Ve và Gà

Chu Mộng Long

14-10-2023

(Phỏng theo Sách lớp Một, bộ Cánh Diều của Chủ biên Nguyễn Minh Thuyết)

Mùa thu vừa đi qua,

Cỏ lá đều khô cả.

Nhà ve đang đói quá,

Bèn bay sang nhà gà.

Ve đến gần thủ thỉ:

Chị mào đỏ xinh ơi,

Cho ve xin một tí,

Ấm lòng trong mưa rơi…

Gà xoè cánh áo lụa,

Hỏi ve: muốn tí gì?

Ve hát và nhảy múa:

Dạ, em xin tí ti!

Gà rung tai nghe hóng:

Mày chả phải gà con,

Cũng chả phải gà trống,

Rờ ti là ăn đòn!

Cái mỏ gà chực đớp,

Nhưng ve nghĩ gà thương.

Chân vẫn nhảy híp hóp,

Miệng thì ca cải lương.

Đến khi gà cục tác,

Ve mới nổi cơn điên,

Chê gà chả biết hát,

Lại còn gáy huyên thiên.

Mặt trời chưa kịp tối,

Ve đã trong miệng gà.

Đến chết chả chịu hối,

Vẫn tự hào xướng ca!

Ve mơ trước ngày giỗ

Sẽ nhận giải Lô ben,

Ai nói ve hát dở

Là lũ ngu và hèn.

Ve chửi: đồ bắt nạt!

Cho nên miệng rất hôi,

Em chả ăn mù tạt,

Trong cái diều đang sôi…

_____

Ngô Văn Cư: Tào lao xịt bộp!

Mấy hôm nay, làng Phây ồn ào về việc học sinh lớp 6 bị bắt nạt bài “Bắt nạt”. Nhưng tôi nghĩ rằng, chuyện đâu sẽ vào đó vì mấy ông quan lớn thấy… “hổng có gì sai” như hồi lớp 1 vậy. Đăng lại bài tôi viết từ lâu…

CHUYÊN MỤC CÙNG HỌC VỚI CHÁU

VE VÀ GÀ

Công nhận là chương trình học lớp 1 làm học sinh nhanh biết mặt chữ. Cháu tôi chỉ nhìn vào bài học mới cùng hình vẽ là “đọc” vanh vách văn bản. Nó thao thao:

– Con gà mẹ dẫn đàn con đi tìm mồi, bỗng thấy một chú ve…

– Hổng phải! Cháu đọc sai rồi… Phải như thế này: “Mùa thu qua, Cỏ lá khô cả…”

– Úi, ông lại đọc cái bài gì của ông tiến sĩ, giáo sư gì đấy hả? Ổng viết trật lất. Sao lại “Mùa thu qua”, phải là “Mùa thu đến” chứ! “Cỏ lá khô cả” là sao? Mà Ve ngập ngừng xin gà: “Chị… cho ve tí gì nhé” là “tí gì”? Tí gì là tí gì…?

Ông giương mắt kính lên trả lời:

– Chị… cho ve tí gì là xin một tí…

Bỗng có tiếng Mụ Hến quát to:

– Ông già rồi mà hổng nên nết! Sức còn bao lăm mà ngày nào cũng “xin tí… xin tí…” rồi bây giờ lại bày vẽ cho cháu ” xin tí…” nữa hả? Lại còn ve với vãn nữa…

– Mụ hiểu lầm rồi! Đó là mấy ông giáo sư, tiến sĩ viết…

Mụ Hến cầm cái chổi lông gà đập túi bụi lên cuốn sách giáo khoa và hét toáng lên:

– Giáo sư, tiến sĩ gì cái ngữ ấy! Ve mà tìm đến gà thì chỉ có vào luôn bụng gà chứ còn đâu mà “xin tí”! Sao lại lùa hai con vật này vào một bài được? Chuyện “Con ve và con kiến đâu”? Hả?

À há! Ve là thức ăn của gà… Nhưng Mụ Hến làm hư mất một buổi học lý thú mà ông Chừ cho rằng “Không có gì sai” và “đã giải quyết”.

Thôi thì hẹn đến hôm sau học bài khác vậy.

Bây giờ thì… đi ngủ cho phẻ!

