Văn hoá!

Nguyễn Thuỳ Dương

18-9-2023

Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu. Làm người khó tránh cái sai, làm người khó tránh vấp ngã. Sai hoặc vấp ngã biết rút kinh nghiệm mà khiêm cung thay đổi là người đã có phần trưởng thành.

Ấy là nói một cá nhân, còn các bậc đại nhân, người gánh trên vai trách nhiệm sơn hà, phàm khi sai là mang một phần xã tắc hoặc thể diện quốc gia ra cùng mình đánh đổi, nên cái sai đó phải tự biết sám hối, phải gục đầu xin lỗi, phải tự trách dữ lắm.

Anh làm việc cho dân, lương của anh là đồng thuế của dân, là ngân sách quốc gia. Cơ hội để anh có đồng ra đồng vào cũng từ cái vị trí mà Nhân dân làm đệm cho anh. Nói cùng chung lại vạn thứ anh có đều là từ dân mà ra.

Dân tang tóc, dân khóc gào. Chết cháy mà có sướng vui gì đâu. Nhà bên hấp hối, nhà đây mở nhạc đám cưới đã bi kịch lắm rồi. Có đâu xóm kia chết cháy 56 người, xóm nọ linh đình nhạc vang ca múa, mà cái ca múa đó để khen thưởng cho một số người được cho là có chút thành tích trong cái thăm thẳm của non sông. Vui tới độ không nhớ tưởng niệm cho đồng bào mình thê lương, không biết nói sao cho vừa.

Muôn triệu điều thay đổi hay tiến bộ hơn trên trái đất này rốt ráo cũng để phục vụ con người, cũng lấy mục tiêu của hạnh phúc con người ra làm mục tiêu. Mà hạnh phúc được đo bằng cái thước nhân văn của tình người. Kẻ khóc người cười chỉ có thể là hạnh phúc của nhiều tang gia.

Bộ Văn hoá là một bộ trong nhiều bộ lập ra để quản lý một mặt chuyên môn của xã hội. Bộ Văn hoá cũng trên nền tảng của dân và vì dân. Dân góp ý có gắt gao, có căng thẳng thì Bộ nên xem lại công tác văn hoá của Bộ chứ có đâu đòi xử lý người ta. Văn hoá đòi xử người góp ý văn hoá trong khi văn hoá sai lè ra, có nên gọi là văn hoá bi kịch không?

Văn hoá ở đâu khi Bộ trưởng Bộ Văn hoá đi trên thảm đỏ còn nguyên thủ nước bạn bước xuống máy bay phải đi kề bên? Ai khách, ai chủ? Vạch lối tìm lỗi Bộ Văn Hoá không phải là ít.

Hành động văn hoá nhất bây giờ là cúi đầu xin lỗi dân chứ không phải đòi phạt vạ người phản ảnh cái sai của mình. Chỉ có giai cấp địa chủ, quan lại quan liêu phong kiến, hay những phú ông cay cú, hoặc nữa là bọn trẻ ranh mới làm vậy thôi.

Trừ khi, ý của Bộ Văn hoá là nước ta là một quốc gia đa phong kiến kiểu mới?

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Cái tang của 56 người dân không đáng kể với những thằng vô văn hóa đâu, em gái ạ . Chỉ khi nào tang ma của chính gia đình nó ( gia đình là cách nói giảm thôi ) thì mới tổ chức đình đám để hàng trăm người tưởng nhớ .
    Văn hóa mà chỉ biết lôi công an ra để đe dọa người ta thì đó là loại văn hóa man rợ của kẻ thích sử dụng bạo lực để đàn áp nhân dân .

  2. Đặng Đình Mạnh

    Nghịch lý: Đất nước không có chiến tranh, không có khủng bố, không có thiên tai, ngay trong thời bình, sống giữa thủ đô, nơi mà cơ quan chính quyền dầy đặc, nơi mà cán bộ ăn lương sống nhung nhúc, nơi được trang bị phòng cháy chữa cháy, cứu hộ và y tế với mật độ cao nhất, hiện đại nhất… thì chỉ trong một buổi tối, hơn cả trăm đồng bào thương vong, trong đó, quá nửa nạn nhân tử vong một cách tức tưởi?

