16-9-2023
Nhiều người biện minh cho việc dạy thêm trong nhà trường (từ đây gọi ngắn gọn là dạy thêm) với mấy lý lẽ sau:
1. Phải dạy thêm vì lương thấp!
Trả lời: Lương thấp thì đòi nhà nước tăng lương, cùng nhau đòi; nếu “ngại đòi” thì làm thêm việc khác. Anh không thể lấy lý do lương thấp để dạy 2, 3 lần một đơn vị kiến thức mà anh đã được trả công tại trường rồi. Vì nếu làm thế, hoặc anh đã chưa hoàn thành trách nhiệm tại trường, hoặc anh yếu kém, hoặc anh đã cố tình “giữ võ” để khiến học sinh phải học thêm với anh.
2. Dạy thêm vì nhu cầu của học sinh!
Trả lời: Nhu cầu phát sinh thì phải ra bên ngoài trường, đến các cá nhân hoặc trung tâm đang không giảng dạy trong nhà nước. Trường hợp có thể du di được trong hoàn cảnh này là: cho phép giáo viên dạy thêm nhưng không được dạy chính học sinh trên lớp của mình.
Nhu cầu của người học thì muôn hình vạn trạng, không một nền giáo dục nào, dù tiên tiến đến đâu mà có thể đáp ứng hết được. Tuy nhiên, và mặc dù vậy, giáo dục phổ thông đã có chương trình với quy định và thiết kế theo hướng cá CÁ NHÂN HÓA. Việc của phụ huynh và xã hội nói chung là đòi hỏi nhà trường phải thực hiện cho được mục tiêu ấy, tức đáp ứng những nhu cầu và thiên hướng trong phạm vi đã được quy định. Không thực hiện được là chưa hoàn thành nhiệm vụ. Chứ không phải khi anh chưa hoàn thành việc được giao mà anh lại ra điều kiện rằng “muốn tôi làm nốt phần việc còn lại thì phải trả thêm tiền!”. Không có cái lý lẽ ấy được.
3. Dạy thêm vì có những em quá giỏi và cả những em quá dốt!
Trả lời: Giỏi và dốt thì cũng đã có quy định, đó là dạy phụ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi. Cả hai hình thức này đều đã được luật hóa và nhà trường phải có trách nhiệm thực hiện nó. Thù lao cho việc này sẽ do nhà nước chi trả. Nhà trường cứ lập danh sách những em thuộc hai đối tượng này, trình lên, và tiến hành giảng dạy, rồi đòi hỏi nhà nước thực hiện chế độ theo đúng quy định. Nếu nhà nước không làm nghĩa vụ tài chính của họ thì mới nói chuyện được. Đằng này, các vị không làm, lại bày ra dạy thêm đại trà, hành vi và lý lẽ đó không chấp nhận được.
4. Không phải là cấm, mà là quản lý sao cho tốt!
Trả lời: Xin thưa, không quản lý được và quản lý dù có hay đến mấy cũng vẫn phát sinh vấn đề, vì nó quá phức tạp. Một giáo viên dạy học ở trường, sau đó lại dạy thêm chính học sinh của mình, thì quản lý làm sao?! Ai có thể đứng ra giám sát để giáo viên không thiên vị, không gây áp lực, không thao túng… Chi phí trả cho việc này [giám sát], nếu vẫn cố làm và làm được, có lẽ sẽ cao hơn nhiều lần việc bỏ tiền ra cho những em học sinh ấy đi học ở bên ngoài trong một trung tâm chất lượng cao. Vì sao nhà nước cấm việc người nhà cùng làm quản lý trong một cơ quan? Bởi lý do tương tự: ngăn ngừa, có những việc chỉ có thể ngăn ngừa chứ không thể giám sát và quản lý được.
