27-9-2023
Khi phụ huynh phản ánh và báo chí đăng tin về thu khủng tại Trường Tiểu học Hồng Hà (Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh), cô giáo chủ nhiệm tên Hồng Thủy nhắn các phụ huynh với lời lẽ dựa trên nền khẩu hiệu “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”:
“Cô và Ban đại diện làm tất cả các việc bằng Cái Tâm, Tấm Lòng và Sự Nhiệt Huyết. Dành tất cả sự yêu thương cho những đứa con của mình. Đó là điều chắc chắn, mà ít ai có thể làm được. – CHỐT LẠI: Không một ai được hưởng lợi gì trong chuyện này ngoài học sinh. Nên Phụ Huynh học sinh đừng bao giờ ý kiến về chuyện tiền bạc nữa, tất cả vì học sinh. Và Phụ Huynh đừng vì những việc này mà làm phiền Cô, để Cô yên tâm công tác, dạy dỗ cho các con nên người. Cảm ơn tất cả Phu Huynh Lớp Một 2”.
Lớp có 32 học sinh mà đã thu 310 triệu đồng (10 triệu đồng/học sinh) tiền quỹ lớp. Chi sửa chữa phòng học hết 225 triệu đồng và các thứ khác hết hơn 260 triệu đồng chỉ sau một tháng. Nếu có 20 lớp, nhà trường đã thu được 6 tỉ 200 triệu đồng và chi âm so với thu.
Trong khi chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, theo quy định, thuộc thanh quyết toán từ ngân sách nhà nước. Lợi cho ai?
Cách nói của cô giáo chủ nhiệm làm tôi chợt nhớ đến một vụ cướp ở quê tôi. Mấy tên cướp đột nhập vào nhà người ta. Một đứa yêu cầu cha mẹ có bao nhiêu tiền vàng đưa hết cho chúng, những đứa còn lại kề dao vào cổ đám trẻ con. Chúng tuyên bố, dù kẻ cướp bất hợp pháp nhưng tất nhiên là ăn nói lưu loát, rõ nghĩa hơn, không diễn đạt gà mắc tóc như kẻ mang danh cô giáo trên kia:
“Chúng tôi làm tất cả mọi việc bằng cái Tâm và sự Nhiệt huyết. Đó là điều chắc chắn ít ai làm được. Các người hãy dành tất cả sự yêu thương cho những đứa con của mình, đừng để thân bọn trẻ phải nhuốm máu. CHỐT LẠI: Không một ai được hưởng lợi gì trong chuyện này ngoài bọn trẻ. Nên các người đừng lên tiếng, đừng chống cự, hãy ngoan ngoãn làm theo ý chúng tôi. Và các người đừng vì những việc này mà làm phiền chúng tôi, để chúng tôi yên tâm lấy tiền vàng và bảo toàn tính mạng cho con các người. Cảm ơn các người!”
Không ai dám lên tiếng, vì sinh mệnh của trẻ em. Nếu có đưa ra toà, bọn cướp sẽ nói, số tiền vàng chúng thu có sự đồng ý của bố mẹ.
Cho đến nay, Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, kể cả cơ quan chức năng cũng đang làm ngơ về hiện tượng trên. Có lẽ tất cả cũng chỉ “vì tương lai con em chúng ta”???
Hôm qua cô chủ nhiệm của con tôi đưa “Thời khóa biểu mới” (áp dụng từ tuần này) lên group Zalo lớp, tôi mới giật mình nhớ ra cái gọi là “Ứng dụng số ***School”.
Mở ứng dụng ra, vào mục “Xem TKB”: trống trơn. Mà đây đã là TKB thứ hai của lớp con tôi kể từ đầu năm. Và tôi, cũng như hơn 40 phụ huynh khác của lớp, phải trả 120.000 đồng/năm cho cái gọi là “Ứng dụng số” này.
Số tiền không lớn tính theo đầu người, nhưng sẽ là con số không nhỏ với hàng chục triệu học sinh cả nước (vì tôi biết, cái gọi là “ứng dụng số” này cũng phổ biến ở các địa phương khác), và điều đáng nói hơn là ở chỗ: “Nó vô dụng”.
