9-10-2023
Tôi nghe những câu này đã nhàm tai: “bới lông tìm vết”, “bới bèo ra bọ”… từ các giáo sư làm sách giáo khoa. Đám học trò ăn mày các giáo sư còn khuyên các thầy đừng chấp, nên hướng vào chuyện lớn. Họ hót bùi tai mấy ông chủ nuôi chim: “Thử hỏi những người thích chửi bới kia xem, không có quý thầy làm sách thì con em họ lấy gì mà học?”
Có người còn trịch thượng đến mức xem dư luận như chó: “Mặc họ thầy ơi. Chó cứ sủa và ngựa cứ đi!”
Tôi phải trả lời nhanh thế này: “Hóa ra là các giáo sư cố tình giấu giòi bọ trong thức ăn để lừa trẻ con ăn giòi bọ? Thà thú nhận thiếu hiểu biết gây hậu quả nghiêm trọng có nhẹ tội hơn không?”
Hôm qua một giáo sư trong đội ngũ làm sách gọi điện nói với tôi, rằng nên nhận xét tính hệ thống, không nên bắt bẻ tiểu tiết. Tôi trả lời, rằng tôi cũng từng nhận xét, phản biện nhiều công trình, luận văn, luận án. Đối với trường hợp này, khác với nhiều giáo sư “bới bèo ra bọ”, “bới lông tìm vết”, tôi bỏ qua lỗi câu chữ, chính tả, cú pháp. Tôi chỉ nhận xét, phản biện lập luận trong tính hệ thống của vấn đề. Nhưng đối với sách giáo khoa phổ thông thì đặc biệt chú ý đến từng tiểu tiết. Trẻ em chưa tiếp cận tính hệ thống của một vấn đề khoa học mà tiếp cận từ tiểu tiết. Trực quan của trẻ con bắt đầu từ tiểu tiết. Bọn trẻ chỉ cần nuốt nhầm giòi bọ là bị ngộ độc!
Trong cuộc sống và học tập, kẻ khôn ngoan không bỏ qua tiểu tiết mà hỏng cả đại sự, như để cho tổ kiến làm sụp con đê – Hàn Phi Tử. Còn tư duy tự cho mình là con đê vĩ đại, tự sụp làm trôi cả tổ kiến của dư luận, của những người phản biện, là sự kiêu ngạo của cái não ngu xuẩn.
Đây là vị giáo sư cầu thị, nên sau khi trao đổi, ông ta đồng ý với tôi ngay. Vì cầu thị nên những bài phê phán liên quan đến ông, tôi gỡ bỏ.
Vụ sách Cánh Diều, ông Thuyết, ông Thống cho vào trong cái lẩu mắm của các ông vô số giòi bọ chứ không phải một con. Nhưng họ vẫn gân cổ cãi, rằng sạn là tất yếu, không đáng kể. Họ quên rằng sạn to như vậy thì trẻ em bị gãy răng. Ngộ độc sách giáo khoa có thể bị tiêu chảy tinh thần hoặc điên loạn. Dễ thấy từ khi cải cách “căn bản và toàn diện”, nhà làm sách vừa copy lại văn bản sách cũ vừa đưa vào văn bản mới để chứng tỏ tân cổ giao duyên. Copy văn bản cũ thì sửa chữa một cách ngây ngô, copy luôn cả cái sai. Đưa văn bản mới thì đưa luôn những thứ rối rắm, dung tục để cho là tân hình thức, hiện đại.
Một cái sai nhỏ trong sách giáo khoa có thể làm ngộ độc tinh thần bọn trẻ. Huống hồ có vô số giòi bọ, hóa chất độc hại trong đó. (Một ngày kia đẹp trời, nếu họ vẫn ngoan cố không sửa sai, tôi sẽ phơi cho thiên hạ xem cả đống giòi bọ do họ đẻ ra!)
Nói sách có sai, có sạn, có giòi bọ là điều khó tránh khỏi ư? Theo tôi, chỉ khó tránh khỏi khi đó là một đề tài khoa mới, hóc búa, đang gây tranh cãi. Còn đã gọi là sách giáo khoa phổ thông thì tri thức phải là cái đã mang tính phổ cập, chuẩn mực đến tiểu tiết. Sách giáo khoa phổ thông chỉ định hướng cho phát triển năng lực cá nhân về sau chứ không phải ngay lập tức đòi hỏi học sinh phát triển toàn diện hay chuyên sâu. Ai khiến các giáo sư khoe tuốt luốt tất cả hiểu biết của mình vào sách để thành những cái sai ngớ ngẩn?
