31-8-2023
Hồi còn nhỏ, tôi hay nghe người lớn thường mắng những đứa chuyện làm chuyện ngược đời, trái với luân lý, đạo đức, là “đồ đẻ ngược”. Đứa trẻ bị đẻ ngược thì hai chân của nó chui ra trước, và đầu ra sau cùng!
Năm 2021, Bộ GD&ĐT đưa ra chương trình tích hợp cho cấp THCS. Theo đó, học sinh không học Sinh học, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý riêng lẻ; mà gom 3 môn Lý, Hóa, Sinh thành môn “Khoa học Tự nhiên” và gom hai môn Sử và Địa thành môn “Lịch sử và Địa lý”, gọi là “môn tích hợp”. Về lý thuyết, mỗi “môn tích hợp” chỉ cần một giáo viên đảm nhận.
Chưa có cuộc hội thảo khoa học nào chứng minh việc gom ba môn Vật lý – Hóa học – Sinh học sẽ thành “môn tích hợp Khoa Học Tự Nhiên” hay sẽ thành “môn liên hợp Lý – Hóa – Sinh”? Nhưng quan trọng hơn, các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm chưa có chương trình đào tạo ra giáo viên dạy “môn Khoa Học Tự Nhiên” và “môn Lịch Sử và Địa lý”; cũng chưa từng có sinh viên nào “rảnh háng” là sau khi tốt nghiệp sư phạm Vật lý đã học thêm để lấy văn bằng hai là “sư phạm Hóa học”, rồi học văn bằng ba lấy “sư phạm Sinh học”.
Bởi vì, “Môn tích hợp” không được thai nghén từ trong vòi trứng của các trường đại học và cao đẳng sư phạm, bỗng nhiên “chào đời” tại trường THCS từ năm 2021 , nên phải gọi là “Môn đẻ ngược”. Ngày xưa, ông bà ta khuyến khích tinh thần đoàn kết nên hình tượng hóa ca dao “Một cây làm chẳng lên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, chứ về mặt thực vật học “ba cây chụm lại cũng còn ba cây” tương tự “Một môn tích hợp vẫn còn ba môn”!
Trong cơn khao khát tuyển sinh, các trường đại học Sư phạm (Thái Nguyên, Hà Nội 2, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM) đã “đăng ký lập trường tích hợp” với Bộ bằng cách tuyển sinh ngành “Sư phạm Khoa học Tự nhiên”, “Lịch sử – Địa lý”. Đếch biết chương trình đào tạo “thần thánh” thế nào để sau 4,5 năm học có thể dạy ba môn Lý-Hóa-Sinh thao thao bất tuyệt như nhau, nhưng hiện tại chưa có giáo viên chính quy nào dạy môn tích hợp ra trường!
Trong tinh thần “giáo dục toàn dân”, giống “quốc phòng toàn dân”, Bộ GD&ĐT đào tạo “khóa du kích dạy môn tích hợp”, bằng cách ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp cấp THCS, thời lượng 20-36 tín chỉ. Giáo viên có thể theo học ở các trường có khoa sư phạm, kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc tự đóng. Sau khoảng 6 tháng, họ được cấp chứng chỉ.
Sư phạm chính quy dạy một môn mất 4,5 năm, chương trình du kích dạy ba môn mất 6 tháng, là “giấy phép con” đểu không chịu nổi, vì vậy tôi rất hoan nghênh TS Chu Mộng Long đã thách Bộ GD&ĐT hãy tổ chức cho PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ và GS Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên các sách giáo khoa tích hợp) đứng lớp giảng môn tích hợp, để coi các nhà viết sách có đủ kiến thức dạy tích hợp và đã theo kịp chương trình mới chưa, rồi mới dạy lại cho giáo viên!
Các giáo sư tiến sĩ lãnh đạo ngành giáo dục ngày nay đều được lựa chọn từ những hạt giống đỏ có lý lịch ba đời là bần cố nông.
Cho nên những sản phẩm trí tuệ của các vị ấy vẫn còn đẫm mùi mồ hôi từ tay cày tay cuốc.
Những bàn tay dày chai sạn ấy cầm bút hãy còn lóng ngóng.
