210 nghìn tỉ đồng, lớn hay không lớn?

Thái Hạo

25-9-2023

Hơn 210 nghìn tỉ đồng đổi mới trương trình sách giáo khoa“, chắc có nhiều người sẽ giật mình, thậm chí còn xót xa, giận giữ.

Nhưng khoan, tám năm, 210 nghìn tỉ đồng, tức mỗi năm hơn 26 ngàn tỉ đồng. Nó lớn đến mức nào?

Trước khi trả lời câu hỏi trên thì bây giờ hãy trở lại với chuyện học thêm trong nhà trường và học thêm với giáo viên của nhà trường. Tiền học thêm hiện nay của mỗi em trong một nền giáo dục 22 triệu học sinh (thành phố có thể vài triệu đồng/em/tháng, nông thôn vài trăn nghìn/em/tháng); tôi ước tính với mức có thể là ở mức thấp so với thực tế: trung bình cả nước 300k/em/tháng nhân với 22 triệu học sinh nhân 12 tháng, bằng hơn 79 nghìn tỉ đồng/năm. 79 nghìn tỉ đồng học thêm/năm! Nghĩa là gấp hơn 3 lần tiền đổi mới giáo dục, cũng có nghĩa là trong 8 năm đổi mới giáo dục thì đồng thời học sinh đã phải bỏ ra 632 nghìn tỉ đồng! Đấy là chưa tính tiền lạm thu mỗi năm.

Riêng tiền học thêm, nếu trung bình cả nước là 300k/em/tháng thì chỉ cần 3 năm, học sinh đã phải bỏ ra số tiền vượt qua con số 210 nghìn tỉ đồng!

Tiền ngân sách (210 nghìn tỉ đồng) hay tiền phụ huynh bỏ ra hàng tháng cho con học thêm thì cũng đều là tiền… chúng mình cả. Nói cách khác, nếu người dân bỏ ra một đồng cho đổi mới giáo dục thì đồng thời họ phải bỏ ra ba đồng cho học thêm.

Tôi muốn đặt một câu hỏi rằng, tại sao đã bỏ ra 26 nghìn tỉ đồng mỗi năm để đổi mới giáo dục mà học sinh lại phải chi một khoản gấp hơn 3 lần như thế nữa để đi học thêm? Lưu ý, đây là học thêm để phục vụ, hay ít nhất cũng là dính liền với chính cái chương trình đổi mới kia, và do chính các nhà trường cùng giáo viên trong hệ thống đang thực hiện chương trình đổi mới tiến hành.

Bộ Giáo dục và các bên liên quan có thấy sự vô lý này không? Đổi mới là để khi học cái chương trình đổi mới ấy, học sinh được “phát triển toàn diện” như đúng mục tiêu mà nó đã đề ra. Nhưng hỡi ôi, “chưa đủ, chưa đạt, chưa được”, các em phải bỏ ra 3 lần tiền như thế nữa để đi học thêm mới mong “phát triển toàn diện được”.

Có thể nói rằng Chương trình giáo dục đã hỏng hay đổi mới đã thất bại không? Tôi không, hay ít nhất là chưa nghĩ thế.

Vậy vấn đề ở đâu? Ở quản lý. Quản lý nhà nước về giáo dục đang rất có vấn đề. Vì thế mà Chương trình đang bị ăn bớt và bóp méo nghiêm trọng.

Nhà nước và Bộ Giáo dục nói riêng xây dựng một chương trình mới, gọi là “đề án đổi mới căn bản toàn diện” với một mục tiêu lớn lao tương ứng với số tiền phải chi ra, nhưng như quan sát của tôi, dù chương trình đã có nhiều điểm tiến bộ nhưng khâu quản lý giáo dục lại dường như bị thả nổi.

Chúng ta không thể cấy một hạt giống mới vào mảnh đất cũ đang đầy cỏ dại, gai góc và sâu trùng mà chưa dọn dẹp và làm đất cho đến nơi đến chốn. Đơn cử, cái “mảnh đất cũ” ấy đang hùng hục dạy thêm và biến tướng dạy thêm bằng trăm phương nghìn kế với đủ thứ tên gọi như phụ đạo, bồi bưỡng, tăng cường, kỹ năng sống, trải nghiệm, stem, steam, v.v.; giờ mang một chương trình mới cấy vào, thế là họ liền xé nó ra luôn, chèn cả tiết dạy thêm vào giữa buổi học để cốt sao bắt đủ 100% học sinh phải học thêm cho họ. Không phải chỉ có thế, họ còn mang cả tiết chính khóa lên buổi học thêm chiều, xếp lẫn vào những giờ dạy thêm để nếu em nào không đi học thêm thì hoặc phải buộc đến trường học một tiết rồi về hoặc phải học nguyên buổi. Tất nhiên, rất hiếm học sinh chọn cách thứ nhất vì rất mất công, đi về cũng hết một buổi mà không học thêm thì phiền toái đủ đường, thế là “ý trường chẳng phải lòng dân”, nhưng vẫn phải đi học.