5. Nếu cấm học thêm trong nhà trường thì làm sao đáp ứng được mọi nhu cầu của học sinh?!
Trả lời: Ra ngoài. Chương trình giáo dục phổ thông đã có chuẩn đầu ra và phải đòi cho được cái chuẩn ấy, sau đó nếu vẫn còn những nhu cầu khác nữa thì… ra ngoài. Làm sao có thể đáp ứng nhu cầu học piano cho một học sinh khi thiếu thốn tất cả và trong chương trình lại không có quy định? Ra các lớp piano. Làm sao có thể dạy về sửa chữa ô tô trong nhà trường cho một thiếu niên rất đam mê công việc đó? Em ấy phải tới các garage trong những giờ rảnh rỗi. Đáp ứng mọi nhu cầu là phi thực tế.
***
Dạy thêm (thu tiền) trong nhà trường là một bài toán không có lời giải, nhất là trong điều kiện của tính tập quyền hiện nay. Cách tốt nhất, và duy nhất, để khơi thông vấn nạn này, và chặn đứng sự biến tướng đã trở nên khủng hoảng của nó, là kiên quyết cấm hẳn.
Nhưng, cấm phải đồng thời cùng lúc làm ba việc sau:
a) Tuyển dụng minh bạch, công bằng. Quản lý, giám sát, tổ chức giảng dạy và thiết kế cách kiểm tra đánh giá sao cho đạt bằng được mục tiêu mà chính chương trình giáo dục đã quy định cụ thể.
b) Đầu tư tương xứng cho mục tiêu giáo dục đã được quy định nói trên, từ cơ sở vật chất, tiền lương và các khoản chi thường xuyên khác.
c) Có hành lang pháp lý chặt chẽ và cơ chế thông thoáng cho các cá nhân/trung tâm/công ty hoạt động giáo dục bên ngoài, giúp họ hoạt động hiệu quả, đáp ứng những nhu cầu muôn mặt của xã hội mà không một chương trình giáo dục nào, dù là tiên tiến đến đâu, có thể thỏa mãn được.
Tóm lại, giải quyết câu chuyện dạy thêm – học thêm thực chất phải là trả lại và nhận lại vị trí mà mỗi người vốn phải thuộc về: Nhà nước lo tiền và cơ sở vật chất nói chung; giáo viên lo dạy cho đạt mục tiêu mà chương trình đã đề ra; phụ huynh lo phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con cái (sau khi đã đóng thuế đầy đủ), (còn học sinh thì vui vẻ đi học, em nào không đủ điều kiện lên lớp thì lưu ban). Nếu bất cứ bên nào không làm tròn vai trò của mình, thì giáo dục đều sẽ lâm vào tình trạng tơ vò.
Không thể tiếp tục đá quả bóng trách nhiệm nữa.
[Chú thích: tôi dùng chữ “dạy thêm trong nhà trường” là dạy có thu tiền (theo định nghĩa trong luật), và bao gồm cả việc giáo viên dạy thêm tại nhà cho chính học sinh trên lớp của họ].
Tôi chắc sẽ ký đơn học kns vì sợ con tôi bị đuooir ra khỏi lớp.
Công nhân lương 5tr áp lựcj quá ạ
“1. Phải dạy thêm vì lương thấp!” – Lương GV hiện tại không thấp . Một GV con vài năm nữa nghỉ hưu thì lương đã 12, 13 tr. tháng . Một giờ tăng tiết đã là 200 đến 250 ngàn .
“2. Dạy thêm vì nhu cầu của học sinh!” – Hs hoàn toàn không có nhu cầu học thêm , Cái chương trình từ tiểu học đến THPT của bộ giáo dục thì học ở lớp muốn gảy cổ rồi . Sức đâu mà đòi học thêm . Các phụ huynh giàu có muốn cho con mình giỏi để du học thì mời thầy về làm gia sư .
“3. Dạy thêm vì có những em quá giỏi và cả những em quá dốt! – Điều này đã từng xảy ra : Những năm thời bao cấp, hs yếu được nhà trường phân công GV phụ đạo mà không mất tiền . Còn hs giỏi, nhà trường muốn chọn ra đề bồi dưỡng thi học sinh giỏi cấp tỉnh ( để thi đua với các trường khác ) thì chính BGH trả tiền .( trường có nhiều quỹ den lắm )
“4. Không phải là cấm, mà là quản lý sao cho tốt!” . – Hs rời trường thì cha mẹ quản lý, không cần nhà trường nữa .
