Mấy trao đổi nhỏ với tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu về vấn đề sách giáo khoa mới

Thái Hạo

17-10-2023

Trên trang Facebook cá nhân của mình, tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu có bài “Những sai lầm mang tính nguyên tắc trong biên soạn sách giáo khoa mới”. Xét thấy bài viết đề cập và mổ xẻ một vấn đề quan trọng trong bối cảnh nền giáo dục đang tròng trành này, với tư cách là một người quan tâm đến giáo dục, tôi cũng nhân đây mà mượn sự trao đổi với TS Chu để nói lên quan điểm của mình.

Bàn về sách giáo khoa mới, bài viết của TS Chu có 5 mục lớn, nhưng tựu trung có thể khái quát lại trong 3 nội dung: Thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Tình thần của bài viết là Sách giáo khoa mới “bộc lộ những sai sót nghiêm trọng. Những sai sót ấy “là hậu quả tất yếu từ những sai lầm mang tính nguyên tắc về cách tiếp cận trong thiết lập cơ chế soạn SGK”.

Bài viết của tác giả khá dài, đề cập đến nhiều nội dung phong phú, vì thế sẽ bất tiện nếu bám theo từng câu chữ để trao đổi. Cho nên, tôi sẽ lảy ra những nội dung mà mình cho là cốt lõi, từ đó sẽ trình bày quan điểm về những vấn đề có liên quan cũng như nêu nhìn nhận chung của bản thân về nội dung được đề cập.

***

Trước tiên, cũng như TS Nguyễn Ngọc Chu, tôi thấy sách giáo khoa mới, ít nhất là trong môn Tiếng Việt và Ngữ văn vốn thuộc chuyên ngành của tôi, còn có những hạn chế, những ‘hạt sạn’. Điều này vừa khó tránh khỏi nhưng cũng là điều phải hết sức tránh và cần hoàn thiện ngay trong lần tái bản gần nhất.

Tuy nhiên, trong những trình bày của tác giả, có những điểm tôi thấy vẫn cần phải được xem xét lại một cách thận trọng hơn.

I. Về mấy nội dung cụ thể

1. Trong phần nêu hạn chế, TS Chu đưa ra nhận định đầu tiên: “Hạn chế chỉ một chương trình khung và một tổng chủ biên”. Ông viết “Quy định một bộ khung chương trình duy nhất cho giáo dục là ràng buộc tiến hoá. Tự do học thuật cần nhiều chương trình”.

Giáo dục Mỹ có bao nhiêu chương trình? Thực ra dùng chữ “chương trình” trong trường hợp này cũng không chính xác lắm vì Mỹ gọi là “Tiêu chuẩn học tập”, nghĩa là nó “lỏng lẻo” và đơn giản hơn “chương trình” nhiều. Ở Mỹ có bao nhiêu bang thì có bấy nhiêu Tiêu chuẩn học tập!

Tuy nhiên vấn đề không chỉ có thế. Đến năm 2012, sau suốt quá trình lịch sử độc lập về Tiêu chuẩn học tập giữa các bang, thì trước sự bộc lộ những bất cập quá lớn của nó, một “Tiêu chuẩn cốt lõi” đã ra đời. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, hơn 40 bang đã theo cùng các tiêu chuẩn học tập trên toàn quốc, thay vì tự mình lập nên tiêu chuẩn riêng. Trong cuộc tranh cử tổng thống, ông D. Trump tuyên bố sẽ xóa bỏ cái Tiêu chuẩn cốt lõi này. Tuy nhiên ông đã không làm được điều đó trong suốt nhiệm kỳ của mình.

Nghĩa là gì? Ngay cả Hoa Kỳ, một quốc gia vốn theo nhiều “chương trình” nhưng đến hiện tại lại đi ngược để về chỗ một chương trình. Lý do là gì? Viết hết ra thì dài, nhưng tựu trung là nó chống được sự “thống trị” của các bang lớn lên vấn đề nội dung sách giáo khoa lẫn giá cả của chúng và nhiều vấn đề khác nữa.

Như vậy, đề xuất nhiều chương trình khung của TS Nguyễn Ngọc Chu cũng rất cần sự tham chiếu để thấy chiều đi của các nước văn minh.

2. Vấn đề hạn chế vì chỉ có một tổng chủ biên. Theo tôi, không một người nào có thẩm quyền chuyên môn trong cả mười mấy môn học, đó là chưa kể trong mỗi môn lại có những phân ngành mà không phải nhà khoa học nào cũng am tường tất cả. Cho nên, nếu muốn tìm một tổng chủ biên bách khoa, e khó hơn lên trời.

Vậy, nên giải quyết vấn đề này thế nào? Phân công nhiệm vụ. Tổng chủ biên không phải người sẽ can thiệp vào tri thức chuyên ngành của từng môn học, mà ông ta sẽ thiết kế cái khung chung nhất dựa trên các tri thức về Giáo dục học chứ không phải kiến thức chuyên ngành. Như vậy, nhà chuyên môn cần đặt vào vị trí tổng chủ biên là một nhà Giáo dục học chứ không phải một nhà bách khoa. Còn việc GS Nguyễn Minh Thuyết có đủ năng lực để đứng ở vị trí tổng chủ biên ấy hay không, tôi xin phép không lạm bàn.

