12-10-2023
Bị thách chứng minh bài thơ “Bắt nạt” dở, tôi phải hao tổn chân khí mà viết một bài dài, chứng minh nó dở toàn diện. Hao tổn chân khí ngang với ngửi mùi hôi từ thứ cặn bã.
Tôi hứa với các đồng nghiệp là dừng lại. Không tiếp tục, vì vô tình tiếp tay cho các phe nhóm đang tranh thị phần sách giáo khoa. Cạnh tranh thị phần sách giáo khoa trong thị trường giáo dục hiện nay còn bẩn hơn vụ nước mắm hóa chất và nước giải khát của đóc tơ Ruồi. Chê nhóm làm sách này thì chỉ có lợi cho nhóm làm sách khác, nhất là bọn Diều hâu.
Nhiều người chia sẻ cho tôi xem sự phản kích từ những người “ba phải”. Tôi hiểu đó là chiêu trò khiêu khích để tôi tiếp tục, và càng tiếp tục thì nhóm Diều hâu càng có lợi. Tôi không tiếp tục để vô tình tiếp tay cho trò bẩn thỉu đó nữa. Chỉ trả lời nhanh cho những ai bị rơi vào mê hồn trận của cái gọi là “Lý thuyết tiếp nhận”.
Một là, về động cơ, những người phản kích để bảo vệ bài thơ Bắt nạt của Thánh Linh không phải “ba phải” như mọi người nhầm tưởng. Họ tỏ ra khách quan, nhưng chẳng có chút trung thực nào. Dễ hình dung, có thể nhóm người này được các giáo sư, tiến sĩ làm sách cho tiền, cho ăn nhậu, cho một danh vọng (đơn giản là nhử cho cái học hàm học vị hay một cái giải văn đoàn, văn đội gì đó) rồi mắc quai. Chê dở/thúi không được mà khen hay/thơm cũng không xong, bèn lấy lý thuyết tiếp nhận ra lòe. Có người còn nhân cơ hội khoe cả đống lý thuyết để chứng tỏ uyên bác, hàn lâm. Họ làm vậy mà không biết tự bôi tro trát trấu vào mặt.
Hai là, khoan nói lý thuyết tiếp nhận, hãy nói về quan điểm của chương trình và sách giáo khoa. Chủ trương dạy Văn tích hợp với dạy Ngữ, gọi là môn Ngữ văn, mà đưa thứ văn có ngôn ngữ rối rắm, tăm tối vào phần đọc hiểu thì có xoắn não trẻ em không? Trong khi nếu trẻ em mà thực hành viết câu văn như vậy thì lại bị thầy cô giáo cho điểm xấu. Quan điểm của tôi, những bài thơ tối nghĩa, lủng củng nên đưa vào bài tập chữa lỗi từ ngữ, lỗi diễn đạt mới đúng!
Ba là, họ lý luận chày cối, rằng bài thơ hay, dở là do bạn đọc. Trong khi sách giáo khoa, dù “đa dạng” theo nhóm lợi ích nhưng vẫn là áp đặt theo cách phân chia thị phần chứ không có quyền lựa chọn nào từ phía người học. Hỏi trong chương trình và ngay trong sách ấy, có chỗ nào cho phép trẻ con lựa chọn văn bản và được quyền chê dở? Chỉ có khoe nhà thơ cách tân táo bạo, tôn nhà thơ như thánh. Đến nhà thơ còn “bắt nạt” ai dám chê dở kia mà!
Xin thưa, lý thuyết tiếp nhận nhấn mạnh vào vai trò bạn đọc, nhưng vẫn dựa vào văn bản (text). Lý thuyết này khởi phát bằng chống “ngụy luận ý đồ” của tác giả, sau đó chống cả phê bình quan phương. Kết quả, lý thuyết tiếp nhận chỉ đề cao phát hiện, khám phá, đồng sáng tạo của người đọc tự do, phát huy “hồi ứng bạn đọc”, tương tác đa chiều trong “cộng đồng diễn dịch”. Cả một hệ thống lý thuyết dù rất phức tạp, đa chiều, nhưng tuyệt đối không có chuyện khuyến khích mang bài thơ dở như c*t ra khen thơm, trừ cái mũi thẩm văn, tức “tầm đón đợi”, có vấn đề!
Bốn là, một thứ văn “hôi” thật, cả làng không chịu nổi, tất phải chê hôi để ngăn sự đầu độc bọn trẻ. Đó là trình độ tiến hóa của loài người. Nhưng những kẻ muốn khen thơm lại bày trò lý luận: Chân lý không thuộc đám đông; cái mới, lạ ắt gây tranh cãi và trách nhiệm của nó là thúc đẩy cộng đồng tiến bộ! Nói vậy thì đủ thấy nhóm thiểu số tự cho mình tiến bộ đã tiến hóa chưa?
Một lý thuyết chống ngụy biện mà lại được sử dụng làm chỗ dựa cho ngụy biện thì khác gì tự phun sương mù vào mặt mình? Tiếc là nhiều người nhảy vào tự hứng thứ sương mù ấy mà không biết đó là trò ngụy biện thô thiển. Không ít kẻ ngợi ca đó là cái nhìn khách quan khoa học mới thật đáng thương!
