Võ Xuân Sơn
18-10-2023
Đất rừng phương Nam là một cuốn truyện (gọi văn vẻ là tác phẩm văn học) của nhà văn Đoàn Giỏi, mà tôi đọc khi còn nhỏ. Tôi không nhớ rõ năm nào, nhưng chắc chắn nó đã ra đời trên 50 năm rồi.
Là con nhà miền Nam trên đất Bắc, phải xác nhận là cuốn truyện ấy tác động đến tôi thật nhiều, vì nó cho tôi thấy một phần quê hương tôi. Tuy nhiên, trong truyện, có một số chi tiết khó tin, tôi hỏi ba tôi, ba tôi bảo ba tôi không rõ, cũng có thể là do ông ấy (nhà văn Đoàn Giỏi) bịa ra, tiểu thuyết mà.
Còn nhớ, có lần bác Cao Minh Nhật và bác Thành Trí đến nhà chơi và ở lại vài ngày, tôi tranh thủ cơ hội hỏi hai bác ấy về những chi tiết trong cuốn truyện ấy, mà không nhắc đến tên của cuốn truyện. Lúc ấy, bác Cao Minh Nhật vừa ở tù ra, có vẻ không hiểu tôi nói về cái gì. Nhưng bác Thành Trí bảo, cái tay Đoàn Giỏi này khá lắm.
Nói vậy để thấy, Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi đã đi vào lòng người xem ở miền Bắc, đặc biệt là thế hệ của tôi, như thế nào. Ở trong Nam, Bác Ba Phi cũng đã là một nhân vật của dân gian, hình ảnh đã được in sâu trong lòng người dân thuộc rất nhiều thế hệ, hiện đang sống ở cả trong nước và nước ngoài.
Tôi chưa xem, và cũng không biết sẽ có xem phim Đất rừng phương Nam của Trấn Thành hay không, tôi không bàn về bộ phim. Nhưng tôi đọc được vô số những ý kiến, những lời bình, về bộ phim, về những lời bình, về việc thẩm định lại, và cả về việc các trường khuyến khích hay bắt buộc học sinh, sinh viên đi xem phim này.
Tôi thấy thế này. Văn học nghệ thuật nói chung, và công việc sáng tác nói riêng, cần có một không gian tự do cho sự bay bổng, cho hư cấu, cho các thủ pháp truyền tải các triết lí, tư tưởng, hoặc đơn giản là câu view, câu like. Nhưng nếu đã lấy những hình ảnh, những biểu tượng đã ăn sâu trong kí ức của số đông người dân, cần phải tôn trọng nó.
Không ai được phép cấm người khác sáng tác, hư cấu. Nhưng hãy đừng vì thế mà sử dụng tùy tiện những hình ảnh hay biểu tượng đã đi vào kí ức của nhiều người, bóp méo những hình ảnh đó, để phục vụ cho mục đích của mình.
Bình Luận từ Facebook
Trên Cầu Nghệ Thuật ngắm Hai dòng Sông Định mệnh : Sông Hàn cùng Sông Seine…
***************************
Bao lần Tâm hồn mình soi bóng
Sông Seine + Sông Hàn…con Nước trong !
Hàn Giang chắc còn lưu trữ mãi
Chuyện Tình còn đây mãi trong lòng
Mái trường Phan Châu Trinh – Hồng Đức !…
Nhung nhớ hơn Nửa đời Lưu vong
Hoàng hôn giờ trên Cầu Nghệ Thuật
Mái vòm Viện Hàn lâm Pháp đường cong
Ngọn cờ Tam tài : Xanh-Đỏ-Trắng
Tự do – Công bằng – Huynh đệ sáng trong
Trên Cầu Mirabeau Tiếng Xưa vọng :
Giao thoa bao Chuyện Tình hai Dòng Sông
Tâm tình Hàn Giang + Sông Seine suy tưởng
Đêm nay lại trắng Tâm não Mơ mòng
Lưu vong Tha hương Từ ấy không trở lại !
Như Triệu lưu đày giữa Quê Mẹ mênh mông !!!
