Thượng bất chính

Nguyễn Huy Cường

3-10-2023

Sau vụ việc cô giáo ở trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) chửi thậm tệ một nữ sinh lớp 12 ngay tại lớp học, khi em này đi mua bánh sinh nhật cho lớp theo lệnh cô nhưng không đến đúng cửa hàng mà cô giáo đã chỉ định.

Sau đó nữ sinh phải qùy gối van xin suốt hai giờ và cô giáo đã lôi học sinh này lên bục. Khi báo chí phỏng vấn, Hiệu trưởng đã nói:

Ngay sau khi sự việc xảy ra đã nhắc nhở giáo viên có hành vi kéo học sinh đứng lên chưa chuẩn mực, hành động chưa đúng với vị trí của giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu giáo viên về viết tường trình chi tiết sự việc”.

Cách trả lời này hàm chứa rất nhiều đặc tính “xã hội chủ nghĩa” bấy lâu nay ở nhiều cấp quyền, tương tự như vụ bắn nhầm … dê núi.

Họ nói cái gì đó, đẩy xa cốt lõi vụ việc, làm giảm nhẹ tội lỗi cho đương sự.

Ở những vụ việc khác thì ta bàn sau, nay xoáy vào ông Hiệu trưởng này và nhiều ông bà Hiệu trưởng trong những hoàn cảnh tương tự.

Tôi xin phân tích:

Một là tay Hiệu trưởng này chỉ nhìn nhận lỗi của “cô giáo” kia ở phần “kéo học sinh đứng dậy” là chưa… chuẩn mực.

Cần biết, cách trả lời rất LƯU MANH này, rất tệ. Nó làm cho nhiều người không biết tường tận vụ việc, hiểu là cô giáo chỉ “kéo em học sinh đứng lên” một cách “chưa chuẩn mực” thì thôi, cho qua được rồi, làm gì mà ầm ĩ thế?

Nếu học sinh ngã té, cô kéo giúp lên thì còn phải cảm ơn cô ấy chứ!

Lưu manh! Tôi nhắc lại hai chữ Lưu manh.

Hành vi kéo lê em học sinh mang đậm tính hành hạ, bạo lực, chứ không đơn thuần là … kéo em đứng dậy.

Nếu ở các nước văn minh hoặc ở một kịch bản khác, có thể đuổi việc cô này.

Cách nói trí trá này (Giống như cách nói “Tưởng là dê núi” nên bắn nhầm ở Ứng Hòa bữa trước) trước hết là dối trá.

Nó nằm trong chuỗi hành vi láo xược, vô học của cô giáo thể hiện tường tận trong băng ghi âm và tường trình của nhiều học sinh mà tay Hiệu trưởng Lưu manh này cố “Lái” sang việc “Kéo học sinh đứng dậy” là một cách nhắm mắt, bịt tai rất tệ hại.

Tiếp:

Hành vi của “cô giáo” thể hiện trong băng ghi âm (*) thể hiện sự mất dạy, cửa quyền đến khốn nạn của “cô giáo” này nhưng trong phát ngôn của hiệu trưởng lưu manh coi như vô sự, chỉ nhắc nhẹ đến hành vi “kéo học sinh đứng dậy” một cách … không chuẩn mực thôi, còn phát ngôn hạ đẳng của cô ta, coi như vô sự! Nói để biết Hiệu trưởng này là loại người nào?

Thưa các bạn, loạt bài về Giáo dục của tôi theo dự cảm thì hôm nay đăng bài “Giáo viên: Một cổ mấy tròng” xong, sẽ đến bài “Những tể tướng Hiệu trưởng”.

Nhưng vụ việc này buộc tôi phải viết bài này, để chỉ ra một điều: Ngạn ngữ cổ có câu “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

Trong câu chuyện Giáo dục, các tập đoàn in tiền qua sách giáo khoa, các đầu nậu xây dựng, du lịch, y tế bám lấy giáo dục để nạo vét tiền dân thực ra là một siêu thế lực. Ta bàn sau.

Trong bài này, chữ “Thượng” tôi giới hạn ở ngay chức vụ HIỆU TRƯỞNG.