3. Hạn chế thứ ba mà TS Chu nêu lên là “Nhìn vào chủ nhân của các bộ SGK và các tác giả SGK, thì biết đây là sân chơi khép kín của một nhóm người chơi. Đây là rào cản đối với tự do học thuật, mà hệ quả là không cho ra đời được những bộ SGK tốt”.

Sách giáo khoa mới được viết trên tinh thần xã hội hóa, nghĩa là do tư nhân soạn, tư nhân bán, còn Bộ GD-ĐT là người duyệt, quyết định chúng có được ra thị trường và được phép sử dụng hay không. Nghĩa là về mặt nguyên tắc thì đây không phải là sân chơi khép kín của một nhóm người.

Tôi không biết có vấn đề lợi ích nhóm gì trong các mối quan hệ này hay không, vì không có thông tin xác thực, tuy nhiên với tinh thần “Một chương trình, nhiều bộ sách” thì nó có nghĩa là mọi người đều có thể viết sách, chỉ cần sách được duyệt và một nhà xuất bản đồng ý hợp tác in. Duy chỉ có điều đáng tiếc nhất ở đây, là tinh thần “Một chương trình, nhiều bộ sách” này đã bị thực hiện không trọn vẹn, thay vì “nhiều” thì cuối cùng chỉ chốt lại có 3 bộ. Đó có lẽ là một thất bại hay một bước lùi trên con đường hiện đại hóa giáo dục Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, tôi vẫn hi vọng rằng, trong tương lai, cái chữ “nhiều” ấy sẽ được mang đúng ngữ nghĩa của nó, là mỗi nhà giáo đều có quyền viết và bán sách của mình, mọi vấn đề còn lại là do chất lượng sách và thị trường quyết định.

4. Hạn chế thứ tư mà tác giả nêu lên, là bởi vì cả một tập thể viết sách giáo khoa cho nên dẫn đến việc cho ra đời những bộ sách dở. Vì, theo ông, “Không có sách giáo khoa xuất sắc nào – được viết bởi 5-7 tác giả. Những bộ sách giáo khoa xuất sắc nhất – tuyệt đại đa số là của 1 tác giả, một số rất ít có 2 tác giả”.

Theo tôi, nhận định này của tác giả cần được kiểm chứng. Ví dụ, như ở Úc, thì thấy số sách giáo khoa do một tác giả độc lập biên soạn chiếm khá nhiều, tuy nhiên Sách vỡ lòng tập đọc cho lớp 1 của Nxb HMH được sử dụng ở nhiều học khu nước Mỹ có tới 15 tác giả.

Hình do gs Trần Quốc Anh cung cấp

Đáng chú ý hơn, cuốn Toán lớp 3 ở Nhật, theo một hình chụp danh sách tác giả, chúng tôi đếm được tới 94 cái tên! Cuốn Quốc văn cũng tương tự. Mà chắc hiếm ai nói giáo dục Nhật Bản hay sách giáo khoa của quốc gia này hỏng cả. Đáng tiếc là hiện chúng tôi chưa liên hệ lại với được với người cung cấp để xin ảnh trang bìa của sách, nên chưa tiện đưa hình lên. Chúng tôi sẽ cập nhật khi có thêm thông tin.

Một ví dụ khác, dẫn từ status của GS Hoàng Dũng, cuốn “World History: Patterns of Interaction” (Lịch sử Thế giới: Mô hình Tương tác). Đây là cuốn giáo khoa về lịch sử thế giới, dùng để dạy cho lớp 9 hoặc lớp 10 của bậc trung học phổ thông tại Hoa Kỳ, được sử dụng rất rộng rãi và được đánh giá cao.

Cuốn sách có năm tác giả. Ngoài ra, còn có các nhà tư vấn về nội dung (9 người), về đa văn hóa (5 người), một đội ngũ các thầy cô đọc góp ý (22 người); các thầy cô tư vấn (38 người), thậm chí huy động cả học sinh (27 em) đọc giúp.

Như thế, đội ngũ tham gia đông đảo và không chỉ là tác giả cuốn sách.

Tất nhiên, không thiếu những cuốn sách giáo khoa mà tác giả chỉ có một hai người. Nhưng những cuốn được viết bởi năm bảy tác giả không phải là không có. Và đánh giá chất lượng sách thì phải căn cứ vào nội dung của chính cuốn sách” (hết trích).

Cuốn “World History: Patterns of Interaction” (Lịch sử Thế giới: Mô hình Tương tác)

Xin dẫn them sách Toán của Mỹ. Hình dưới là hai cuốn, đều các nhóm tác giả lần lượt là 4 và 5 người biên soạn. Đó là chưa kể những thành phần khác không xuất hiện trên bìa sách.