    “Nhà chung cư của con cháy rồi, hai cháu chết rồi, con cũng chết đây bố ơi”. Rồi im bặt, tiếng tút tút trong chiếc điện thoại cứ kéo dài mãi, khô khốc… Tương tự vậy ở một ngôi nhà khác “Con không thở được nữa”. Rồi im bặt, tiếng tút tút trong chiếc điện thoại cứ kéo dài mãi, khô khốc…
    Đó là vài câu nói hiếm hoi sau cùng trong cuộc đời của người con trai với cha mình vào đêm hỏa hoạn 12/09 định mệnh ngay giữa thủ đô. Lúc này, mái đầu bạc đang khóc mái đầu xanh và bao nhiêu gia đình đang phủ vành tang trắng khóc thương người thân đột ngột, tức tưởi buông tay rời xa cuộc sống này.

    Ngẫm xem, cái đêm định mệnh, ngoại trừ tòa nhà 9 tầng sơn trắng, hình khối hộp ngún lửa và khói đen tràn vào ngập phổi làm nạn nhân ngộp thở, thì xung quanh đấy, vẫn là bầu khí quyển trong lành cho hàng triệu cư dân Hà Nội hít thở. Thật trớ trêu, sinh tử cách nhau chỉ sau bức tường 10cm oan nghiệt như vậy.
    56 con người tức tưởi buông tay cuộc đời, thậm chí, nhiều người không trăn trối được câu cuối “…con cũng chết đây bố ơi” hoặc “…con không thở được nữa” như hai anh con trai trút lời cuối, từ biệt với bậc sinh thành qua chiếc điện thoại. Cả cha, cả con, cứ ngỡ sống ở thị thành là sinh đạo, mà ai ngờ đã trở thành tử lộ!
    Lúc đầu, tin tức 20 người chết trong cơn hỏa hoạn đã làm rúng động xã hội, vì tuy không quen biết, nhưng sinh mạng người đều quý giá như nhau, vì họ đều đang là anh chị em, con cháu của một gia đình nào đó đang rất trông tin họ. Nhưng tin tức không dừng lại ở đó, khi con số nạn nhân tăng dần, 30, 40 và rồi là 56 người chết, làm nỗi thương cảm cũng tăng dần đến bàng hoàng. Đồng bào mình với nhau… Đã không trông mong thì lại càng không muốn tin là sự thật. Sự nghèn nghẹn từ cổ họng làm chúng ta muốn tức thở, không chỉ vì sự thương cảm và cả sự uất ức vào dân tộc khốn khổ này!

    Nếu là một chính quyền lương hảo có trách nhiệm, đã không để tồn tại những căn chung cư xây dựng trái phép như vậy. Nếu quản lý đô thị có trách nhiệm, đã không để tồn tại những con hẻm nhỏ không thể cứu hỏa như vậy. Nếu công an phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm, đã buộc chủ nhà phải làm lối thoát hiểm, phải trang thiết bị chữa cháy, có phương án chữa cháy nơi hẻm nhỏ và kịp thời đến cứu hộ hiệu quả. Nếu cơ quan cấp phép kinh doanh nhà thuê có trách nhiệm, đã kiểm tra ấn định số người tối đa được cư trú… để bảo đảm an toàn sinh mạng cho người dân, thì thảm cảnh đã không xảy ra và nếu có hỏa hoạn, thì cũng đã không gây mức thiệt hại về người đến mức kinh hoàng như thế.

    Và nếu, chỉ cần một trong những cái nếu vừa nêu có trách nhiệm, thì đã không có cái đêm 12/09 định mệnh của 56 đồng bào, gây tang thương cho gia đình họ.

    Chúng ta có thể dẫn ra hàng tá câu hỏi về trách nhiệm như vậy để thấy rằng dân tộc ta đã xấu số như thế nào khi phải sống trong một thể chế chính trị vô trách nhiệm, bất tài, bất lực đến thế.

    56 đồng bào tử vong, nếu chỉ cho rằng họ là nạn nhân của trận hỏa hoạn là chưa thật sự thấy nguyên nhân tử vong của họ, mà thực tế, họ là nạn nhân của một chế độ vô trách nhiệm và đó mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Vì một lẽ đơn giản, chế độ nào đi nữa, thì chẳng có trách nhiệm nào lớn hơn sự bảo đảm an toàn của người dân.