Đây cũng không phải là năm đầu tiên các phụ huynh chúng tôi phải bỏ tiền ra mua các loại “Ứng dụng số” kiểu này. Thực tế, suốt những năm Tiểu học của con tôi, năm nào tôi cũng phải bỏ tiền ra để mua các loại “Ứng dụng số”, rồi chỉ để bỏ không. Không có tác dụng gì. Mọi thông tin, liên hệ giữa phụ huynh với lớp/trường, Zalo và group Zalo đã đảm nhận hết (hoàn toàn miễn phí).
Bản thân tôi đã nhiều lần trực tiếp phản ánh và chất vấn cả giáo viên chủ nhiệm lẫn ban giám hiệu nhà trường nơi con tôi học về cái gọi là “Ứng dụng số” này, nhưng chưa bao giờ có được câu trả lời thỏa đáng, và cuối cùng thì dù “không dùng đến” tôi cũng như các phụ huynh khác vẫn phải mua, vì “quy định chung” là vậy.
Nhưng, “quy định chung” này ai đưa ra? Nếu truy ra đó là khoản thất thoát, lãng phí, thậm chí tham ô, tham nhũng thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Phòng, Sở hay Bộ Giáo dục & Đào tạo?
Bây giờ tôi hỏi.
Tôi xin hỏi thầy/cô, mỗi khi thầy/cô phổ biến khoản thu “Ứng dụng số” này, thầy cô có cảm thấy áy náy vì mình đã lãng phí hàng triệu đồng của các phụ huynh trong lớp không?
Tôi xin hỏi các vị hiệu trưởng, mỗi năm các vị ra thông báo buộc hàng nghìn phụ huynh trong trường mua cái “Ứng dụng số” này, các vị có thấy xót xa cho hàng trăm triệu đồng của phụ huynh phải bỏ ra không?
Tôi xin hỏi ông Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM, ông có bao giờ nghĩ đến hàng trăm tỷ đồng của các phụ huynh thành phố đã phải móc túi bỏ ra hàng năm cho các thứ “Ứng dụng số” này, trong khi họ còn cần phải chi cho hàng tỷ thứ cần kíp khác hay không?
Tôi xin hỏi ông Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo, Bộ có biết cái gọi là “Ứng dụng số” này không? Đã có khảo sát, đánh giá về hiệu quả của nó như thế nào mà để khắp các địa phương triển khai tràn lan vậy? – Nếu thực tế nó cũng “vô dụng” với tất cả các phụ huynh khác như tôi thì có phải là hàng nghìn tỷ đồng của phụ huynh cả nước đã bị ném qua cửa sổ mỗi năm hay không?
Cuối cùng, tôi khá ngạc nhiên là cho đến giờ báo chí vẫn chưa nghiêm túc đặt ra câu hỏi cho các loại “Ứng dụng số” trường học này, dù có thể, nó chính là một dạng “Việt Á”, “AIC” trong giáo dục.
Sửa chữa phòng học hết 225 triệu VNĐ.
Cái này cần các nhà chuyên môn, như Dương Quốc Chính chẳng hạn, lên tiếng, vì có dấu hiệu phạm tội hình sự.
Những gì được biết về tiêu chuẩn phòng học của trường tiểu học, không nhỏ hơn 40 mét vuông, 1 lớp học không quá 35 học trò, mỗi học trò 1,75 mét vuông. Tóm lại diện tích phòng học khoảng từ 40 – 50 mét vuông, vậy là sửa chữa mà mất những 4,5 – 5,62 triệu VNĐ/mét vuông. Làm nhà có đầy đủ móng, công trình phụ, nhiều ngóc ngách cũng chỉ mất bằng ấy tiền. Đây là cướp.
Các cấp là mafia thì cô giáo làm gangster là lẽ đương nhiên.
Cô giáo đã no cơm, ấm cật rồi nên bày đặt những lời màu mè tuyên giáo cho phụ huynh hs . Nhưng giờ, phụ huynh đâu có khờ nữa . Vì sự an toàn của con em mà họ đành bấm bụng mà chịu thiệt . Còn những lời hoa mỹ kia, họ cho nó xuống lỗ cống . Song , cũng rất tội cho các em khi học phải loại cô giáo “xão ngôn loạn đức” này .
Trường học ở Việt Nam như 1 thứ hợp tác xã sắp phá sản vì cha chung không ai quan tâm . Đây là cách làm khoán 10 học của bí thư Kim Ngọc ngày xưa thôi . Những ai đã & đang ủng hộ Đổi Mới, đang thần tượng ông bí thư Kim Ngọc nên ủng hộ những chuyện này trong giáo dục