5. “Nếu cấm học thêm trong nhà trường thì làm sao đáp ứng được mọi nhu cầu của học sinh?!” – Đả bảo rằng , hs không có nhu cầu học thêm .
Xin lỗi bác Lú. Em tôi giáo viên có lương hưu chỉ xấp xỉ 5 triệu !
Mục đích của việc dạy thêm của giáo viên chỉ là để kiếm tiền nơi
những học trò muốn học (tự nguyện hay phải học (bắt buộc).
Ái chà chà , mình hiểu rôi . Em của bạn nghỉ hưu hẳn là khá lâu rồi đấy , Hồi đó, không có chế độ tinh thâm niên ngay khi cỏn đang day như bây giờ
( mình nghỉ hưu cách nay 13 năm, với bậc lương tột khung THPT là 4.98 , mình đóng bảo hiểm đủ 30 năm. Vậy lấy 75% của ba triệu tám trăm ngàn thì được bao nhiêu bạn nhỉ ?! ) . Mình nói có chứng cứ mà .
.Còn bây giờ, ngay cả Gv cấp hai lương hưu đã là 7tr rưỡi ,hôm 1.7 vừa rồi được tăng 12.5% . Vậy là bao nhiêu hả bạn ? Có phải hơn 8 triệu không ( tính dễ lắm mà vô cùng chính xác, cứ lấy 7.5 tr nhân cho 12.5 là ra ngay đấy ạ ) . Còn lương GV tiểu học đương chức có thâm niên cũng đã 8 đến 9 tr rồi .
Bạn có biết một bác sĩ mới ra trường ( thời gian học khoảng 6 năm ), chạy vạy khắp nơi mới xin được việc làm ( đôi khi còn phải bỏ ra cả đống tiền chạy chọt ) Thế mà lương chỉ hơn 3 triệu ( tin ở trên mạng chứ ở đâu ! . Bạn cứ tìm hiểu trên google thì biết ngay .
Những người thầy có lương tri đã liên tục lên tiếng rất mạnh mẽ, trung thực. Nếu lãnh đạo ngành không sữa thì Chính phủ và Quốc hội phải can thiệp để cứu ngành Giáo dục nước nhà. Đó là trách nhiệm của các vị.
Hề… hề…, Thái Hạo à, thực sự là tôi thật không muốn bàn thêm gì về giáo dục nữa, nhưng vì, do bài này của Thái Hạo nên tôi phải góp thêm đôi lời:
1. Sự bắt buộc cho mọi loại học sinh (từ cao nhất là hs trường chuyên tới thấp nhất là hs trường gdtx) đều phải thi chung đề xét tuyển vào đại học đã dẫn tới mọi hs ngoài chuyên phải đi học thêm để mong có kiến thức ganh đua với hs trường chuyên đấy!
2. Các trường học công lập được đang chuyển thành trường tự chủ về tài chính, vì thế, cùng với các trường tư thục và ngoài công lập (vốn dĩ được hình thành với ý nghĩa rất tốt đẹp ban đầu là cố gắng cao nhất cho những hs trượt công lập có nơi học hành để chúng không sa vào các ổ nhóm xã hội đen) đã chuyển sang thương mại hóa, hình thành nên các trường học thực chất là các CÔNG TY BÁN CHỮ, nên, càng có cách móc túi phụ huynh càng nhiều, thì, nhà trường đó càng có THƯƠNG HIỆU CÀNG LỚN.
3. Kể từ khi ông Võ Văn Kiệt vận dụng mô hình Singapore cho sự phát triển của đất nước, thì, đất Việt bỏ qua sản xuất mà chạy theo (một cách vô vọng) các loại hình kinh tế du lịch dịch vụ, hoặc môi giới tài chính ngân hàng, cho nên, các môn học tự nhiên phục vụ cho sx như Lý Hóa Sinh… không còn được coi trọng, còn, các môn học được dùng cho các loại HÀNH NGHỀ BẰNG LỖ MỒM thì được rất coi trọng đấy. Vậy thôi!!