Hình do thầy giáo dạy Toán-Mỹ Võ Quốc Vương cung cấp

Và nói đâu xa, bộ sách Quốc văn giáo khoa thư của Việt Nam do nhóm 4 tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thuận biên soạn, đến nay đã gần 100 năm nhưng vẫn được coi như mẫu mực.

Vậy, câu chuyện là phải xem lại cái logic giữa chất lượng sách giáo khoa và số lượng tác giả, ở đây rõ ràng nó không phải mối quan hệ nhân quả kiểu tỉ lệ nghịch. Mỗi lựa chọn đều có ưu và nhược riêng, vì thế, có lẽ vấn đề nằm ở chỗ khi làm việc nhóm thì sự lên kế hoạch, phân công và hợp tác là quan trọng, chứ không phải cứ mỗi người viết một cuốn thì tốt hơn nhiều người cùng viết!

5. Hạn chế thứ năm mà tác giả nêu lên là sự chi phối của lợi ích kinh tế. Tác giả viết “Tất cả các nguyên nhân trên đều chịu sự điều phối của nguyên nhân bao trùm là lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Chính lợi ích kinh tế đã đưa SGK mới đến tình trạng hiện nay”. Quan điểm này của tác giả còn được lặp lại nhiều lần dưới những cách nói khác nhau, như “chừng nào còn đếm trang để tính kinh phí thì sách giáo khoa còn bị tiếp tục vẽ rồng vẽ rắn”.

Đầu tiên, cần nhắc lại một lần nữa rằng, sách giáo khoa cho Chương trình giáo dục mới (2018) là được biên soạn trên nguyên tắc xã hội hóa. Vì thế, ngoài vấn đề tri thức và giáo dục ra, nó tất yếu phải vận động theo quy luật thị trường, đó là vấn đề không cần bàn cãi.

Ở Mỹ sách giáo khoa có giá cả thế nào? Trung bình khoảng 100 đôla/quyển! So với Việt Nam khoảng trên dưới 20 nghìn đồng thì có nghĩa là sách giáo khoa ở Mỹ đắt gấp trăm lần. Và nó dày, rất dày, một cuốn sách Toán phổ thông có thể lên đến cả nghìn trang, gấp nhiều lần sách của Việt Nam.

Vậy khác nhau chỗ nào? Đắt đỏ như vậy nhưng may, học sinh Mỹ không phải tự bỏ tiền mua sách. Sách là do nhà trường/ địa phương mua và cho học sinh mượn. Sách để tại trường, không đem về nhà. Học sinh chỉ phải đền tiền nếu làm mất hoặc hỏng sách.

Ngành sách giáo khoa ở Mỹ là một ngành kinh doanh béo bở với thị trường như năm 2017, chỉ riêng sách giáo khoa từ mầm non đến hết lớp 12 đã tạo ra doanh thu 3,62 tỉ đôla cho các nhà xuất bản. Lưu ý, đó là sách cũ còn dùng lại được vì học sinh học xong thì trả lại, nghĩa là chỉ tính phần mua mới, mua thêm mỗi năm.

Còn về chuyện TS Chu cho rằng các tác giả Việt Nam cố tình viết cho dài để bán đắt thì cũng xin lưu ý một nguyên tắc chi trả nhuận bút như sau: Nhuận bút được trả theo số tiết chứ không theo số trang. Nghĩa là với cách trả tiền ấy, viết càng dài thì càng…dại, chứ chả được lợi lộc gì.

6. Về việc sửa văn của người khác. Đối với vấn đề này, tôi nghĩ tiện nhất có lẽ là tham khảo bài viết của GS Hoàng Dũng đã đăng trên FB cách đây 2 năm. Ông viết: “Thực tế cho thấy khó lòng tìm được một văn bản truyện (với thơ thì khác) vừa đúng với ý đồ biên soạn của các tác giả sách giáo khoa, vừa không quá khó đối với trình độ học sinh, lại vừa trong phạm vi độ dài quy định. Cho nên, đối với phần lớn các văn bản truyện, bộ sách giáo khoa nào cho cấp Tiểu học, nhất là các lớp đầu cấp, cũng phải cắt gọt, chỉnh sửa. Việc dạy nguyên bản (không chỉnh sửa) các văn bản truyện chỉ khả thi đối với sách giáo khoa cho cấp Trung học. Nếu không cắt gọt, chỉnh sửa thì các tác giả sách giáo khoa Tiểu học chỉ còn một cách: tự mình viết văn bản. Mà cách này chưa nói chuyện bất khả thi, chắc gì đã tốt hơn!” Tôi còn nói thêm: “Những ai đã quen thuộc với cách biên soạn sách giáo khoa đều hiểu như thế”.

Mời đọc bài đầy đủ của GS Hoàng Dũng ở đây.

Còn một số nội dung khác mà tôi cũng chưa hoàn toàn nhất trí với tác giả Nguyễn Ngọc Chu, tuy nhiên vì bài viết đã quá dài, nên xin tạm gác lại, hoặc nếu sau này có điều kiện sẽ trao đổi sau.