Còn nhiều trò lắm, kể ra thì dài. Nhưng tóm lại, chương trình “đổi mới căn bản toàn diện” 210 nghìn tỉ đồng kia đang có nguy cơ bị phá nát vì bị lợi dụng để dần biến thành một vế phụ cho dạy thêm đang lên, soán ngôi để trở thành dạy chính.

Dưới áp lực của phụ huynh và dư luận, lác đác đã có một số địa phương ra văn bản “chấn chỉnh” nhưng có vẻ cũng chỉ đủ gãi ngứa mà kết quả thì không có gì đảm bảo cả.

Tôi lấy làm ngạc nhiêm, vì mãi không thể hiểu được tại sao một tình trạng bê bết đang có nguy cơ làm phá sản Đề án đổi mới một cách nghiêm trọng đến thế mà Chính phủ, Bộ Giáo dục và các ban ngành hữu quan lại không có một hành động nào rõ ràng, mạnh mẽ, quyết liệt để dẹp nó đi.

GS Bùi Mạnh Hùng, điều phối viên chính Ban Phát triển chương trình giáo dục phổ thông 2018 khẳng định trên báo Thanh Niên ngày 23/9 rằng: “Mục tiêu của việc thiết kế học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chắc chắn không phải tạo điều kiện để nhà trường hợp đồng với các đơn vị liên kết đưa các môn học, hoạt động giáo dục ngoài chương trình vào, buộc HS và PH phải đăng ký học thêm trong giờ học chính khóa”.

Vậy nó dùng để làm gì? Thầy Hùng cho biết: “Tăng thời gian học ở trường chính là nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ, để các em có thêm thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện thể chất, phát triển năng khiếu về nghệ thuật; được vui chơi, giải trí,… trong không gian, môi trường an toàn”. Xin nhớ cho, chính vì lý do này mà trong chương trình 2018 mới có những môn học và hoạt động giáo dục trước kia là tự chọn thì nay đã thành bắt buộc như ngoại ngữ, tin học, hoạt động trải nghiệm… Bây giờ, mặc dù chính thức có rồi nhưng các nhà trường vẫn nhiệt tình dạy thêm, là vì sao?!

Nay, các nhà trường mà đứng đầu là hiệu trưởng, bên trên họ là Phòng, là Sở lại dùng thời gian vốn là của Chương trình chính khóa để dùng vào việc dạy thêm kiếm tiền bằng đủ mọi cách. Vậy phải coi đây là hành động tham ô và lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng (ở đây là phá hoại Đề án đổi mới).

Đến mức khủng khiếp như thế mà vẫn chưa đủ để Chính phủ và Bộ Giáo dục có một hành động quyết liệt với các hoạt động có tính phạm pháp này ư?

Có không ít lần tôi đã nghĩ “cùn” rằng, đằng nào dân cũng mất tiền, nếu vì lý do khó khăn về ngân sách cho trang bị cơ sở vật chất và xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện chương trình đổi mới 2018, chẳng thà cứ thẳng thắn, minh bạch mà thu tiền người học trong ít năm và có sự quản lý, đầu tư hiệu quả, còn hơn là để tiền dân thất thoát một cách ghê gớm như hiện nay vào những chuyện lạm thu và học thêm có tính phá hoại như đang diễn ra. Mỗi ngày trôi qua, tiền của học sinh cứ chảy vào tay những cá nhân, những công ty và trung tâm liên kết bên ngoài một cách oan uổng mà trường nghèo vẫn cứ nghèo, học sinh lại vẫn è cổ ra đi học thêm vô ích để cống nạp. Tất nhiên, cái ý nghĩ trên kia chỉ là một cách dằn dỗi vì quá thất vọng và cả kỳ vọng.

Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng với số tiền 210 nghìn tỉ đồng kia, nhưng phải so sánh với học thêm để thấy nó là nhỏ! Nhưng vấn đề không chỉ là tiền, mà nghiêm trọng hơn, từ tiền (dạy thêm) nó có thể phá hỏng chương trình giáo dục quốc dân, tức cũng là phá luôn 210 nghìn tỉ kia. Cho nên cái cần quan tâm không phải chỉ là tiền, càng không phải chỉ là tiền ngân sách (21 nghìn tỉ). Vấn đề hệ trọng hơn gấp ngàn lần, và không thể thờ ơ được nữa.

Với tôi, bỏ ra 210 nghìn tỉ trong 8 năm để đổi mới giáo dục mà học sinh không phải đi học thêm (tức học lại chính cái chương trình ấy!) và các em được hạnh phúc, phụ huynh an tâm và đủ yên tâm để “giao con cho nhà trường” thì con số ấy quá xứng đáng. Nhưng bởi khâu quản lý nhà nước quá tệ, để cho các nhà trường và giáo viên ăn bớt thời gian, cắt xén chương trình, bóp méo nội dung, từ đó mà dẫn đến Chương trình mới không những đã chưa thực hiện được nhiệm vụ phải có của nó mà còn có nguy cơ bị đánh bại.

Chốt lại, điều quan trọng mà tôi muốn nói ở đây là, Chương trình mới không tệ, nếu triển khai tốt, song song với việc dẹp loạn nạn dạy thêm tràn lan bát nháo hiện nay thì cái giá 210 nghìn tỉ đồng là không hề đắt đỏ!

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Hôm qua cô chủ nhiệm của con tôi đưa “Thời khóa biểu mới” (áp dụng từ tuần này) lên group Zalo lớp, tôi mới giật mình nhớ ra cái gọi là “Ứng dụng số ***School”.

    Mở ứng dụng ra, vào mục “Xem TKB”: trống trơn. Mà đây đã là TKB thứ hai của lớp con tôi kể từ đầu năm. Và tôi, cũng như hơn 40 phụ huynh khác của lớp, phải trả 120.000 đồng/năm cho cái gọi là “Ứng dụng số” này.

    Số tiền không lớn tính theo đầu người, nhưng sẽ là con số không nhỏ với hàng chục triệu học sinh cả nước (vì tôi biết, cái gọi là “ứng dụng số” này cũng phổ biến ở các địa phương khác), và điều đáng nói hơn là ở chỗ: “Nó vô dụng”.

    Đây cũng không phải là năm đầu tiên các phụ huynh chúng tôi phải bỏ tiền ra mua các loại “Ứng dụng số” kiểu này. Thực tế, suốt những năm Tiểu học của con tôi, năm nào tôi cũng phải bỏ tiền ra để mua các loại “Ứng dụng số”, rồi chỉ để bỏ không. Không có tác dụng gì. Mọi thông tin, liên hệ giữa phụ huynh với lớp/trường, Zalo và group Zalo đã đảm nhận hết (hoàn toàn miễn phí).

    Bản thân tôi đã nhiều lần trực tiếp phản ánh và chất vấn cả giáo viên chủ nhiệm lẫn ban giám hiệu nhà trường nơi con tôi học về cái gọi là “Ứng dụng số” này, nhưng chưa bao giờ có được câu trả lời thỏa đáng, và cuối cùng thì dù “không dùng đến” tôi cũng như các phụ huynh khác vẫn phải mua, vì “quy định chung” là vậy.

    Nhưng, “quy định chung” này ai đưa ra? Nếu truy ra đó là khoản thất thoát, lãng phí, thậm chí tham ô, tham nhũng thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Phòng, Sở hay Bộ Giáo dục & Đào tạo?
    Bây giờ tôi hỏi.

    Tôi xin hỏi thầy/cô, mỗi khi thầy/cô phổ biến khoản thu “Ứng dụng số” này, thầy cô có cảm thấy áy náy vì mình đã lãng phí hàng triệu đồng của các phụ huynh trong lớp không?

    Tôi xin hỏi các vị hiệu trưởng, mỗi năm các vị ra thông báo buộc hàng nghìn phụ huynh trong trường mua cái “Ứng dụng số” này, các vị có thấy xót xa cho hàng trăm triệu đồng của phụ huynh phải bỏ ra không?
    Tôi xin hỏi ông Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM, ông có bao giờ nghĩ đến hàng trăm tỷ đồng của các phụ huynh thành phố đã phải móc túi bỏ ra hàng năm cho các thứ “Ứng dụng số” này, trong khi họ còn cần phải chi cho hàng tỷ thứ cần kíp khác hay không?