    Nếu không, sao có thể giải thích được nghịch lý: Đất nước không có chiến tranh, không có khủng bố, không có thiên tai, ngay trong thời bình, sống giữa thủ đô, nơi mà cơ quan chính quyền dầy đặc, nơi mà cán bộ ăn lương sống nhung nhúc, nơi được trang bị phòng cháy chữa cháy, cứu hộ và y tế với mật độ cao nhất, hiện đại nhất… thì chỉ trong một buổi tối, hơn cả trăm đồng bào thương vong, trong đó, quá nửa nạn nhân tử vong đột ngột một cách tức tưởi?

    Giải thích đi, những kẻ được đồng bọn xưng là “Hồng phúc của dân tộc” (?!)

    Tiên sư hồng phúc…

  3. Học giả Nguyễn Duy

    Xin đốt nén nhang tiễn đưa người chết cháy
    Một đám tang năm mươi sáu oan hồn
    Một đại trùng tang. Đại chấn thương. Đại thảm
    “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn” (*)

    Đại nạn này không thiên tai địch hoạ
    Ta – chính Ta gây thảm hoạ cho Mình.
    Xác người thành tro. Lửa cháy nhà đã tắt
    Ngùn ngụt lòng ngọn lửa đốt ruột gan.

    Một thảm sát? Ai là thủ phạm?
    Lại đèn cù?
    Ai?
    Ai?
    Ai?
    Không ai?…

    Thủ phạm cháy không phải là ngọn lửa
    Tội thui dân không phải chỉ một thằng.
    Một đám cháy nhe răng nhiều mặt chuột
    Một giáo án cộng đồng. Một trừng phạt. Một quốc tang.

    SG, đêm 16.9.2023

  4. 2. Phải tới khi nào nhận thức được “dân làm trọng” như cụ Thắng, thì, lúc ấy mới không có cái văn bản chó đẻ của bộ Văn này.

  5. Bổ sung: Cái bộ mang danh là Văn hóa hiện nay:
    1. Vẫn chỉ lấy dân chúng làm nguồn thu (thông qua các việc cúng dường, giải oan giải ách, hoặc thông qua các đám âm binh mang giấy giới thiệu gđosng dấu đỏ chót để đi quyên góp) mà không hề nghĩ đến việc tạo lập Quốc tang để dành cho dân chúng, cho nên, có tai nạn ở đâu và chết nhiều người thì Bộ Văn hóa ta vẫn hoạt động bình thường theo kế hoạch mà không cần phải hủy bỏ một việc VÔ CÙNG CẦN THIẾT nào đó (càng CẦN THIẾT bao nhiêu thì càng dễ KIẾM TIỀN bấy nhiêu!)
    2.

  6. Hề… hề…., Thùy Dương này.
    1. Sau năm 1975, tôi được phân công công tác tại Cần Thơ, Hậu Giang với nhiệm vụ đào tạo tại chỗ và đào tạo (thỉnh giảng) cho các tỉnh lân cận.
    1a. Trưa ngày 30-03-1980, khi đang ở tx Long Xuyên và thông qua đài phát thanh, tôi được biết chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần.
    1b. Lúc nghe tin, tôi có nguyện vọng là muốn về quê ông ấy để thắp nén hương tưởng niệm. May mắn là trong các học viên có tới 3 học trò cùng quê với cụ Thắng, nên họ đã chở tôi về đó bằng vỏ lãi cá nhân. Khi thắp hương tại từ đường, tôi mong cụ sống khôn chết thiêng luôn phù hộ độ trì cho các chúng sinh.
    1c. Vài tháng sau, tôi mới được biết rằng: Ngay vào những ngày quốc tang Tôn Đức Thắng thì tại Thị xã Hà Đông, Hà Tậy sụp nhà văn hóa, nơi mà lẽ ra nếu không có Quốc tang thì sẽ diễn ra chương trình văn nghệ đặc biệt để khánh thành nhà văn hóa này (được gọi là rạp hát Nguyễn Trãi). Vì thế, mọi người tử tế hồi đó đều nghĩ rằng cụ Thắng tự chết để cứu vạn người, nên vào ngày sinh ngày mất của cụ, họ đều tới đền chùa thắp hương cảm ơn cụ.
    2. Chúng ta chỉ có Quốc tang cho các Lãnh tụ mà không có Quốc tang cho nhiều người dân bị tai nạn. Vì thế, cụ Thắng mới là THÁNH NHÂN khi đã giành Quốc tang cho mình để tránh cho người khác bị chết yểu!!

Comments are closed.