II. Mấy suy nghĩ về sách giáo khoa mới

1. Về nguyên tắc chung

Theo tôi, sách giáo khoa được biên soạn trên tinh thần xã hội hóa, đó là một bước đi đúng. Hãy để tư nhân làm sách, phá thế độc quyền, thị trường sẽ tự vận động theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị khách quan vốn có của nó.

Điều này không những là một bài toán kinh tế hợp lý mà hơn thế, nó kích thích sáng tạo, tạo ra đa dạng sự lựa chọn cho người dạy và người học, giúp đào thải các bộ sách kém chất lượng theo đúng quy luật khách quan một khi sự cạnh tranh lành mạnh được đảm bảo.

Xin nói rộng thêm về cách làm của Mỹ đối với việc viết sách, bán sách, mua sách và dùng sách giáo khoa. Sách do nhiều nhà xuất bản tư nhân ấn hành, nội dung các sách thường không giống nhau – tất nhiên rồi, còn việc chọn in của tác giả/ nhóm tác giả nào đó là việc riêng giữa họ (NXB) và tác giả.

Sau khi sách đã “tràn ngập thị trường” thì các nhà trường hoặc hoặc sở/ hạt giáo dục địa phương sẽ tiến hành mua. Đầu tiên là sẽ có một nhóm chuyên gia đứng ra chọn, sau đó đưa lên cho công chúng xem, ai có ý kiến gì thì nêu ra, sau một thời gian ấn định nếu những sách ấy được chấp nhận thì nhà nước sẽ quyết định mua, và giao về cho nhà trường quản lý. Đến lượt mình, nhà trường sẽ cho học sinh mượn, học xong, cuối ngày để lại trường, hết năm thì trả lại.

Sách giáo khoa ở Mỹ “thay đổi xoành xoạch”, bởi như đã nói, trước 2012 thì mỗi tiểu bang có một bộ Tiêu chuẩn học tập riêng và các nhà xuất bản thì thay mới sách liên tục, vì thế các nhà trường cũng sẽ phải cập nhật. Sau 2012, dù đã có bộ Tiêu chuẩn cốt lõi nhưng không phải dành cho tất cả các môn học, và nó cũng không cứng nhắc cho nên sách cũng vẫn thay đổi luôn luôn.

Một điều nữa, là ở Mỹ, sách giáo khoa tuy đã có nhiều bộ nhưng chính nó lại cũng chỉ là một trong các loại học liệu rất đa dạng và phong phú được tập hợp trong thư viện. Và học sinh Mỹ có thể cả tháng trời không hề đụng tới sách giáo khoa!

Như vậy, cái mà chúng ta cần “bắt chước” các nước tiên tiến, là hãy để thị trường tự vận động, viết hay viết dở gì kệ họ, nhưng chọn là quyền của nhà nước/ nhà trường/ và người dân. Như vậy, vừa không phải nhọc công can thiệp vào việc viết lách của tư nhân mà vừa chọn được những bộ sách tốt do sự đa dạng của thị trường mang lại. Thứ nữa, là nhà nước nên đầu tư mua sách giáo khoa và cho học sinh mượn/ thuê với giá rẻ, không bắt các em phải tự bỏ tiền mua sách nữa. Làm như thế vừa đỡ lãng phí một nguồn lực quốc gia khổng lồ mỗi năm, vừa dạy được cho học sinh cách bảo quản và trân trọng sách vở, giúp giảm gánh nặng cho người dân.

2. Về những điểm sáng của sách giáo khoa mới

Tôi là người trực tiếp học chương trình giáo dục và sách giáo khoa cũ, lúc đi dạy thì dạy bộ sách giáo khoa mới hơn (bộ 2000), cho đến nay thì tôi đang được cầm bộ sách giáo khoa mới nhất trên tay. Xin có mấy nhận xét như sau.

Sách giáo khoa cũ (2000) trong “Yêu cầu cần đạt” ghi ngay trong sách Ngữ văn 10-tập Hai, bài đầu tiên, Phú sông Bạch Đằng: Qua những hoài niệm về quá khứ, thấy được niềm tự hào về truyền thống của dân tộc và tư tưởng nhân văn của tác giả với việc đề cao vai trò, vị trí của tác giả trong lịch sử; Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn, đồng thời thấy được những đặc sắc nghệ thuật của Phú sống Bạch Đằng (hết). “Thấy được”, “nắm được”, tức là chỉ có yêu cầu về mặt kiến thức. Cũng có nghĩa, nó lấy kiến thức làm mục tiêu gần như duy nhất của môn học.

Điều này có lẽ không còn phải bàn cãi nhiều nữa, đó là một sự lạc hậu và hạn chế quá lớn. Một lần có người muốn test trí thông minh của Einstein, và hỏi ông về vận tốc của âm thanh. Ông trả lời, Cái này có trong sách mà!

Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy tính và mạng internet, dù kiến thức chưa bao giờ bị coi nhẹ nhưng nó đã tìm được một kho lưu trữ vạn năng và tiện lợi hơn rất nhiều so với việc chất tất cả vào đầu óc con người. Giáo dục, lúc này, cần dạy con người ta biết cách tư duy (chứ không phải chỉ ghi nhớ), và từ đó “phát triển phẩm chất và năng lực” như chương trình và sách giáo khoa 2018 đang đề ra và theo đuổi. Tôi cho rằng, cách đặt mục tiêu giáo dục của chương trình mới (được cụ thể qua sách giáo khoa) là đúng đắn, tiến bộ.

3. Về mấy điểm tiến bộ trong chương trình mới

Thứ nhất là Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở. Nó không quy định quá chi tiết, để từ đó, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giảng dạy. Chưa bao giờ giáo viên có nhiều “quyền bính” trên bục giảng như bây giờ.

Nếu trước kia giáo viên cơ bản chỉ là người thuộc bài trước học trò, đi dạy là nói lại sách giáo khoa như người truyền thánh chỉ thì nay họ đã có quyền thiết kế lại bài học, tự mình xây dựng ngữ liệu, được tự chủ trong kiểm tra đánh giá… Địa vị chuyên môn của người thầy được nâng lên chưa từng thấy.

Thứ hai, đối với môn Ngữ văn, việc thi ngữ liệu ngoài sách giáo khoa là một thay đổi lớn và có ý nghĩa nhiều mặt. Một khi việc học là để phát triển phẩm chất và năng lực (chứ không phải thuộc bài) thì thi bên ngoài sgk sẽ giúp đắc lực trong việc tiêu diệt văn mẫu, kích thích học thật, giá trị thật; tạo tiền đề cho con người suy nghĩ độc lập và hướng đến làm người tự do.

Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Đây là mục tiêu và cách thức tổ chức đúng đắn, vì học môn Ngữ văn là học tiếng Việt, trong đó có tiếng Việt văn chương. Nếu còn sa đà vào việc ê a ngâm ngợi thơ phú thì môn học sẽ còn đi chệch hướng, biến môn Ngữ văn trở thành một môn bình văn, và đẩy đi xa hơn nữa là một môn phê bình văn học.

Còn nhiều lý do nữa khiến tôi ủng hộ chương trình này, nhưng tạm nêu ra chừng ấy đã. Tất nhiên vẫn có những hạn chế, những “hạt sạn” khó tránh khỏi, tuy nhiên trong hoàn cảnh trước mắt, chúng ta cần nắm lấy những mặt tích cực căn bản ấy, và tận dụng hết mức có thể đồng thời không ngừng hoàn thiện những hạn chế.

III. Tạm kết

Khi đi dạy, vì đã quá chán ngán với lối dạy – học cũ mang tính văn mẫu, thuộc lòng và trì trệ, tôi thúc đẩy và bắt tay vào thay đổi, nhưng cũng ngay lúc đó tôi nhận ra, có nhiều lực cản hơn tôi tưởng, mà trong đó chính giáo viên và ngay cả những người đang kêu gào đối mới mới là những người sợ hãi cái mới nhiều nhất. Rất khó để đẩy họ bước đi. Họ không có niềm tin, một phần; phần khác là lười; và phần lớn hơn là tìm cách chạy trốn.

Nhiều người nói phải “xóa bài làm lại”, tôi chẳng tin. Tôi chẳng tin khi cơ hội được trao vào tay và đang khá an toàn như thế này mà họ còn bỏ chạy thì trước một đống đổ nát, họ sẽ xông vào dọn dẹp và nhặt từng viên gạch để xây nên tòa nhà mới sao? Khó tin!

Chương trình giáo dục mới đang trao những cơ hội mới vào tay mỗi giáo viên và cũng là cơ hội cho cả xã hội, khước từ và quay lưng thì dễ, bắt tay vào với từng chút vôi vữa, gạch ngói, đó mới là việc khó làm. Nhưng phải làm, nếu muốn những đổi thay trong giá trị làm người, làm nghề.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. @ Thân gởi Cựu TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM & LƯƠNG TRI Nguyễn Viết Dũng,
    https://baotiengdan.com/2023/10/07/cuu-tnlt-nguyen-viet-dung-toi-bi-cong-an-bat-coc-tra-tan-va-buc-cung/?unapproved=237664&moderation-hash=7927302d9454680c5d13d738c90eea32#comment-237664@ Thái Hạo & Nguyễn Ngọc Chu

    GIÁO DỤC và TRIẾT LÝ GIÁO DỤC cùng MỤC ĐÍCH  GIÁO DỤC  là SỰ SỐNG CÒN của bất kỳ Dân tộc nào trong Thời đại Tin học ….

    Quý vị có công tâm phê phán nhưng CHỈ TOÀN PHÁ mà chẳng có vị nào đề cập đến vấn đề CÙNG NHAU XÂY DỰNG LẠI CHUNG NHAU cho Thế hệ Trẻ CON CHÁU thì cũng sẽ phạm TỘI VÔ CÙNG LỚN và nói thật dễ nhất là chỉ trích CHO DÙ bọn chúng chỉ vì NHÓM LỢI ÍCH tiền bạc gái gú quyền lực danh vọng kể cả sẵn sàng bán DÂN VIỆT bán NƯỚC VIỆT chúng sẵn sàng làm như người máy !!

    Từ HCM đến thống nhất 1975 bộ ch..ưởng giáo dục đầu tiên chính là nguyễn thị bình từng sống tại Paris chắc mệ ấy cũng biết Pháp có nền giáo dục cấp tiến vào Thời đó !!!! (cho dù Hôm nay đã xuống dốc chuyện này không bàn nơi đây !!)
    Bọn Cánh buồm của tên TỘI PHẠM phạm toàn từng vạch nội dung chương trình giáo dục CŨNG CHẲNG KHÁ GÌ có hơn thì hơn cái thời thằng ngọng phùng xuân nhạ chút ít thế thôi

    Sự hỗ trợ từ vịt kìu bên ngoài cũng chỉ là bọn tự đánh bóng danh vọng hão chúng kiếm tiền qua hình thức khác BẰNG CHỨNG ngay RĂNG Trần Thành Vân từ Pháp về với chương trình hội ngộ Nô-beo …. hơn 30 sau chương trình này vẫn để một NƯỚC VIỆT sách vở giáo khoa cơ bản Toán Lý Hóa Sinh… chất lượng và phẩm lượng quá tệ về mặt DỊCH THUẬT những giáo trình kinh điển của MỸ ANH của các giáo sư MIT, HARVARD, Stanford, Oxford, Cambridge…đừng nói chi khả năng trước tác sáng tạo  sách vở giáo khoa cơ bản Toán Lý Hóa Sinh… trình độ trung học cao đẳng và đại học khi giáo sư có lương tâm thì nghèo đói khổ thời gian đâu để viết …. còn lũ ngáo sư bất lương kiếm chác chạy theo sô bán phổi bóc lột cha mẹ học sinh lo âu đầu tư hết mình vào việc học của con…
    ĐỪNG TRÔNG CHỜ vào bọn FTP ngay như trương gia bình, quách tuấn ngọc… những tên lư manh bốc lên như phạm nhật vượng nhờ bán máy tính lậu thuồn từ các nước tư bản như Pháp lúc Mỹ cấm vận bán lại cho bộ c..uốc f òng nhờ tiếng con rể tướng giáp như trương gia bình hay quách tuấn ngọc luộc lại xào lại bộ chữ Tiếng Việt của Kiều bào bên Mỹ đã mất năm 2003… hay nguyễn thị phương thảo cũng nhờ tướng vịnh (xin lỗi KHÔNG VIẾT HOA các tên học DANH TỪ RIÊNG !!) với phi đội VietJet…

    Nếu quý vị dành thời gian phê phán PHÁ giáo dục đồi trụy phản dân tộc từ 1945 đến nay thì nên dành Thời gian quý báu nhất là Nguyễn Ngọc Chu TS Toán học từ Liên Xô về và theo tên DÊ LỢN VIÊN tố cáo có con du học Pháp về Toán nên cùng nguyễn ngọc d..ao và hà dương tường nếu thu phục bọn nguyễn tiến dũng từng bỏ 1 NĂM lương thuế Dân Pháp tự nguyện qua giúp việc ô sình toán bên học đại Thượng Hải cùng con của nguyễn ngọc d..ao cũng loại tự nguyện giúp việc ô sình toán AI cho Tàu … hùa vào viết một giáo trình có phẩm lượng giúp Dân Việt giúp Nước Việt để tiếng cho đời sau thì nên làm HAY cần tôi sẽ tặng quý vị NẾU QUẢ CÓ CHÚT TÌNH gốc Việt dân Việt  một BỘ BA trang web y như hệt ĐẠI HỌC Phan (TÂY DU Châu Trinh + ĐÔNG DU Bội Châu) trực tuyến và tôi không dính dáng gì nữa để quý vị tự điều hành quản trị quản lý VÌ TÔI chỉ cần sáng tạo ra BỘ BA trang web y như hệt ĐẠI HỌC Phan CÓ ÍCH CHO hàng triệu trẻ với phần đóng góp 5% CÒN LẠI vì 95% đã làm hết rồi từ kỹ thuật E-LEARNING đến các giáo trình kinh điển như tôi đã trình bày qua hàng chục ý kiến phân tích sâu và CHỈ VỀ GIẢNG DẠY TOÁN mà thôi

    Theo tôi TOÁN ỨNG DỤNG như Ánh sáng đi vào mọi ngõ ngách của mọi ngành kỹ thuật khoa học…. Tôi có kinh nghiệm những năm về hưu muốn học Sinh hóa, tôi học Toán Sinh hóa song song và đặt nặng thời gian vào ngành toán ứng dụng này vào Sinh hóa…. Đại dịch cúm Tàu muốn hiểu siêu vi phải qua DNA và RNA học di truyền học vào các giáo trình toàn tập playlist của MIT, Harvard… và tính toán cùng cố theo lập trình mô phỏng tiến hóa các phản ứng vi sinh…. Do dó các cháu bên nhà muốn tiến xa nghề nghiệp phải giỏi TOÁN ỨNG DỤNG về ngành của mình chẳng hạn như thiết kế vi mạch máy tính điện tử cần quán triệt TOÁN BOOLE Toán điện tử CÒN NGAY cả giỏi tiếng ANH cũng chỉ là ngôn ngữ giải thích thêm cho chứ các phương trình Toán về những ngành chuyên môn Sinh hóa,  di truyền học và thiết kế vi mạch máy tính điện tử mới cho ta thấy rõ BẢN CHẤT chứ không hiện tượng của vấn đề …..