    Tôi xin hỏi ông Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo, Bộ có biết cái gọi là “Ứng dụng số” này không? Đã có khảo sát, đánh giá về hiệu quả của nó như thế nào mà để khắp các địa phương triển khai tràn lan vậy? – Nếu thực tế nó cũng “vô dụng” với tất cả các phụ huynh khác như tôi thì có phải là hàng nghìn tỷ đồng của phụ huynh cả nước đã bị ném qua cửa sổ mỗi năm hay không?

    Cuối cùng, tôi khá ngạc nhiên là cho đến giờ báo chí vẫn chưa nghiêm túc đặt ra câu hỏi cho các loại “Ứng dụng số” trường học này, dù có thể, nó chính là một dạng “Việt Á”, “AIC” trong giáo dục.

  2. Muốn thoát ra khỏi vũng lầy thối nát thì trước tiên phải kiếm nhiều tiền để mua quốc tịch Síp, rồi mới thoát ly được. Thế kiếm tiền từ đâu? Từ ngân sách!

  3. Nói thẳng thừng ra thì kể từ ngày “đổi lại như cũ” mà miền Nam đi trước về việc
    làm giàu (kinh doanh tư do) này thì ngày nay đảng chủ trương “làm giàu là yêu
    nước”, quay ngược 180 độ, tức là nhảy từ cực đoan này đến cực đoan khác.
    Đó là lý do tại sao ở ngành nghề nào, dù là cao qúy nhất như giáo dục và y tế,
    người ta cũng chỉ nghĩ đến cách làm sao cho có tiền, bất chấp phuơng tiện, miễn
    là hái ra tiền hay vắt ra tiền, tiền càng nhiều thì càng yêu nước ?!

  4. Từ cái thực tế mà TH nêu trong bài, ta có thể rút ra một kết luận : Càng đổi mới thì càng dạy thêm, học thêm . Càng dạy thêm , học thêm thì càng ( nên ) đổi mới . Có cái vòng luẩn quẩn này thì các ông, bà khả kính chuyên soạn sách giáo khoa đổi mới và lực lượng giáo viên toàn quốc mới có công ăn việc làm không ngừng nghỉ . Chỉ mệt cho học sinh và thiệt hại cho túi tiền của phụ huynh nghèo .

  5. Nói riêng vấn đề dạy thêm,muốn nó biến mất thì không khó,nhưng người ta không muốn làm,nếu làm dứt điểm thì e răng không còn giáo viên để dạy học,ngành giáo dục sẽ bị bung,nguyên nhân chính dẫn đến thảm trạng nầy là do đồng lương giáo viên không đủ sống.Nói về dẹp dạy thêm,chỉ cần cách chức hiệu trưởng khi kiểm tra phát hiện giá viên của trường mình dạy thêm,mà cách phát hiện cũng không khó,chỉ cần cho người kiểm tra giáo viên thường xuyên là lòi ra ngay(chưa nói đến nguồn từ phụ huynh học sinh).Hiệu trưởng cũng không thể che dấu giáo viên trường mình dạy thêm,nếu như phòng,sở giáo dục cũng kiểm tra thường xuyên như vậy,cao hơn nữa là bộ giáo dục.Nói túm lại vì thiếu kiểm tra thường xuyên nên ,mặc dù cấm dại thêm nhưng nó mặc nhiên tồn tại.Để chấm dứt vấn đề nhức nhối nầy,phải làm sạch ngành thanh tra,kiểm tra nói chung,từng ngành nói riêng (vì ngành có lỗ hổng quá lớn).Để khắc phục điểm yếu nầy,nơi có trách nhiệm về ngành thanh tra,kiểm tra phải có cơ chế đủ mạnh cho lực lượng nầy.Không muốn làm hay thả nổi đều xuất phát từ đồng lương không đủ sống.

  6. Vấn đề là tất cả hiệu trưởng hay trưởng phòng GD không phải do đảng chỉ định mà phải do dân đề cử thì OK. Còn đảng còn nát nhưng còn đảng thì còn mình đối với những kẻ kiếm chác. Cái đảng này nó làm gì được cho dân cho nước, nó chỉ ra sức đè đầu cưỡi cổ mà bóc lột dân thôi!

  7. https://www.google.com/finance/quote/VND-USD?sa=X&ved=2ahUKEwjarcX70MSBAxVEUKQEHYf8DNsQmY0JegQIARAn

    VND / USD • DEVISE
    Dong vers Dollar américain = 0,000041

    25 sept., 01:42:56 UTC · Clause de non-responsabilité

    210.000.000.000.000 = 8 610 000 000 Mỹ kim hôm nay

    ĐÓ LÀ SỐ TIỀN KHỔNG LỒ KINH KHỦNG !!!!

    trong 8 năm đổi mới giáo dục thì đồng thời học sinh đã phải bỏ ra 632 nghìn tỉ đồng!