Chỉ tội cho một thế hệ trẻ thơ phải chịu hậu quả của cái quốc sách giáo dục ngu dốt đó.
Một sự phá hoại rất thô thiển, nhưng hậu quả vô cùng thảm khốc, vấn đề là có nhận biết được hay không mà thôi …
Có lẽ bộ giáo dục Hanoi cử mấy nhà ngâm cứu tìm cho ra giải pháp tích hợp theo ý đồ tinh giản của cấp trên. Họ quính quá bèn đi tìm hiểu hệ thống giáo dục đại học miền Nam trước 30/4/75 ra làm sao, đặng bắt chước.
Họ thấy sv năm thứ nhất – còn gọi dự bị đại học ở các Đại Học Khoa Học tại miền Nam – toàn học và thi môn cặp ba…nào là chứng chỉ SPCN (viết tắt của Sciences Physiques, Chimiques et Naturelles, nghĩa là Khoa học Lý, Hóa, Nhiên- tức Thiên nhiên, tức môn Vạn vật học, rồi có lúc gọi là Sinh học) ;
hoặc bằng PCB (viết tắt của ba môn Physique, Chimie, Biologie: Lý, Hóa, Sinh học)
Thế là tìm ra cứu tinh, họ phấn khởi cho rằng…tích hợp được tuốt!
Có biết đâu, rằng đây là các môn học ở lớp dự bị đại học, năm đầu tiên ở đh, để khai mở năng khiếu sinh viên trước khi chọn chuyên khoa năm tới
Giống như đh khoa học, ở Văn khoa, năm đầu tiên là sv học lớp propédeutique: nội dung học tạp bí lù gồm đủ cả các môn Pháp, Anh, Sử Địa, Văn học Việt (Thi ca, Tiểu thuyết), Triết Đông phương, Triết Tây phương, Hán văn…
*Để rồi đầu năm tới, họ phải chọn theo chuyên một bộ môn, hoặc Lý, hoặc Hoá, hoặc Y khoa tức Lý Hoá Nhiên, hoặc Sử, hoặc Địa, hoặc Triết Tây phương, vv và vv…suốt mấy năm tiếp theo cho đến tốt nghiệp cử nhân, hoặc y khoa thì học lâu hơn nữa…
Ra trường, họ chỉ biết có mỗi môn đó, và theo nghề phù hợp với chuyên môn đã chọn.
Vậy đó thưa quí trí thức xhcn!
Xin lỗi SPCN là nhầm,
PCB lý hoá sinh mới đi ĐH Y khoa để ra bác sĩ (=tiến sĩ).
(Khác với bs xhcn phải học nữa để có bằng tiến sĩ hoặc thấp hơn là bằng thạc sĩ)
Không phải nhầm mà trật lất . Các lớp dự bị tại Khoa Học gồm có MGP, MPC và SPCN. SPCN gồm có các môn học: Động Vật, Thực Vật, Địa Chất, Vật Lý và Hóa Học . MGP Toán giải tích,Vật Lý, MPC: Toán, Vật Lý và Hóa Học . Nếu đậu dự bị sẽ chọn chuyên khoa và tốt nghiệp văn bằng cử nhân chuyên khoa đó .
Trước năm 1963 theo chương trình Pháp, để tốt nghiệp Bác sĩ phải qua PCB và 6 năm y khoa . Sau năm 1963 dạy theo lối Mỹ PCB đổi tên là Dự Bị Y khoa học tại trường Y khoa .Năm 1970 Dự bị Y khoa bị hủy bỏ . Muốn học Y khoa phải có chứng chỉ SPCN , MPC rồi mới thi vào trường Y khoa, nếu đậu sẽ học năm thứ nhất Y khoa tại trường Y khoa . Chương trình còn 6 năm
Bổ sung: Lú này: Tôi chính là người chứng kiến các anh lính cùng toàn thể nhân dân đi đốt sách, nhưng trong khi đốt sách thì lại có một vài anh ma mẹo đã nhanh tay nhét vài cuốn sách quý vào ba lô của mình, và sau này, chính các cuốn sách ấy đã làm cho các ma mẹo trở thành nhà nọ nhà kia. Một nền giáo dục tâm linh tự phát từ các ma mẹo này, Lú có thấy vậy không!?