Tôi thật ngạc nhiên là sách sai do giáo sư ngồi ở phòng lạnh làm ra, chứ giáo viên gắn với thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp mà cũng sai theo, sai cả làng. Trên một slide, cô giáo trình chiếu con chim chào mào mũ đen rành rành, mà miệng cô vẫn ton hót giảng chim chào mào mũ đỏ. Giáo viên do họ đào tạo ra là cái gì vậy? Nếu bọn trẻ không ngu thì có khổ não chúng không?
Ừ sạn, giòi bọ thì nhặt, có người nhặt hộ cho thì cảm ơn. Đằng này, khác với tinh thần cầu thị của một trí thức đúng nghĩa, họ thù, thù vặt, thù dai như bọn tiểu nhân vô lại. Họ tỏ ra không chấp “trí thức tỉnh lẻ”, không chấp “dư luận không có chuyên môn”, giả vờ im lặng hoặc cho là “bới lông tìm vết”, “bới bèo ra bọ”, kể cả đe doạ, rồi còn cho bầy đàn đồ đệ của mình hùa nhau chửi ngược để dập tắt dư luận. Đe doạ, chửi ngược như vậy thì chẳng khác nhà sản xuất nước ruồi bắt người tiêu dùng phải ngậm mồm mà nuốt cả ruồi; và ắt cái tâm, cái tầm giáo sư tiến sĩ chỉ là hạng Đóc tơ Ruồi. Chả trách khi giáo sư tiến sĩ làm quan, họ nhìn đâu cũng thấy thù địch và ra tay trấn áp dân!
Có thể những người phản biện hay dư luận nói chung không làm được cả một cuốn sách, tức không là bậc thầy uyên bác, nhưng trăm ngàn con mắt của nhiều người soi vào sách đã phát hiện ra giòi bọ trong đó thì ắt trăm ngàn con mắt ấy là thầy ta, giúp ta sửa sai. Không hiểu điều tối thiểu này thì chỉ có thể là giặc chứ không phải là thầy!
Tình hình là Châu Minh Hùng đã cáo lỗi về việc không xem truyền hình, nhưng việc “tổ kiến” thì vẫn khăng khăng nói theo người khác, chứ chưa đưa ra ý riêng.
Câu chuyện Bình Ngô Đại Cáo như sau:
Sách Ngữ Văn 10 – Tập 2 – Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Bùi Mạnh Hùng (tổng chủ biên) Phan Huy Dũng (chủ biên) Trần Ngọc Hiếu, Nguyễn Thị Diệu Linh, Đặng Linh, Hà Văn Minh, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Nương, Đỗ Hải Phong.
Bài 6
(Bản dịch của Bùi Kỷ, in trong sách Ngữ Văn lớp 10, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, trang 17-22)
“Nổi gió to trút sạch lá khô,
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.”
Chú giải 2 trang 18:
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ (nguyên văn: Quyết hội nghĩ ư băng đê): tổ kiến hổng bị cuốn trôi lúc con đê đã vỡ. Câu này đối với câu trên, ý nói tình thế giặc như lá khô trước cơn gió mạnh, như tổ kiến bị quét đi khi đê vỡ.
(Câu: “Ta đây mưu phạt, tâm công”.
Mưu phạt: dùng binh thì đánh bằng mẹo.
Tâm công: không dùng binh, mà dùng cách đánh vào lòng người, như dùng ngoại giao, dùng tâm lý…
Trang 16, chú thích 14:
Mưu phạt, tâm công: đánh bằng mưu lược, đánh bằng tấm lòng nhân nghĩa.)
Chính văn:
決 潰 蟻 於 崩 堤
振 剛 風 於 稿 葉
Phiên âm Hán Việt:
Quyết hội nghĩ ư băng đê,
Chấn cương phong ư cảo diệp.
Trần Trọng Kim dịch:
“Cơn gió to trút sạch lá khô,
tổ kiến hổng sụt toang đê cũ.”