Đồng ý với Tiến Sĩ Chu Mộng Long .
Cái đẹp là phải dư thía lày “chưa đọc “Đá nổi xôn xao”, tôi chỉ biết hưởng thụ ánh sáng của dòng năng lượng điện đang có. Chỉ khi đọc tập bút ký được viết bằng trái tim thác cuộn của nhà báo Hoài Tố Hạnh, tôi mới hình dung rõ nét cái dòng ánh sáng ấy rực lên từ máu của một đội ngũ trí thức và công nhân đã từng lăn xả trên công trường Trị An vào cái thời kỳ đói khổ nhất của đất nước. “Trước khi phát điện, Trị An đã phát ra một nguồn năng lượng vô giá – đó là lòng yêu nước của nhân dân ta” – Hoài Tố Hạnh đã khái quát như vậy khi gọi đó là “Bức tượng đài dang dở của thế kỷ”
Công trình thủy điện Trị An đúng là bức tượng đài của lòng yêu nước. Chỉ cần một phát động của nhà lãnh đạo có tâm, có tầm là cả nước đến với Trị An, không góp công sức thì cũng góp tiền của. Nhưng lòng yêu nước ấy không đơn thuần là sự hưởng ứng một phong trào. Lòng yêu nước trong thời điểm lịch sử ấy, hiển nhiên, xuất phát từ khao khát cháy bỏng về ánh sáng văn minh để xua tan đi bóng tối của đói nghèo, lạc hậu. Nhưng sâu thẳm bên trong còn là lòng tự trọng của một dân tộc đang định hướng đến một tương lai thiên đường xã hội chủ nghĩa. Hai cuộc chiến tranh đánh đuổi thực dân, đế quốc bằng chồng chất xương máu để thoát đói nghèo, tăm tối, lẽ nào lại xây dựng một cuộc sống mới tăm tối, đói nghèo hơn dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc?
Một Hà Văn Minh từng là “hải quân ngụy” đến công trường Trị An để tận hiến hết mình cho công trình của đất nước, với khao khát được bôi đỏ cái quá khứ bị cho là đen tối của mình
Đá nổi xôn xao của Hoài Tố Hạnh được Báo Văn nghệ thời Nguyên Ngọc tặng thưởng giải Nhất
Chị cho biết, để viết được tập tùy bút này, ngoài lăn xả vào công trường, chị đã phải đọc và học từ cách viết của Nguyễn Tuân. Nhưng nói thật, đọc Sông Đà của Nguyễn Tuân, tôi chẳng có chút ấn tượng vì lối văn ba hoa, sáo rỗng, toàn bịa đặt mà người ta cho là duy mỹ, lãng mạn. Hoài Tố Hạnh khác, có duy mỹ, lãng mạn, nhưng chân thực đến từng con số, từng milimet ở tinh thần và công sức của hàng triệu người lao động, đến tận đáy trái tim nhiệt huyết của chị
Tôi cần biết lịch sử được viết bằng máu để tôi biết ơn, dẫu biết rằng, ơn máu xương thì không thể trả
Chỉ mong các bác bên giáo dục thía lày, hãy đem những tác phẩm gơi nhớ tới nền văn học hiện thực XHCN ngày xưa, nhưng đã được cập nhật hóa, và bằng những tài năng thật sự, v 2.0 if you will. Cả xã hội đã được định tính (defaulted) thẩm mỹ như thế này gòi . Tướng Nguyễn Quốc Thước đúng .
Những thứ khác aint yo xít, stay the Phúc away. Nếu không sẽ làm những người như Tiến Sĩ Chu Mộng Long & Giáo Sư Mạc Văn Trang bức xúc . Cả 2 đều mến mộ tác phẩm này
Nhận định này của Chu Mộng Long “Tôi cần biết lịch sử được viết bằng máu để tôi biết ơn, dẫu biết rằng, ơn máu xương thì không thể trả” báo hiệu Việt Nam cần lắm những tác phẩm có giá trị về cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng phải được viết bằng thứ ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của Bảo Ninh, hay Tạ Duy Anh “Hai ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị băm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn ngụy ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội. Nó đã hy sinh như một người anh hùng trên chiến trận… [Tạ Duy Anh, Đi tìm nhân vật]
Chủ ch*ch hội nhà văn nên phát triển ý của Tiến Sĩ Chu Mộng Long, và chỉ mong bộ Dục cũng take notes
Cứ đem bộ sách của Nhà Giáo Nhân Dân Phạm Toàn ra xài lại là tốt nhứt gòi
Hoá ra ngài nhà văn TDA. này cũng từng có một thời tưởng tượng
hãi hùng và hư cấu qúa quắt theo khuôn mẫu bịa đặt của “văn học
hiện thực miền Bắc” ! Ngụy là quỷ ? Mệnh đề này tất phải dẫn đến
cảnh tượng “róc thịt (VC) uớng rượu trả thù…” đúng bài bản ?