    632.000.000.000.000 = 25 912 000 000 Mỹ kim hôm nay

    ĐÓ LÀ SỐ TIỀN KHỔNG LỒ KINH KHỦNG !!!!

    Hợp đồng đóng siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử Ronald Reagan được trao cho Công ty đóng tàu và đóng tàu Northrop Grumman Newport News ở Newport News, Virginia vào ngày 8 tháng 12 năm 1994 và lườn tàu được đặt lườn vào ngày 12 tháng 2 năm 1998.
    Ngân sách dành cho siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử Ronald Reagan đã tăng lên nhiều lần và cuối cùng là 4,5 tỷ USD đã được chi cho việc xây dựng con tàu này, bao gồm cả một đảo tàu được thiết kế lại.
    Ronald Reagan được vợ của Tổng thống Reagan là Nancy làm lễ khánh thành vào ngày 4 tháng 3 năm 2001 tại Nhà máy đóng tầu Newport News; thủy thủ đoàn chuyển lên siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử Ronald Reagan vào ngày 30 tháng 10 năm 2002 và siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử Ronald Reagan được đưa vào hoạt động vào ngày 12 tháng 7 năm 2003 tại Trạm Hải quân Norfolk, dưới sự chỉ huy của Hạm trưởng J. W. Goodwin.

    https://en.wikipedia.org/wiki/USS_Ronald_Reagan#:~:text=The%20budget%20for%20the%20ship,including%20a%20redesigned%20ship%20island.

    The contract to build Ronald Reagan was awarded to Northrop Grumman Newport News Shipbuilding and Dry Dock Company in Newport News, Virginia, on 8 December 1994 and her keel was laid down on 12 February 1998. The budget for the ship was increased several times and ultimately $4.5 billion was spent on her construction, including a redesigned ship island. Ronald Reagan was christened by Reagan’s wife Nancy on 4 March 2001 at Newport News Shipbuilding; the crew moved aboard on 30 October 2002 and the ship was commissioned on 12 July 2003 at Naval Station Norfolk, with Captain J. W. Goodwin in command.

    XIN NHẮC LẠI với số tiền kiều hối chuyển về giúp gia đình bà con của Cộng đồng Người Việt Tự do tại Hải ngoại từ năm 1986 đến nay từ khoảng 450.000.000.000 đến 500.000.000.000 đô la RIÊNG CHUYỆN rửa tiền ra nước ngoài tại Bắc Mỹ – Tây Âu đã hơn
    100.000.000.000 đô la chuyển ra nước ngoài hơn 10 NĂM trong số báo bên nhà đề năm 2016 như ngay báo trong Nước đề cập và tôi đã trích đang nguồn tìm vào hanoiparis.com đọc trên hồ sơ RỬA RIỀN tại PHÁP của hơn 200 công ty màn hình của bọn vịt kìu iêu nước AO … Chỉ riêng 100.000.000.000 đô la như ngay báo trong Nước đề cập RỬA TIỀN THỪA ĐỦ SỨC MUA SẮM TRỌN BỘ 11 siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử TỐI TÂN NHẤT CUẢ hải quân Mỹ !!!! chưa kể chuyển giao công nghệ đóng tầu của Người Mỹ và KIỀU BÀO MỸ gốc Việt mà ngay NỮ ĐẠI CÔNG TRÌNH SƯ là Bà Phan Thanh chỉ huy đóng 3 và siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử trong đó có và siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử Ronald Reagan !!!!

    https://youtube.com/shorts/Hwx_nD6y-Fw?si=NIp3-jjbc0eXgRBl

    Nhìn về HỘI AN biểu diễn TRÒ HỀ của dân Quảng Nôm bơi thuyền thúng làm vui lòng du khách Tàu khựa nhếch nhác CHẮC CHÚNG CƯỜI hểnh hảo thế này thì sao chơi nổi với tầu sân bay LIÊU NINH, SƠN ĐÔNG và sắp tới PHÚC KIẾN của chúng

    … nhưng đóng kịch YÊU NHÂN DÂN ĐỒNG BÀO thì mafia đỏ xứ Vệ và Tề … VƯỢT XA bọn mafia Ý ĐỢI LẠI NHƯ kịch bản sau

    https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/9b7f2fe1-1214-4995-923a-aafc6ffa10a3.jpg
    Nguyên Ngọc và nguyên Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự.