Trong bài “Tể tướng Hiệu trưởng” sắp tới, tôi sẽ chỉ ra rằng, không ít hơn 70% Hiệu trưởng nằm trong khái niệm “bất chính”, bất lương mà tay Hiệu trưởng trong bài này là một điển hình tuyệt vời.

Cuối bài, xin được để vài dòng nói rằng: Có một phần không lớn, những vị Hiệu trưởng đáng kính, có thể cũng bị cuốn hút vào sức ép nào đó của xã hội, nhất là sức ép từ tuyến cha, bố, cụ của ngành giáo dục đầy nhiễu nhương này nhưng vẫn là những nhà giáo thật sự, đang ghì mài với trường lớp trong thiên chức của mình.

Một câu hỏi buồn: Liệu ngành này, với khuôn thước này, với sự phá hoại “Tổng thể” này, với đội xung kích là mớ “Tể tướng Hiệu trưởng” này đã sắp “Ấy” chưa?

______

(*) Dưới đây là nguyên văn bóc từ băng ghi âm vụ việc: “Hôm trước tôi với cô ấy đã nói rồi, là nhà bà Tám ấy, thống nhất như thế rồi, mà lúc nãy tôi phải gọi điện. Tôi là cái đứa trẻ ranh đâu hả, hả (cùng với tiếng vật cứng đập trên bàn). Mất dậy! Để tôi gọi điện cho người ta để người ta nói tôi như thế à! Coi thường người khác! Hai cô kia bỏ đi, vào lớp!

Ngày mai, ngày mai là thứ bẩy đúng không, ngày mai tôi sẽ mời bố mẹ cô đến và tôi sẽ làm việc với BGH nhà trường (?), tôi sẽ trả cô này ra khỏi lớp này. Đây không phải lần đầu tiên, tôi đã phải nhắc rất nhiều lần cô này cô ấy làm không đúng rồi, trao đổi với giáo viên ở trên lớp rồi. Và cô không được thi tốt nghiệp năm nay, cô đừng trách tôi. Cô là ai, cô là ai mà cô dám tùy tiện như thế, hả? Tôi nhắc cô bao nhiêu lần, tôi nói cô bao nhiêu lần, cô vẫn trơ cái mặt cô ra như thế à, hả?! Đấy là con người có ăn có học à, nên tôi chửi cô mất dạy, đúng rồi đấy!”.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. HT Nguyễn Duy Hiền học mót cách dùng từ ngữ của chế độ này, nhà văn TDA gọi là “Sự tráo trở của ngôn ngữ” . Ngôn ngữ làm gì biết tráo trở ? Chỉ có con người hay lật lọng, tráo trở , gian manh, xảo quyệt, lấy đen làm trắng, lấy sai thành đúng để che đậy cái ác, cái xấu xa, đê tiện, cái hèn hạ của mình đấy chứ .
    Gọi đó là cách “hiếp dâm” ngôn ngữ mới xứng .

  2. Vì trình độ của các ông bà hiệu trưởng còn thấp có hạn chế, nên họ chỉ ao che được có vậy, nếu cấp cao hơn thì họ sẽ nói “không bao che. không nể nang, có vùng cấm, sai đến đâu, xử lý đến đó theo đúng pháp luật của Đảngg và Nha nước vân vân và vân …

  3. “Trong bài này, chữ “Thượng” tôi giới hạn ở ngay chức vụ HIỆU TRƯỞNG.”
    Đúng thôi.
    Chứ nghe Võ Văn Thưởng xúi dại:
    “Nhân dân, đất nước đang cần tiếng nói của tình yêu thương con người, của lòng trung thực, sự quả cảm từ các nhà văn trong cuộc đấu tranh này. Các nhà văn Việt Nam luôn là những chiến sĩ tiên phong trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác và bảo vệ phẩm giá con người bằng con đường kỳ diệu của văn học, gieo những hạt giống của cái đẹp vào tâm hồn con người”.
    Thì rũ tù, mả có khi rũ xương có ngày.
    Cứ xem tấm gương tày liếp Lê Đình Kình, người được kết nạp đảng sau Cải Cách Ruộng Đất, Văn Nhân Giai Phẩm … , nghe Nguyễn Phú Trọng kêu gọi chống tham nhũng, giờ vẫn chưa chứng tử, mặc dù bị bắn chết rồi phanh thây, thì biết.

Comments are closed.