèo ?
No Star Where. Vì vẫn còn hổng ít những người, toàn loại có lương tri cả, vẫn thấy mình có trách nhiệm với Đảng, cũng là với đất nước . Họ là những người luôn trung thành với Đảng cũng là với đất nước . Những trí thức được chủ nghĩa Mác-Lê tạo thành, chó cậy gần nhà, họ cần sống gần Lăng, hay những nơi nào Chủ tịch Hồ Chí Minh được kính trọng . Bây giờ có cả 1 loại người cần Đảng giải cứu để thoát khỏi những địa ngục covid, tác giả, 1 người với tình yêu Đảng cũng là yêu nước nồng nàn, nên tự hào về điều này . Đó là chưa kể những trí thức tuy ở tận trời Tây, lò ấp của chủ nghĩa Cộng Sản thế giới, vẫn không bao giờ từ bỏ quốc tịch nước Việt Nam Xã Hội Chủ nghĩa . Họ luôn nghĩ cuộc sống ngoài này chỉ tạm bợ, và lòng vẫn luôn hướng về Đảng cũng là về đất nước . Chúng ta nên kính nhi viễn chi, lộn, trọng họ, những kẻ lòi tròng
Còn những người khác, nói chung, những người sinh ra đã cảm nhận được niềm tự hào là công dân XHCN, hổng nên cảm thấy bức xúc khi những người khác, bằng cách này hay cách khác, luôn tìm cách để vượt ra ngoài tầm phủ sóng của Đảng cũng như của văn hóa cách mạng . Họ không xứng đáng được tác giả quan tâm . Điều tốt nhất mà tác giả có thể làm, như Nguyễn Anh Tuấn mong muốn các tổ chức xh dân chửi làm & RFA đã làm, là tuyên truyền về sự nguy hiểm của việc hổng mún làm vịt cho Đảng vặt lông, để họ có thể tự rút ra kết luận “Biết vậy, hổng đi”. 1 cách nữa là be vigilante, canh chừng những người môi giới vượt biên, mà RFA gọi 1 cách lên án “bọn buôn người”. Hãy tố cáo với Công An khi come across những người như vậy, như phải làm đv những người lợi dụng tụ tập đông người cho những mục đích khác, more sinister, như chống đối & đòi lật đổ . 10 điều răn của tụ tập đông người mà Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện là đồng tác giả đã ghi rõ như vậy
Xin tác giả yên tâm . Dân hải ngoại, nhất là RFA, luôn hướng về Đảng cũng như đất nước, nên đã làm tất cả những gì có thể để make it hellishly difficult cho những người hổng mặn mà lém với cái xã hội gồm toàn những người như tác giả . RF Phúc Kđinh A lên án những kẻ buôn người, đưa tin Anh, Pháp xử án những người này . Chưa kể qua cầu rút ván, nên các chương trình tỵ nạn dành cho người ở Đông Nam Á bị cắt giảm đáng kể . Nhờ vậy mà những tội phạm như Trương Duy Nhất, cứ tưởng trốn được qua Thái là vô phương giải cứu . Thế mà Đảng cũng giải cứu được ông ta khỏi địa ngục covid. Và TDN hổng phải trường hợp cá biệt . Và với tinh thần yêu Đảng cũng là yêu nước của tác giả, nên có những đánh giá tích cực về chuyện này, Đảng đã làm rất tốt
Với những ai đã thành công đến địa ngục covid, We Salute You! Những người đã lập được ATK ngoài này, We Welcome You! Thoát cái kiếp vịt .
Những người quyết định gắn bó đời mình với Đảng cũng là với quê hương đất nước … Again, One man’s steak is a vegetarian’s cup of poison. Dân tộc đã trải qua những hy sinh, theo Trần Tố Nga, có xây bao nhiêu tượng đài cũng hổng đủ, dân tộc đó xứng đáng được hưởng hạnh phúc . Những ai đã (lỡ) chống lại, PLEASE GET OUT! Vì họ chính là nạn nhân trực tiếp của cái tư duy “xứng đáng” đó . Hãy đi hết để xem họ sẽ phải trèo lên đầu lên cổ ai để kiếm lấy hạnh phúc cho mình .