12-9-2023
Cụ Đào Duy Anh định nghĩa văn hoá dân tộc ta là văn hoá “âm tính”, nghĩa là ẩn sâu bên trong. Nam thì uy dũng mực thước, nữ thời ý nhị thanh tao.
Văn hoá dựa trên văn minh lúa nước thuần nông, đoàn kết sẻ chia yêu thương đùm bọc.
Ví dụ tôi nhớ làng tôi mùa gặt bằng đò, phải đẩy đò qua con đê ở một cái lạch nhỏ, từng đò một. Thế là cả làng giúp nhau đẩy từng chiếc, chiếc cuối cùng có khi trăng lên rồi mà người làng không bỏ lại. Nhà nào cắt lúa tới tắt mặt trời chưa xong, cả làng người tay hái tay liềm xuống quơ phụ cái xong.
Văn hoá đó thầm lặng mà bền bỉ!
Giờ sao? Quan tham đường quan, dân trá đường dân. Quan lên ghế ngồi cố nghĩ sao quơ quén cho mình, nhà mình, họ mạc mình càng nhiều càng tốt.
Dân thì sưu thuế nhọc nhằn sinh ra gian, trồng rau hai luống nuôi lợn hai chuồng, bên để ăn bên để bán.
Ngày xưa hôn nhau trong bụi đái trong bụi, giờ vẫn hôn nhau trong bụi nhưng đái ngoài đường. Sài Gòn loa kẹo kéo ngự trị khắp nơi ăn nhậu phều phào, inh hết cả não. Mạnh nào đó sống, bản năng mà sống, mưa cứ mưa đi ai buồn biết liềng.
Cụ Trần Đức Thảo tiếc Hà Nội, bảo ngày trước đẹp từ không gian đến nết người. Tôi đọc Thạch Lam Vũ Bằng cũng thấy thế. Đẹp từ cô đầu, ả đào đẹp lên.
Rồi tự dưng kéo người về, biệt thự Pháp xẻ năm chia bảy thành nhà tập thể, nấu bếp khói um lên. Rồi xếp hàng đặt gạch tranh nhau chí choé. Nón cối điếu cày luôn ở trong trạng thái vật lý hung hãn.
Giờ tôi ra HN, thấy mặt ai nấy lạnh như cứt ngâm, người với người xa lạ kiệm lời, ăn tô phở Thìn cũng dấm dúi trả tiền trước. Còn đâu thanh lịch Hà thành.
Chẳng thà như ngày trước nghèo mà yêu thương nhau, còn hơn bây giờ không yêu thương nhau mà vẫn nghèo.
Chấn hưng là chấn hưng cái chi?
Phú quý sinh lễ nghĩa, bần hàn sinh đạo tặc, các cụ dạy rồi. Làm cho dân nước giàu lên, dạy trẻ con dạ thưa cám ơn xin lỗi và đọc sách, tự dưng mà có văn hoá. Thế hệ này coi như xé nháp bỏ!
Chấn hưng chấn heo, 350k tỷ rồi các anh lại tuyên truyền, lại gắn bảng tùm lum tà la chạy theo hình thức. Có mà “chấn hoa văn hứng” chớ văn hoá quần què!
Chấn hưng văn hoá là chấn hưng cái chi mà bỏ 350 nghìn tỷ?
https://baotiengdan.com/2023/09/12/chan-hung-van-hoa-la-chan-hung-cai-chi-ma-bo-350-nghin-ty/
Nguyễn Tiến Tường
12-9-2023
Muốn chấn hưng Văn hoá là phải Giáo dục về Sự Thật Lịch sử khách quan như KHOA HỌC …Những Tấm lòng yêu Nước cần viết đúng như Sự Thật các Chí sĩ, Nhà Yêu Nước hay TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM LƯƠNG TRI suy tư và hành động vì DÂN TỘC ĐỒNG BÀO QUÊ HƯƠNG
************************
Hung tin nghe Vị Thầy xưa bất khuất ngã mình trên Địa linh Nhân kiệt
************************
Anh hùng Giáo sư vào Sử Xanh
Nhớ mãi hình Thầy Trần Ngọc Thành
Từ tốn giảng bài giọng Tiếng Quảng
Mười Năm bàng hoàng vọng Thanh vân
Quê Nhà bạn cũ qua thư viết
Hiên ngang Thầy đứng giữa Đà Thành
Tràng súng vịt cộng tàn bạo xử tử
Máu Thầy thấm Thanh sử Sử xanh !
Nhiệt huyết in mãi Hòa Khánh Cát trắng
Quê Hương Quảng Đà Thầy sinh thành
Tiên phong Thầy đứng lên lãnh đạo
Sau Tháng Ba Đen chống bọn bạo hành
Bạo tàn cỗ máy tay sai Tàu cộng
Thầy hy sinh cho Dân Việt tỉnh nhanh
Tinh anh hòa vào Hồn Thiêng Sông Núi
Bất tử cùng Non Nước vào Sử Xanh
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Paris, Tàn Thu 1987
Chí sĩ Trần Ngọc Thành bút hiệu Trung Nhân sinh năm 1940 cùng Hiền thê là hai Giáo sư dạt Toán và Văn chương tại Trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Vợ chồng Thầy Cô sống tại đường Đinh Tiên Hoàng. Lớp chúng tôi hoiòi trung học đệ nhị cấp có may mắn học dưới công ơn Thầy Cô.