Ngô Tất Tố dịch:
“Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.”
Mạc Bảo Thần (Nhượng Tống) dịch:
“Tưới tổ kiến bằng thế nước tràn!
Rung lá khô bằng làn gió mạnh.”
Bùi Kỷ dịch:
“Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê cũ.”
Sách Ngữ Văn lớp 10-tập 2-NXB Giáo dục.
Theo bản dịch của Bùi Kỷ , Bùi Văn Nguyên chỉnh lý (Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II-Văn học Việt Nam thế kỷ X – thế kỷ XVII, sđd. Có tham khảo một số bản dịch khác):
“Nổi gió to trút sạch lá khô,
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.”
Không chú thích.
Có thể thấy, phần nhiều dịch giả hiểu nghĩa giống nhau, riêng Mạc Bảo Thần là hiểu theo nghĩa khác.
Chú giải của sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống nghiêng theo ý của Mạc Bảo Thần.
Đây là việc thảo luận về học thuật nghiêm túc, không phải là khoe tài cậy giỏi, dùng lời lẽ nhảm nhí hạ nhục người khác. Bên Tàu, Đạo Đức Kinh, sau 1500 năm, đến Vương An Thạch chấm câu, mới được thừa nhận rộng rãi là đúng. Học giả thời nay bàn sau, còn học giả thời trước như Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Mạc Bảo Thần, Bùi Kỷ … đều học Nho đến đầu đến đũa, chứ không phải ấm ớ.
Chúng tôi thiển nghĩ, hai câu này, nếu dịch theo hai cách hiểu trên, đều có chỗ chưa ổn. Có điều, hiểu như Mạc Bảo Thần thì sai khác quá xa, còn như các vị kia, vì dịch theo đúng văn thể là Cáo, nên có chỗ phải gượng ép, vả lại không thấy bản dịch nghĩa và chú thích, có thể tạm chấp nhận.
Châu Minh Hùng chưa thấy phản hồi, tạm chưa bàn, đương kim bộ trưởng là tiến sỹ Hán Nôm nếu biết chuyện này, có dịch được không. Nhà phản biện Nguyễn Xuân Diện, cũng tiến sỹ Hán Nôm, dịch xem sao. Thái Hạo khi giảng cho học trò bài này thì giảng thế nào, có ý kiến ý cò gì không. Còn mấy ông soạn sách, nhai lại của người khác, bàn chỉ mắc mệt.
Tất nhiên, chúng tôi có cách hiểu hai câu này khác mấy vị ở trên, và cũng liều dịch 2 câu ấy theo lối biền ngẫu rồi.
Thuật ngữ “lập trình “đã quá quen thuộc và trong giáo dục nó phải được hiểu như một lộ trình chính xác để đào tạo con người và cuối cùng phải ra sản phẩm. Để làm được phải biết định hướng chính xác, đồng thời những chi tiết nhỏ nhất cũng phải chính xác và phải được thể hiện chính bằng sánh giáo khoa. Tùy theo sự tiếp thu của học sinh mà sau này sẽ thành thầy, thợ ,đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Một chương trình nhưng có nhiều bộ sách giáo khoa của Vn đã được thể hiện một cách sai trầm trọng, hậu quả khôn lường, nó được thực hiện bởi những người không có hiểu biết gì về cái lộ trình từ lý thuyết ra sản phẩm, góc nhìn của họ tương tự như những “thầy bói xem voi “….