Ảnh chụp màn hình báo Dân Trí
Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Ve và Vẹm.
    Mùa thu rồi
    Ngày hai ba
    Vẹm nhà ta
    Cướp được dân
    Ve liền bàn
    Ta chia nhau
    Máu tươi chúng nó…

  2. Ve và khỉ
    Thu cách mạng vừa qua
    Cỏ lá đều khô cả
    Ve bay sang nhà khỉ
    Khỉ đang mải đu dây
    Thấy ve bèn chụp lấy
    Nướng trên lửa hung tàn
    Ve vàng, thơm và ngậy
    Tắt ngấm tiếng ve ran.

  3. Bộ sách Cánh Diều là của những người đã hết lòng cho giáo dục, cũng là của nhà trí thức Giáo Sư Nguyễn Minh Thuyết. Sau bao nhiêu năm, trái tim ấy vẫn không ngừng đập trong mỗi con người mà chúng ta thường gọi là lòng yêu nước, một thứ tình yêu kết tinh từ bản năng sống và lòng tự trọng của mỗi con người Việt Nam.

    Thú thật, chưa đọc Cánh Diều, tôi chỉ biết hưởng thụ ánh sáng của nền giáo dục đang có. Chỉ khi đọc tập sách được viết bằng trái tim thác cuộn của Giáo Sư Nguyễn Minh Thuyết, 1 người đấu tranh cho dân chủ, tôi mới hình dung rõ nét cái dòng ánh sáng ấy rực lên từ máu của một đội ngũ trí thức và công nhân đã từng mất ngủ vì giáo dục vào cái thời kỳ đói khổ nhất của đất nước. “Trước khi phát hành, Cánh Diều đã phát ra một nguồn năng lượng vô giá – đó là lòng yêu nước của nhân dân ta” – Chu Mộng Long đã khái quát như vậy khi gọi đó là “Bức tượng đài dang dở của thế kỷ”

    Bộ sách Cánh Diều đúng là bức tượng đài của lòng yêu nước. Chỉ cần một phát động của nhà lãnh đạo có tâm, có tầm là cả nước đến với Cánh Diều, không góp công sức thì cũng góp tiền của. Nhưng lòng yêu nước ấy không đơn thuần là sự hưởng ứng một phong trào. Lòng yêu nước trong thời điểm lịch sử ấy, hiển nhiên, xuất phát từ khao khát cháy bỏng về ánh sáng văn minh để xua tan đi bóng tối của đói nghèo, lạc hậu. Nhưng sâu thẳm bên trong còn là lòng tự trọng của một dân tộc đang định hướng đến một tương lai thiên đường xã hội chủ nghĩa. Hai cuộc chiến tranh đánh đuổi thực dân, đế quốc bằng chồng chất xương máu để thoát đói nghèo, tăm tối, lẽ nào lại xây dựng một cuộc sống mới tăm tối, đói nghèo hơn dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc? Vậy là dù thiếu cơm ăn áo mặc, người dân vẫn sẵn sàng lấy xương máu mình ra cá cược cho tương lai của mình và con em mình như một bản năng của sự sống và lòng tự trọng.

    How long did it take để Trị An có được những ngôn ngữ thía lày ? 30+? Khoảng hơn 3 chục năm nữa cũng lại có 1 Hoài Tố Hạnh của Cánh Diều, & 1 Chu Mộng Long khác lại dùng những ngôn ngữ có cánh để ca tụng Hoài Tố Hạnh của Cánh Diều

    Những điều xảy ra hôm nay, khoảng 3 chục năm (hoặc longer) nữa mới có thể có những đánh giá khách quan được .

    Trị An, Cánh Diều … cũng như chân lý, lúc mới bắt đầu mọi người đều chống nó, 1 cách dữ dội . Rùi dần dần nó lại trở thành chân lý, cụ thỉa lun

    Chu Mộng Long nên xử dụng kiến thức có được từ bằng Tiến Sĩ của mình ca tụng những thứ của 3 chục năm về trước . Những chiện ngày hôm nay là của thế hệ sau . Thế hệ nào làm chiện của thế hệ đó, đừng đem râu của bà này cắm hàm trên của mình, nhìn hơi bị … uh, nhà giáo nhưng nhìn giống thành viên hội nhà văn mới đi hủ hóa về

Comments are closed.