Chính Thầy Trần Ngọc Thành chấp bút viết Luận Cương cho Việt Nam Dân tộc Cách mạng Đảng…
Thầy lãnh đạo cuộc nổi dậy ngay sau Tháng Ba Đen Đà Nẵng năm 1975
Thầy Trần Ngọc Thành bị xử tử năm 1977 tròn 37 tuổi….
Miền Cát Trắng Hòa Khánh nay toàn bọn quan tham quan đỏ vịt cộng chúng đều là cát tặc làm ăn với bọn nhà thầu thương lái trun..g c..uốc
Thầy ơi ! Sự Hy sinh vì Lý tưởng và Tương lai của Thầy srx mãi mãi đi vào Thanh Sử Nước Việt Muôn đời
RẤT MONG BẠN CÙNG TRƯỜNG Phan Châu Trinh có hay tin gì về Cô không còn sống tại Đà Nẵng ??? Xin đa tạ cảm ơn trước
https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28
Mấy ngày gần đây, dư luận xôn xao bàn tàn về đề án chi 350.000 tỷ để xây dựng nền văn hóa nước nhà, tuy không phải là người có hiểu biết nhiều cũng muốn có vài lời muốn chia sẻ cùng các bạn.
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Thực tế có nhiều định nghĩa về văn hóa, xin đưa ra định nghĩa về văn hóa của tổ chức UNESCO: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Với cách định nghĩa trên, văn hoá của một đất nước một dân tộc được hiểu là sản phẩm vật chất cũng như phi vật chất mà đất nước đó, dân tộc đó tạo ra. Hình như các nhà hoạch định chính sách về văn hóa nước nhà chỉ nghĩ tới văn hóa vật chất nên mới có đề án chi 350.000 tỷ để xây dựng nền văn hóa nước nhà mà quên mất việc giữ gìn và phát triển những cái hay cái đẹp của văn hóa phi vật thể. Một đất nước có những ngôi chùa to, những tượng đài lớn nhưng vị bộ trưởng bộ văn hóa lại không nhường thảm đỏ dành cho khách liệu có phải là thứ văn hóa mà người Việt ta cần? Thứ văn hóa mà dân tộc Việt cần thời nay là văn hóa ứng xử, ứng xử giữa người với người, giữa người với thiên nhiên một cách khoa học và văn minh. Dùng tiền để tạo ra những công trình kỳ vĩ hoặc kệch cỡm nhưng cách hành xử giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên thiếu khoa học, không văn minh chỉ làm cho bộ mặt văn hóa nước nhà trở nên xấu xí và xa lạ với bạn bè mà thôi. Dùng tiền và rất nhiều tiền để chấn hưng văn hóa nước nhà là cách tiếp cận sai lầm của những bộ óc đặt tiền tài lên trên tất cả. Thời nay, một đồng công quỹ chi ra thì nửa đồng đã rơi vào túi các quan tham. Nếu không tin nhận định trên, các bạn hãy quan sát tài sản và cách tiêu tiền của quan chức nước nhà và người thân của họ sẽ rõ. Chúng ta nghĩ gì khi thấy cảnh hai hoặc ba bệnh nhân chung một giường, sáu chục học trò học trong một lớp bên những tượng đài đồ số, những chùa chiền miếu mạo nguy nga? Ngành văn hóa có một vị bộ trưởng thiếu văn hóa ứng xử lại đề xuất chi 350.000 tỷ để chấn hưng nền văn hóa nước nhà là điều khá nực cười. Văn hóa ứng xử, văn hóa công sở, văn hóa giao thông mới là những điều cần phải chấn hưng trong giai đoạn hiện nay, những cái đó không cần nhiều tiền đâu thưa các quan chức của ngành văn hóa.
Văn hóa phải thể hiện tính kế thừa có chọn lọc, cái hay cái đẹp của quá khứ cần giữ lại, cái xấu xí, cái kệch cỡm cần loại bỏ kể cả văn hóa vật chất lẫn phi vật chất. Đầu tư để chấn hưng văn hóa là một việc nên làm, nhưng tư duy dùng 350.000 tỷ để chấn hưng văn hóa nước nhà là đề xuất của những bộ óc không bình thường. Khi mà mỗi năm ngành văn hóa cấp phép tới 60 cuộc thi hoa hậu, một hình thức kinh doanh sắc đẹp thì cũng đủ để cho ta thấy, những quan chức hiện nay của ngành văn hóa chưa đủ tầm để hoạch định chính sách chấn hưng nền văn hóa nước nhà.
Nguồn Mạng.