Bên ni Biệt thự Lâu đài Thành quách
Bên nớ Hàn Giang vẫn còn lạnh buốt lòng
Ai về Hải phố mưa dầm dề Đà Nẵng
Xin gửi giùm Ngàn Cầu nguyện Ước mong
Đồng bào Lương dân ám ảnh Tâm trí
Như cuốn phim quay Trí tưởng song song
Nhớ Cô nhớ Thầy xưa… bạn bè cũ…
Chắc Vốn Thời gian dần cạn Nỗi lòng
Thời gian trôi mất bao Kiếp đời lịm tắt ???
Vận hội chẳng còn gặp Hàn Giang Bến sông !!!
Paris, Tàn Thu 2022
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28
Nhà nước đặt hàng cho công ty cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê sản xuất bộ phim Đất Rừng Phương Nam (Chính xác là: Quyết định số 1867/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt kịch bản Đất rừng phương Nam đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện do Nhà nước đặt hàng năm 2022) do thứ trưởng Tạ Quang Đông ký ngày 14 tháng 6 năm 2021.
Thế là đã rõ, trách nào ông cục trưởng Vi Kiến Thành cố sức bảo vệ cho bộ phim này. Xem ra, cách hành xử này khá giống với việc chỉ định công ty Việt Á sản xuất kít xét nghiệm Covid thì phải. Liệu quả bom Đất Rừng Phương Nam có cuốn phăng nhiều quan chức cấp cục, cấp vụ cấp bộ của ngành văn hoá giống như quả bom Việt Á từng cuốn phăng hai ông bộ trưởng, dăm ông thứ trưởng và hàng chục quan chức cấp cục vụ của hai ngành y tế và khoa học công nghệ?
Nhà nước đặt hàng cho các công ty tư nhân sản xuất hàng hoá cũng là điều bình thường trong thời buổi kinh tế thị trường. Thế nhưng, các hãng phim nhà nước cùng nhiều diễn viên ăn lương nhà nước đang khát việc mà bộ văn hoá lại đặt hàng để công ty Hoan Khuê sản xuất phim là điều bất thường.
Phàm thì những sản phẩm nhất là sản phẩm văn hoá do nhà nước đặt hàng, việc xét duyệt chắc chắn phải cẩn trọng cả về kịch bản, về trang phục, về tính giáo dục của phim. Vậy mà, có quá nhiều sạn về lịch sử, về trang phục đã xuất hiện trong phim gây bức xúc không nhỏ với nhiều người. Nếu chỉ là loại phim giải trí tầm phào, không cần tính giáo dục thì ngành văn hoá có cần đặt hàng hay không?
Ngày nay, phim giải trí tầm phào được nhiều công ty tư nhân sản suất, đâu cần ngành văn hoá phải đặt hàng, liệu có gì đó khuất tất trong công văn của thứ trưởng Đông?
Khi mới đưa ra chiếu, nhà sản xuất nói dựa theo tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi, nhưng thời điểm xảy ra trong tiểu thuyết là năm 1945, còn thời điểm của phim là những năm 1920 đến 1930. Vậy là nhà sản xuất phim đã lợi dụng danh tiếng của Đoàn Giỏi để trục lợi, ngành văn hoá là nơi quản lý và xử phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm bản quyền lẽ nào lại không biết điều này.
Phim ảnh có quyền hư cấu, nhưng hư cấu đến mức nào nhất là những phim phản ánh lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc lẽ nào quan chức ngành văn hoá lại không biết. Hư cấu tới mức bóp méo lịch sử, làm cho người xem u mê không biết đâu là sự thật, đâu là hư cấu là điều không được phép. Một bộ phim có nhiều sạn lẽ nào cứ sửa sạn thành kẹo là sẽ hay. Đâu phải cứ bỏ chữ Rừng trong tên phim là đủ tính pháp lý, thay Thiên Địa Hội, Nghĩa Hoà Đoàn bằng hai tổ chức vu vơ nào đó là không có lỗi với lịch sử, là được duyệt lưu hành.