Bổ sung nữa: Lú này:
1. Tôi rất vinh hạnh khi là thầy dậy của lứa học trò đầu tiên khi họ chính là những sinh viên các năm cuối mà phải ngưng học vì biến cố năm 1975, sau này, họ vào các lớp học tôi dậy với tư cách là học trò nhưng lại hơn thầy tuổi đời đấy!
2. Cái tôn sư trọng đạo mà tôi biết được ở miền Nam chính là tôi, một chàng thư sinh 22 tuổi, được một phụ huynh 72 tuổi tiếp đón rất trọng thị khi tới thăm nhà, trong khi, ông em 70 tuổi phải đứng khoanh tay xem thầy có nhu cầu gì để thù tiếp. Và, mọi già trẻ lớn bé trong nhà ra khoanh tay chào đón khách một cách chân thành. Khác hẳn học trò thời nay: về nhà quẳng ba lô vào một xó, chẳng chào hỏi ai mà xông thẳng về phòng riêng, mở máy chơi game tiếp. Cái văn hóa thù tiếp (giao tiếp) này đã đi đến mức khốn nạn, lỗi là do ở giáo dục đấy!!
Tr ước 1975, ĐHSP Sài Gòn, đào tạo GV riêng từng môn . Chưa bao giờ thấy GV Toán dạy Lý, hoặc GV Hóa dạy Lý cả . Về xã hội, gọi chung là Ban Sử Địa, nhưng GV Sử không thể dạy Địa và ngược lại . Còn ở cấp 2, cũng chưa bao giờ thấy ông thầy dạy Toán lại dạy cả môn Lý hoặc Hóa . Kiến thức đâu mà dạy ?! Còn GV dạy môn Sinh vật vẫn cứ là môn Sinh vật . Làm gì có kiểu tích hợp quái quỷ như bây giờ .
Mỗi GV chỉ có thể dạy tốt khi chuyên chú vào môn chính của mình . Biến thầy , cô giáo thành “GV đa-ri-năng” thì chỉ có chế dộ cộng sản này thôi . GV sẽ điên trước, rồi học trò của họ sẽ điên sau .
Hề… hề…, Lú này, tôi chính là người vào miền Nam công tác ngay sau 1975, và vì thế, tôi rất quan tâm tới việc tại sao các sinh viên Bách khoa, Khoa học Tự nhiên sẵn sàng đi dạy thuê dạy mướn cho học sinh phổ thông (dưới danh nghĩa là gia sư), trong khi, các thầy cô giáo tương lai (Sinh viên của các trường Sư phạm) lại không cho phép mình làm gia sư. Vì thế, đừng có bốc phét về chuyện cái hay cái đẹp của nền giáo dục VNCH nữa nhé!!?
Theo đinh nghĩa mới của LV. thì gia sư (dạy kèm trong nhà)
cũng là giáo sư hay giáo viên (dạy ở trường lớp) ?
Ngày xưa ở một làng Việt, các TRUNG NÔNG có nhà ở truyền thống là 5 gian, khác hẳn với biệt phủ của bọn Tầu Nhái (được thiết kế theo kiểu Hoàng cung), thì, ngoài 5 gian nhà chính thì họ làm thêm các CHÁI NHÀ với mục đích hoặc là làm kho chứa hoặc là làm nơi trú ngụ cho những người giúp việc và hoặc là nơi mời các THẦY ĐỒ (GIA SƯ) có uy tín về dậy học cho con cháu của mình (và thậm chí, có thêm các con cháu của những người giúp việc nữa, nếu chủ nhà là người nhân hậu). Cái TRÁI NHÀ CHUYÊN ĐƯỢC DÙNG ĐỂ DẬY HỌC NÀY, được GỌI LÀ THỤC, và từ đó, THỤC phát triển thành TƯ THỤC. Cho nên, KHÁCH QUAN này GIA SƯ và THẦY GIÁO TƯ THỤC không khác nghĩa mấy đâu!!