Cho tớ được phép phản biện bài này
Nếu tính (gần) đúng & (gần) đủ, thì nói Chu Mộng Sai cũng không sai, mà nói các giáo sư đúng cũng rất đúng . Thui thì đây là 2 hào phản biện, Trương Thái Du gọi là phản biện của phản biện
“chỉ cần nuốt nhầm giòi bọ là bị ngộ độc … sạn to như vậy thì trẻ em bị gãy răng. Ngộ độc sách giáo khoa có thể bị tiêu chảy tinh thần hoặc điên loạn …”
Hổng đáng quan tâm tới như vậy . Hay nói theo giới đ ranh ôn hòa & có học, đây là những mất mát đã được tính toán trước & có thể chịu đựng được . Như thầy giáo Đinh Đăng Định . i mean Chu Mộng Long có thể biện hộ được cho công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại & Phạm Toàn … Cho tớ được phép nghi ngờ ở đây, CML chỉ trích bộ sách cánh diều có phải vì hổng phải dựa trên chủ nghĩa Mác như Hồ Ngọc Đại, và hổng ai đáng kính trọng như nhà giáo nhân dân Phạm Toàn tham gia ? Nếu đúng như vậy thì tớ chả còn gì để phản biện cả, sẽ nói sau
“Theo tôi, chỉ khó tránh khỏi khi đó là một đề tài khoa mới, hóc búa, đang gây tranh cãi”
Not really. Lỗi thằng đánh máy đầy rẫy trong (tất cả) những gì viết ra ở Việt Nam các bác là 1 minh chứng . Đó là chưa kể đầy ắp những ngụy biện do thiếu hiểu biết, như mỗi lần Giáo Sư Nguyễn Đình Cống mún phản biện chủ nghĩa Mác . Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng định nghĩa phản động là chống lại chủ nghĩa Xã hội, chống lại chủ nghĩa Mác-Lê . Và với tình trạng phản bội hiện nay, … Yeah, tớ mong Bác Hồ rũ lăng đứng dậy sáng lòa! Chỉ mong trong số những người được Trung Quốc đào tạo, sẽ có được 1 số (ít) cá nhân thấm nhuần tư tưởng của Người mà chỉnh đốn lại VN, làm sao cho tươm tất, chuẩn bị cho thống nhứt đất nước
“Giáo viên do họ đào tạo ra là cái gì vậy?”
Well, hãy nhìn vào Thái Hạo
“Nếu bọn trẻ không ngu thì có khổ não chúng không?”
May quá! Chắc nhờ hồng phúc của nước nhà
“khác với tinh thần cầu thị của một trí thức đúng nghĩa”
Đúng nghĩa nào ? Nếu theo định nghĩa thông thường của các chiên da chích đùi thì chiện này -phản biện của phản biện- là việc của giới chiên da chích đùi . & CML đang làm công việc -theo các chiên da- nhơ nhớp của bọn ruồi muỗi . “trí thức tỉnh lẻ” là khá rùi đấy . Muốn tớ tặng lại những mỹ từ mà các chiên da chích đùi, ai cũng có học cả, đã có nhã ý tặng cho tớ hông ? For appetizer, how about “SOB”.
“trăm ngàn con mắt của nhiều người soi vào sách”
Lại nói khống rùi . Chỉ có vài người thui .
Nói chớ tớ hầu như đồng quan điểm với Chu Mộng Long . Chỉ mún nói mọi thứ, vì Đổi Mới, càng ngày càng tệ hại, thoái hóa Enantiodromia. Đừng hỏi Giáo Sư Tô Văn Trường chiện này, ổng hổng biết con cá sặc gì về cái này hết . Chỉ lói thía lày, nên học bộ sách giáo khoa của nhà giáo Phạm Toàn, stick to văn hóa & lịch sử cách mạng . Những thứ khác aint yo thing, give it up. Đụng vô là chỉ toàn tạo ra cơ hội cho những kẻ cơ hội, tài thì ít, hoặc non-existent, nhưng lúc nào cũng tỏ vẻ đạo cao đức trọng, văn minh văn hóa đầy mình .
Tại sao hổng bê nguyên con bộ sách của nhà giáo Phạm Toàn, totally beyond my comprehension. Sản phẩm của con người chưa bao giờ hoàn hảo, nhưng bộ sách của nhà giáo Phạm Toàn came pretty Đamn close. Những kẻ bình thường còn lâu mới tìm thấy hạt sạn nào trong bộ sách đó, nói chi tới Chu Mộng Long . Chưa kể nhà giáo Phạm Toàn được giải Phan Chu Trinh về giáo dục, nghiễm nhiên là 1 trí thức trung thực & quả cảm, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nước, và vì vậy, ai có lương tri cũng phải kính trọng, kể cả Nguyễn Đức Lùng Tùng Phèng . Mà the likes of Nguyễn Đức Tùng còn kính trọng thì những ai hổng kính trọng đương nhiên là lũ vô học, bông phèng, tào lao, SOB’s … như ai đó wen wen gòi