    Lỗi tại thằng NGUYỄN SỰ cựu bí thư thành QUỶ HỘI AN giả bộ nghèo KHÔNG THAM NHŨNG đóng kịch chở ANH HÈN NÚP nguyên ngỐc qua ống kính còn TÀI TÌNH hơn cả 2 bác đạo diễn PHẠM THIÊN ÂN hay TRẦN ANH HÙNG quên đi rằng SAU CÚ quảng cáo thanh liêm liêm chính thằng NGUYỄN SỰ cựu bí thư thành QUỶ HỘI AN đã tặng không LÔ ĐẤT VÀNG cho ANH HÈN NÚP nguyên ngỐc và con cháu hắn !!!!

    https://www.youtube.com/watch?v=9J8XORgwd8k

    Luôn tiện nhắn CON RỂ phan đình diệu fu nhân gái rượu Phan Hà Dương tại Viện Toán học KHAI BÁO làm gì ĐỀ ÁN nào CHI PHÍ HÓA ĐƠN là bao số tiền 20.000.000 đô la ANH BA ẾCH cựu tể tướng NGUYỄN TẤN DŨNG đã tặng năm 2010 QUẢ ĐẤM THÉP TUYỆT VỜI (đúng lần này đã là NGƯỜI TỬ TẾ rồi gì thì gì tôi XIN HOAN HÔ anh Ba Dũng lấy TIỀN THUẾ DÂN nhưng bọn tham quan trong VỆN TÁN HỌC bỏ túi khổ nỗi bác HOÀNG tiều TỤY (7 tháng 12 năm 1927 – 14 tháng 7 năm 2019) vẫn còn sống 9 NĂM vẫn không dám LÊN TIẾNG về VỤ THẤT LẠC số tiền KHÔNG NHỎ 20.000.000 đô la ANH BA ẾCH cựu tể tướng NGUYỄN TẤN DŨNG đã tặng năm 2010 QUẢ ĐẤM THÉP TUYỆT VỜI !!!! Nếu là cố nhạc sĩ TÔ HẢI chắc lại khác hẳn rồi !!! ) cho Viện Toán học nhân Ngô Bảo Châu nhận GIẢI FIELDS … tôi có nhắc anh qua email gởi riêng VŨ DUY MẪN nguyên Viện phó Viện Tin học (hồi ấy đã qua làm việc tại Ngân hàng Quốc tế tại Nữu Uớc New York NHƯNG anh ấy nhu nhược sợ vấn đề nhậy cảm ĐỤNG CHẠM đến gia tộc PHAN ĐÌNH …tham nhũng CHỨ KHÔNG phải thuộc đại tộc PHAN ĐÌNH PHÙNG !!!)
    đã chuyển qua viết blog DẠY CHƠI GOLF …. nghe đâu VŨ DUY MẪN đã mất rồi chúc anh ấy CHƠI GOLF giỏi !!! trên thiên đường trên CAO …) viết bài về TUNG TÍCH số tiền 20.000.000 MỸ KIM ấy nhưng VŨ DUY MẪN sợ vấn đề nhậy cảm ĐỤNG CHẠM đến HỎA LÒ TÔN của Vua Lú …..

    CHÍNH BỌN CÁN BỘ CAO CẤP TÀI CHÁNH vào năm 2000 đã thú nhận 16 TẤN VÀNG vẫn còn y tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn sau 30 tháng 4 năm 1975 !!!!

    https://www.youtube.com/watch?v=3BSNNl1153A

    THĂM NHÀ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU |CÒN LẠI NHỮNG GÌ SAU NĂM 1975

    https://www.youtube.com/watch?v=tlvAmL6qrXc

    Tháng Tư về thăm nhà ông Thiệu | VOA

    https://www.youtube.com/watch?v=jWhjzvMtU-Y

    Chạnh lòng Bệnh viện Vì Dân, Sài Gòn sau 50 năm – Nhà thương Việt Nam Cộng Hòa đã mất thương Vì Dân tổng thống thiệu

    CHẮC CHẮN bọn chóp mu lãnh đạo HÀ L..ỘI hôm nay – BỌN HẠI DÂN BÁN NƯỚC RẤT LO SỢ SỰ THẬT VIỆT SỬ !!!!

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    vien.nguyen1952@gmail.com

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây