Về tội trạng của Phạm Trung Kiên

Chu Mộng Long

25-7-2023

Sự quanh co nói lời đạo đức, nhân văn một cách dối trá, thậm chí còn có cảm hứng tuôn trào thơ lai láng trong lời tự bào chữa cuối cùng của quan chức phạm tội, chứng tỏ đám cẩu quan này không còn mang tính người. Sự bào chữa trí trá, đánh tráo ngôn từ, suy đoán lệch lạc của các luật sư bào chữa cũng cho thấy, không chỉ tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật mà còn vô cảm tương đương như đám cẩu quan kia.

Trong khi dư luận đa số phẫn nộ với các hành vi phạm tội của đám cẩu quan này thì vẫn có một số trí thức tỏ ra khách quan, hiểu biết luật lại muốn xỏ mũi dư luận bằng những nhận xét cũng vô cảm đến đáng sợ. Theo họ, có thể áp dụng “nguyên tắc suy đoán vô tội” khi chưa đủ chứng cứ buộc tội các bị can. Trường hợp cho bị cáo Hoàng Văn Hưng chẳng hạn. Tôi hiểu họ muốn đẩy đến “thuyết âm mưu” đòi bắt đứa to hơn, nhưng vô tình họ đã mớm cho đám cẩu luật sư bào chữa cho cẩu quan có thêm lí lẽ để đòi giảm hoặc miễn tội cho các bị can.

Họ không nghĩ khi không còn là người, đám cẩu quan này có còn đáng sống không?

Đành rằng Tòa “trọng chứng hơn trọng cung”, nhưng đòi chứng minh quả tang số tiền nhận hối lộ thì tôi dám chắc, không chỉ trường hợp bị cáo Hưng mà các trường hợp khác cũng vậy. Hành vi đưa và nhận hối lộ chỉ có thể minh chứng bằng đối chiếu giữa các lời tố cáo, lời khai, lời tự thú và các dữ kiện trong hành vi phạm tội. Khó bắt quả tang, trừ phi gài bẫy, vì đưa và nhận hối lộ thường lén lút, nằm ngoài phạm vi giám sát, theo dõi.

Nếu áp dụng “nguyên tắc suy đoán vô tội” như luật sư trực tiếp trong phiên tòa hay một số trang mạng lên tiếng bào chữa gián tiếp, thì không chỉ bị cáo Hưng, mà tất cả mấy chục bị can trong vụ án này đều vô tội, vì không ai trong số đó bị bắt quả tang đưa và nhận tiền? Trong khi căn cứ phạm tội có đủ như tôi đã phân tích trong bài trước.

May mà đa số bị cáo đều nhận tội chứ tất cả đều chối tội, đòi đưa ra bằng chứng tiền mặt như bị cáo Hưng thì vụ án trở nên trớt quớt.

Thưa các bạn, tôi dám chắc, số tiền Viện Kiểm sát đưa ra có căn cứ để luận tội chỉ là một phần nhỏ so với thực tế số tiền mà đám cẩu quan đã trấn lột các nạn nhân trong cả đợt dịch. Viện Kiểm sát chẳng đã nói rõ là bỏ qua cả triệu đô la trong mỗi trường hợp bị cáo Hưng đó sao? Và cũng không ngẫu nhiên mà một bị cáo khác cho mình bị phát hiện và truy tố chỉ là vận đỏ đen, tức hên xui? Điều này cho thấy, tình trạng tham nhũng đã ngày một ranh ma xảo quyệt như trong một canh bạc có tên là “vận số quan trường”.

Trong một nhà nước dân chủ pháp quyền, không chỉ bị can, luật sư mà ai cũng có quyền tham gia bào chữa trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải tôn trọng pháp luật. Tương tác đa chiều làm cho Tòa cân nhắc để ra bản án khách quan, công minh chứ không phải diễn trò múa rối hoặc làm cho cán cân công lý trở nên méo mó, lệch lạc.

Đó là lý do, trong bài trước, để cho bản án thuyết phục nhân tâm, tôi đề nghị tách vụ án chạy án ra khỏi vụ án chung “Chuyến bay giải cứu”, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra làm rõ thêm chứng cứ buộc tội Hoàng Văn Hưng.

Riêng bài này, tôi dành riêng cho bị cáo Phạm Trung Kiên. Coi như cho qua lời bào chữa méo mó, lệch lạc, trái pháp luật của luật sư, xem tiền hối lộ hơn 70 tỉ đồng chỉ là tiền “trả ơn” của đồng bào hải ngoại. Riêng lời bào chữa này cần cân nhắc. Tội nhận hối lộ phải là tội của người có chức vụ, quyền hạn. Ông Phạm Trung Kiên chỉ là Thư ký của Thứ trưởng, tức người thừa hành mệnh lệnh từ Đỗ Xuân Tuyên, có phải là “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” không?

Không thấy báo nào đăng trả lời của Viện Kiểm sát. Tôi trả lời thay vậy. Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, quy định, “người có chức vụ quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Cụ thể bao gồm những chủ thể sau: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân...” (hết trích).

Khỏi cãi ông Kiên có chức vụ, quyền hạn hay không! Rõ ràng là có. Trong hệ thống thần thánh, yêu quái, dù là vật nuôi của thần thánh cũng có quyền tác oai tác quái! Tội nhận hối lộ áp cho Phạm Trung Kiên là xác đáng, đúng người đúng tội.

Nhưng điều luật sư nói, thư ký chỉ thừa hành mệnh lệnh của lãnh đạo là có lí. Hiển nhiên lãnh đạo trực tiếp của Phạm Trung Kiên là Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên. Trường hợp này tôi cũng đề nghị trả hồ sơ vụ án, cho cơ quan điều tra làm rõ: số tiền hơn 46 tỉ đồng Phạm Trung Kiên nhận hối lộ là do Phạm Trung Kiên tác oai tác quái để cản trở các chuyến bay, hay do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo?

Nếu Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo thì xử lý nghiêm khắc Đỗ Xuân Tuyên và giảm án cho Phạm Trung Kiên. Nếu Đỗ Xuân Tuyên không chỉ đạo thì Đỗ Xuân Tuyên cũng phải liên đới trách nhiệm vì đã nuôi yêu quái làm hại đồng bào. Nên nhớ, Đỗ Xuân Tuyên không là thần thánh như trong Tây Du kí, vô can với yêu quái do mình nuôi. Phải phạt tù chứ không phải chỉ kiểm điểm, vì diệt xong yêu quái này, anh ta lại nhân danh thần thánh nuôi yêu quái khác!

Tất nhiên, liên đới trách nhiệm trong vụ này, Đỗ Xuân Tuyên chưa phải là cao nhất, vì ông ta chỉ là Phó Ban chỉ đạo. Với tư cách là đảng viên trung thực, trước khi làm rõ, những kẻ chỉ đạo cao nhất nên tự thú hoặc tự tử đi, đừng để bị lôi ra tòa rồi mới bày trò “khắc phục hậu quả”. Nuốt không trôi rồi ợ ra trả lại chỉ có thể là cẩu tặc chứ không phải đảng viên trung thực.

Lâu nay Toà xử các vụ án tham nhũng vì bỏ lọt người lọt tội quá nhiều, nên mới có chuyện một bị cáo nói toạc giữa công đường, rằng mình bị vận đen, tức xui xẻo thôi!

Tôi đồng tình với Viện Kiểm sát khi cho hành vi của Phạm Trung Kiên và đồng bọn ở năm bộ ngành mắc tội to hơn là phản bội Đảng, phản bội nhân dân, phá hỏng công cuộc chống dịch và giải cứu nhân đạo của của Đảng và Nhà nước; đặc biệt phẫn nộ trước lời bào chữa vô cảm, trái pháp luật và luân thường đạo lý của các luật sư trước nỗi đau, mất mát to lớn của đồng bào ta.

______

Ảnh chụp màn hình các bài báo liên quan:

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Bài này của Tiến sĩ Chu Mộng Long rất hay, có thể đem ra làm giáo trình cho các trường Luật của Việt Nam . Nothin but praises cho bài này

    “Nếu áp dụng “nguyên tắc suy đoán vô tội” như luật sư trực tiếp trong phiên tòa hay một số trang mạng lên tiếng bào chữa gián tiếp, thì không chỉ bị cáo Hưng, mà tất cả mấy chục bị can trong vụ án này đều vô tội, vì không ai trong số đó bị bắt quả tang đưa và nhận tiền… đòi đưa ra bằng chứng tiền mặt như bị cáo Hưng thì vụ án trở nên trớt quớt”

    Tiến sĩ Chu Mộng Long hổng phải là người đầu tiên, và chắc chắn hổng phải người cúng cùi đưa ra những nhận định kiểu này, cũng có nghĩa với điều kiện của Việt Nam hiện nay, “nguyên tắc suy đoán vô tội” hổng thỉa áp dụng được

    “Trong một nhà nước dân chủ pháp quyền, … Tương tác đa chiều làm cho Tòa cân nhắc để ra bản án khách quan, công minh chứ không phải diễn trò múa rối hoặc làm cho cán cân công lý trở nên méo mó, lệch lạc”

    Định nghĩa “dân chủ pháp quyền”? Tuy Mỹ, hoặc có thể vì Mỹ, hổng là 1 nước dân chủ pháp quyền, chỉ là dân chủ tư bửn nên hổng thiếu trường hợp có án mạng, có tội ác xảy ra, nhưng hoặc nghi phạm được phóng thích, hoặc nếu có thể gọi là trừng phạt, mức độ sẽ cực kỳ nhẹ hơn so với thiệt hại gây ra . Đình đám nhứt là OJ Simpson với nạn nhân là vợ cũ & bạn trai . Johnny Cochran, luật sư của OJ, trở thành luật sư hót nhứt, có thể hét giá 1 tr đô chỉ để có mặt, Alan Dershowitz, cố vấn tư pháp cho OJ cũng tương tự . Mà đây chỉ là 1 vụ nổi đình nổi đám nhứt . Người ta tính sổ khoảng 1/5 nghi phạm được thoát, trong số này khoảng 95% là da trắng . Nghi phạm có nghĩa chỉ có circumstantial evindences. Hiện bây giờ, có nghĩa công nghệ DNA đã được áp dụng trong điều tra . Cũng có nghĩa, trước đó, con số này cao hơn .

    Nếu “dân chủ pháp quyền” là xử án như ở Mỹ, có nghĩa có bồi thẩm đoàn, được lựa chọn từ nhân dân, còn có 1 khâu khá là quan trọng, đó là chọn lựa người ngồi vào bồi thẩm đoàn . 1 sự compromise giữa các nhóm ls của 2 phe . Có người sống (rất) được chỉ nhờ khả năng chọn lựa bồi thẩm đoàn . Hễ bồi thẩm đoàn do mình tham gia lựa chọn mà thắng 3 in a row, người đó có thể command hi salaries, nhứt là những vụ liên quan tới các đại gia, hay giới có máu mặt . Chánh án chỉ có nhiệm vụ giữ trật tự trong tòa, hổng thể thay đổi quyết định của bồi thẩm đoàn . Chỉ sau khi kết luận đưa ra là có tội, chánh án mới có thể input về hình phạt nặng hay nhẹ, tất nhiên cũng với sự có mặt của luật sư minus bồi thẩm đoàn . Hổng ít nghi phạm, sau khi được tuyên bố vô tội, đã tái phạm, và/hoặc finish the job dang dở .

    Đây là vứn đề hổng ít sinh viên từ các nước gần giống Việt Nam, như Mozambique, Congo hay Tanzania, những nước hô Giáp, Hồ, theo lời kể của ts Nguyễn Ngọc Chu, than phiền, và được giải thích, đây là “cái giá của dân chủ”.

    Đơn giản vì ở mấy nước đó, “nguyên tắc suy đoán vô tội” phải được áp dụng cho tất cả mọi người & mọi trường hợp, hổng phải có thỉa áp dụng cho trường hợp/người này nhưng lại hổng tốt cho người/trường hợp khác .

    Có thể người Việt, điển hình qua Ts Chu Mộng Long đã nhìn ra được sự cứng nhắc, hổng linh hoạt của “nguyên tắc suy đoán vô tội”, nên đã tìm cách lấp những lỗ hổng mà “nguyên tắc suy đoán vô tội” hổng thể cover.

    Có vẻ Ts Nguyễn Đình Lộc đã có truyền nhân, nhưng phải là Tiến sĩ Văn . Chớ tiến sĩ Luật chắc cũng chả biết gì về chính ngành của mình, như Tiến sĩ Chu Mộng Long .

  2. So ra với các dân tộc sống cùng dân Việt trên trái đất & các nước có cùng hệ với VN như là TQ, Triều Tiên, Cu Ba, Lào thì khi xảy ra đại dịch, chỉ duy nhất VN có vụ án chuyến bay giải cứu. Sao lại vậy? Đặt trường hợp không có vụ án chuyến bay giải cứu thì Chính phủ cùng dân Việt không phải lao tâm khổ tứ về nguồn lực, về niềm tin cùng với sự lên án, sự chia rẽ đang xảy ra trong xã hội, mà lẽ ra việc này không đáng có, như ở các dân tộc khác.
    Trong 01 xã hội thượng tôn pháp luật, sống & đề cao, coi trọng sự chân thật & tình thương (đối nghịch với xã hội đề cao dối trá & bạo lực) thì khi phạm tội, đa phần kẻ phạm tội tự vấn lương tâm rồi nhận tội, các cơ quan thực thi pháp luật không phải nhọc công điều tra phá án, xử án rồi lại lo tiếp đến việc xử kháng án. Nhưng theo nguyên tắc suy đoán vô tội, mặc dù đã thú nhận tội thì các cơ quan thực thi pháp luật cũng vẫn phải chứng minh đó là lời thú tội thật sự, không phải thú tội để chạy tội cho kẻ khác. Việc chối tội, đổ thừa, đưa chứng cứ ngoại phạm… là lẽ thường tình của con người, vì đó là bản năng đấu tranh sinh tồn nhưng có lẽ việc này đã được nâng lên tầm cao mới trong suy nghĩ, tâm hồn của những ai tôn thờ chuyên chính vô sản, đấu tranh lật đổ,..hoặc tôn thờ dối trá & bạo lực? Với án càng nặng ngỡ rằng mang tính răn đe lại có thể không làm kẻ phạm tội ăn năn hối cải, mà không chừng chỉ làm tăng thêm lòng căm hận trong lòng những kẻ phạm tội tôn thờ chuyên chính vô sản, đấu tranh lật đổ,… hoặc tôn thờ dối trá & bạo lực? Thử nghĩ khi việc xử án, kết án, cho đi tù luôn theo lối mòn suy nghĩ là đã xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm vô hình chung làm thui chột suy nghĩ khôn ngoan trong xử án, để rồi khi ra tù mà đa phần kẻ phạm tội vẫn không hoàn lương, tiếp tục phạm tội tinh vi hơn với việc lôi kéo nhiều người cùng tham gia buộc Chính phủ phải xây thêm nhà tù, tăng thêm lực lượng trị an, rồi sẽ đến lúc đất nước biến trở thành 01 nhà tù khổng lồ với quá nhiều tội phạm ranh ma, tinh quái như yêu quái. Luôn ghi nhớ rằng, việc xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm chỉ có ở tòa án lương tâm & việc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện về mọi mặt chỉ có ở 01 người được gọi là Đấng Tối Cao, là Thượng Đế, là Ông Trời.

Comments are closed.