    Quý vị cố cùng nhau sao Việt Nam hóa càng sớm có những playlist video thích ứng với bối cảnh ứng dụng áp dụng vào hoàn cảnh công ty hãng xưởng Việt Nam để các cháu cả tin vào việc học có ích cho mình cho nhà và cho xã hội … còn không thôi các cháu sẽ sợ học nhất là học TOÁN… Toán ứng dụng sẽ thích thú hơn = NGÔN NGỮ KỲ DIỆU 90% + Tiếng Anh 10% sẽ giúp các cháu quán triệt ngành công nghệ chọn làm nghề nghiệp….

    Phải đủ can đảm như Tân Gia Ba song ngữ TÀU + ANH mà Singapore đã hội nhập dễ dàng với khoa học kỹ thuật của thế giới đương đại HAY người Ấn Độ ….

    Vì trên INTERNET đến 95 % kiến thức hữu dụng khoa học kỹ thuật hiện đại dễ truy kiếm để TỰ HỌC TẬP  toàn là tiếng ANH, tiếng MỸ… 5% còn lại là PHÁP, NGA, ĐỨC, TÀU !!!

    Thật tình tôi rất vô cùng tiếc THỜI GIAN của cả Dân Việt 100.000.000 người chưa động viên vào cuộc HÀNH TRÌNH LỚN cùng nhau chính phục cùng nhau học tập thực dụng để làm DÂN TA giàu NƯỚC TA mạnh …dĩ nhiên lỗi lớn là ngành và bộ VÔ giáo dục và cỗ máy cai trị hiện nay …. ĐÓ là chính sách NGU DÂN HÓA để dễ bề cai trị sau khi trưng thu đất đai Tổ tiên lưu truyền THÀNH TÀI SẢN CHUNG xã hôi chủ nghĩa mỗi SỨ QUÂN bán đất cho NHÀ THẦU TRUN..C..UỐC lái buôn Tàu… nhân dân vô sản không ruộng vườn phải lên HOÀ LẠC, Hà Nội hay BÌNH DƯƠNG, Sài Gòn làm thợ công nhân MAY MẶC lắp ráp trồng THANH LONG chờ đợi bán qua cửa khẩu NHỮNG THÚ NGON VẬT LẠ cho THIÊN TỬ con giời như Tổ tiên ta từng lên rừng xuống biển cung phụng ĐẠI HÁN  TRƯỚC CÔNG NGUYÊN cả 20 Thế kỷ GIỜ ĐÂY đang lập lại vào NIÊN KỶ III Thế kỷ 21 ….

    BỚT CHỬI cùng bắt tay vào việc CÓ ÍCH HƠN là ngồi gãi chim gãi l..ờ NGUYỀN RỦA
    Tôi tự hào VỪA chửi hay chửi đúng chửi nhiều NGAY CẢ ĐÓNG ĐINH những lại như thằng “cha già d..ân tộc heo noc” HCMeo vào THI SỬ nhưng tôi cũng đã làm nhiều
     44 Năm vẫn không vào DÂN PHÁP một Quốc tịch CÓ GIÁ của một Dân tộc Vĩ đại có nhiều bậc Bác học Văn hào bất tử ngay NOBEL cũng chưa đủ để Vinh danh và các Bậc Vĩ nhân Pháp ấy cũng chẳng cần thiết (năm 1994 nghỉ hè qua Hy Lạp, bà xã tôi rất buồn bực khi tôi bị giữ 5 tiếng đồng hồ tại phi trường Athen vì cầm giấy tị nạn mà cảnh sát Hy Lạp không hiểu đó là giấy thông hành có thể đi khắp nơi trừ Việt Nam !!!) 
    đã đóng góp 12 Từ điển về Việt Nam hay qua INTERNET : từ điển CAD/CAM CAO/FAO Pháp-Việt-Anh 1000 trang do Pierre Bézier (nhà sáng lập ra CAO) viết Lời đầu và Françis Bernard (cha đẻ ra CATIA) viết Lời cuối  + 
    Từ điển Hòa Bình Nguyên khôi Nobel 1970 Norman Borlaug viết tựa  + 
    từ điển viễn thông Di động – Vệ tinh – UMTS  Pháp-Việt-Anh 800 trang khổ A4 do Tổng thư ký Khối Pháp ngữ và nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc viết tựa nhân Hội nghị Khối Pháp ngữ tại Hà Nội, 1997…và cả 
    Từ điển Nhân quyền Anh-Việt-Pháp do Lão tướng Trần Độ gây nhiều tranh cãi với Anh em phía mình và cấm về Việt Nam …