Nghe lời giải thích bảo vệ phim Đất Rừng Phương Nam của một số quan chức văn hoá liệu chúng ta thấy họ có xứng đáng là những người quản lý ngành văn hóa nước nhà? Qua ông Nguyễn Văn Hùng bộ trưởng, người hùng dũng choán thảm đỏ của khách, ông thứ trưởng Đoàn Văn Việt nói rằng ngành văn hóa cần 350.000 tỷ chấn hưng văn hóa nước nhà trong đó giúp các nhà văn, các nhạc sĩ, các họa sĩ tạo ra những tác phẩm tầm cỡ thế giới tôi đã thấy buồn. Càng buồn hơn khi đọc quyết định phê duyệt kịch bản phim Đất Rừng Phương Nam của thứ trưởng Tạ Duy Đông cho phép công ty Hoan Khuê sản xuất phim Đất Rừng Phương Nam.
Lẽ nào đất nước ta thiếu người có tầm hiểu biết về văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại nên phải để những vị ít văn hóa như vậy điều hành và quản lý nền văn hóa nước nhà. “Văn hóa còn, dân tộc còn”, liệu với những người đứng đầu ngành như trên văn hoá Việt có còn hay không?
Nguồn Mạng
Mấy ngày gần đây thấy thiên hạ xôn xao bàn luận về bộ phim Đất Rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, cũng xin góp mấy lời bàn cho vui.
Đối với đoàn làm phim.
Nếu những người sản xuất bộ phim này nói rằng họ dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi thì họ mắc tội đem hàng nhái gắn mác hàng thật. Theo điều 192 khoản 2 của bộ luật hình sự, phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp.
Nếu chưa được sự đồng ý của người thừa kế của cố nhà Văn Đoàn Giỏi mà lại sử dụng tên Đất Rừng Phương Nam để đặt tên cho bộ phim của mình sẽ bị xử theo điều 225 của bộ luật hình sự vì vi phạm bản quyền.
Đối với cục diện ảnh và cá nhân ông cục trưởng Vi Kiến Thành
Theo khoản 2 điều 192 của luật hình sự, người lạm dụng chức quyền cho phép lưu hành hàng giả bị phạt tù từ 05 tới 10 năm.
Nhân đây cũng có mấy lời bàn khi đọc lời phát biểu của ông Vi Kiến Thành ngụy biện cho việc phát hành phim Đất Rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Đành rằng thơ, văn, phim chuyện hay phim truyền hình được quyền hư cấu, nhưng hư cấu tới mức nào lại là điều cần bàn. Hôm nay cục diện ảnh cấp phép cho phim Đất Rừng Phương Nam mới vì ông Thành cho rằng phim ảnh được phép hư cấu không đúng sự thật. Xin hỏi ông cục trưởng, ngày mai đoàn làm phim A dựng về cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ năm 1940 do các thành viên quốc dân đảng lãnh đạo, ngày kia đoàn làm phim B làm phim về cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái do hậu duệ của Lưu Vĩnh Phúc thủ lĩnh của quân cờ đen lãnh đạo liệu ông Vi Kiến Thành và cả ông bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng có đủ gan cấp phép hay không?
Phim ảnh là hình thức dạy Lịch Sử hữu hiệu nhất đối với lớp trẻ, những phim về thời cận đại dù có hư cấu cũng không thể xuyên tạc và bóp méo Lịch Sử. Phim ảnh đề cập tới Lịch Sử chống ngoại xâm của dân tộc cần phải trung thực, nếu sai nếu không thật hậu quả sẽ khôn lường. Tiếp tay cho những người làm phim vì lợi nhuận bóp méo lịch sử, phản ảnh sai về tập quán sinh hoạt, về văn hoá dù chỉ về một vùng miền nào đó là không được phép.
Nguồn mạng.
KHI NÀO CHO RA MẮT, THƯA ĐẠO DIẾN NGUYỄN QUANG DŨNG?
Cái đểu của Trấn Thành là nó bắt mọi người gọi nó là “Thánh Trần” và ngụ ý là “Thánh Trần” cũng chỉ là một thằng hề