    Và tôi rất tiếc đã sáng tạo lập trình một BỘ BA trang web ĐẠI HỌC Phan (TÂY DU Châu Trinh + ĐÔNG DU Bội Châu) trực tuyến sẵn sàng giúp các nhóm khác thực hiện cùng nhau có ích cho cộng đồng

    ĐÂY LÀ sân chơi hoàn hảo tuyệt vời KHAI PHÓNG không bị ràng buộc nhiều bởi MẶC CẢM QUÁ KHỨ QUỐC-cộng để tất cả Người Việt Tự do và Kiều bào trên 5 triệu tại Hải ngoại có thể gửi gắm lưu lại VỐN KINH NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP QUÝ BÁU lúc về hưu cho con cháu  bên Quê Nhà hàng chục triệu NẠN NHÂN VÔ TỘI nghèo khó hiếu học có cơ hội đổi đời và đóng góp xây dựng lại TÂN VIỆT NAM sau 78 năm vịt cộng bu bám tàu cộng làm Nước Việt yếu hèn

    Và tôi rất tiếc vô cùng số tiền KHỔNG LỒ qua kiều hối ít nhất là 400.000.000.000 MỸ KIM gởi về QUÊ HƯƠNG đó là số tiền Viện trợ vĩ đại KHÔNG CÓ AI cho không ngay cả HOA KỲ hào phóng đủ để sắm cả dàn 11 SIÊU HÀNG KHÔNG MẪU HẠM NGUYÊN TỬ MỸ và các tầu ngầm hạch tâm lớp OHIO cùng chuyển giao công nghệ QUÂN SỰ lẫn DÂN SỰ HOA KỲ đã lại chạy ra ngoại quốc vào trong biệt thự, biệt phủ, dinh thư hay công băng ngân hàng Thụy Sĩ của bọn siêu quan đỏ hại DÂN bán NƯỚC  trong khi dân nghèo tranh nhau từng túi gạo NGAY GIỮA LÒNG SÀI GÒN !!!!

    https://www.youtube.com/watch?v=DJafMUDWhgQ

    Còn không chỉ là BA HOA CHÍCH CHÒE bla bla bla… paroles, paroles,  words, words LOẠN NGÔN HOANG NGÔN như một ca khúc thật hay thật thấm TRIẾT LÝ của Dân Pháp sau gởi tặng QUÀ TỪ PHƯƠNG XA  gởi cho các bác bla bla bla… paroles, paroles,  words, words LOẠN NGÔN HOANG NGÔN khốn quẫn khốn cùng ấy :

    https://www.youtube.com/watch?v=LYAvhujK4nA
     Dalida, Alain Delon – Paroles, paroles

    Thân chúc Quý bạn đọc động não suy nghĩ và cùng nhau hợp lại thành từng nhóm có HÀNH ĐỘNG XÂY DỰNG CỤ THỂ  

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  2. Mục đích chính của chương trình cải cách giáo dục là khoa học kĩ thuật và công nghệ, vì đây là điểm yếu nhất của Vn nhưng nó cũng là cái bắt buộc nếu muốn vươn lên bởi công nghệ là tất cả, đem lại mọi thứ, kể cả văn hóa văn nghệ, bóng đá,đạo đức xã hội…., mà Hàn Quốc là một ví dụ điển hình. Vì không có khả năng, nhưng thừa lèo lá ,lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết, họ tha hồ làm những thứ mà họ có khả năng nhưng vô bổ ,hậu quả sẽ là tốn tiền, mất thời gian, tụt hậu….. Nước ngoài có rất nhiều bộ sách giáo khoa để học tập, nhưng chung quy chỉ có 2 loại, loại dễ cho những người sau này học nghề, và loại khó dành cho những ai có khả năng học cao hơn sau này. Các bộ sách rất khác nhau, dù khoảng cách giữa 2trường học chỉ là 1 km,nhưng chúng đều giống nhau về khung kiến thức, bởi vậy kiến thức không bị đứt đoạn khi chuyển trường, thậm chí từ nước này sang nước khác cũng không vấn đề gì. Đây mới là điều đáng nói, hiểu thì mới làm được, nếu không sẽ bị lừa đảo mà không biết. Khung kiến thức đó sẽ đảm bảo cho người ta sau này thành thầy hoặc thợ ,mà đã được kiểm chứng kĩ lưỡng qua rất nhiều thời gian. Biết thì hãy nói, nếu không thì cũng như những thầy bói xem voi, mà nhiều khi lại tiếp tay cho lừa đảo. Thế Giới đang chuẩn bị cho công nghệ mới, thay đổi toàn bộ, cách mạng 4.0 không là gì, trong khi cải cách giáo dục Vn chưa chắc đã giúp người ta hiểu ngọn ngành của 2.0

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây