15-7-2023
Xem, nghe đám quan lại ngạo nghễ giải cứu bữa giờ, tự hỏi, không biết “những điều trông thấy” kia có khiến cho văn nhân, thi nhân nước nhà một chút “đau đớn lòng” nào không mà cảm tác, lên tiếng.
Gần trăm năm trước, một “Tắt đèn” đã soi xuống tận cùng một số phận chị Dậu phải bán con, bán chó cho lão Nghị Quế để lấy 2 đồng nộp sưu. Nay một đám đại sứ, cục lãnh sự, thứ trưởng… sẵn sàng ăn chia trên thân phận người cùng đường, kẻ cùng khổ, bòn mót, vơ vét bạc triệu với cả gái bán hoa, người tù mãn hạn…; hiện thực nào đáng “phê phán” hơn?
Xưa, chị Dậu quẩn quanh trong làng; nay chị Dâu, chị Dầu, anh Mẹo, anh Dần đã ra khỏi lũy tre làng, bôn ba xứ người nhưng cái đám quan lại thì vẫn cứ là Nghị Quế, quan cụ, cụ “cố”, cai lệ…
Những “thư ký thời đại” đang ở đâu, họ có đang mở trừng mắt mà nhìn thẳng vào cái hiện thực phơi trần trong từng lời khai mạch lạc, giọt nước mắt “trong sáng”, lời thú nhận ngô nghê; hay họ ngoảnh mặt quay lưng, che mắt, bịt tai mà say sưa ngợi ca những niềm tin bất diệt?
Những cuộc thi, những trại sáng tác, những đợt tập huấn… để nâng chất cho người nghệ sĩ sáng tạo, liệu có đặt một chuyên đề về bộ mặt hiện thực xã hội đang nhức nhối kia không? Để rồi nghiệm thu và công diễn cho công chúng – có khi là nhân chứng trong bức tranh hiện thực “giải cứu” đầy ngạo nghễ kia thưởng thức? Để rồi những tác phẩm đại diện cho tiếng nói nhân dân ấy sẽ được vinh thăng, như một hồi chuông cảnh tỉnh hệ thống quan chức cán bộ các cấp.
Hay vinh quang chỉ thuộc về ngợi ca, chiến thắng và điển hình người tốt việc tốt? Còn “tấm gương” soi chiếu sự băng hoại nhân tính con người – cán bộ là lời tố cáo, là lời cảnh tỉnh, là sự công phá lẽ nào lại không đáng để cổ xúy, tôn vinh?
Đến đây, tôi mường tượng hình ảnh nhà thơ Đoàn Phú Tứ đang mở trừng đôi mắt “đăm đăm nhìn cốc rượu vang đỏ như máu đầy tràn…”, ông nhìn thẳng vào mặt tay đại tá Trần Dụ Châu mà đọc “câu thơ hay nhất mà tôi vừa chợt nghĩ ra”. Đó là “Bữa tiệc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ!” (trích theo ghi chép của Phùng Quán).
Tôi cũng nhìn thấy “bữa tiệc” của phiên tòa “chuyến bay giải cứu” mấy hôm nay được “thết” từ nước mắt cùng khổ, sợ hãi của dân tôi, của máu mủ đồng bào tôi.
2 hào của tớ zìa chiện này, 1 hào là của Hà Nhặt
“sau mùa Xuân 1968, có dịp ra Hà Nội, tôi đến Hội Văn nghệ, được đọc một bài thơ tuy ngắn nhưng lúc đó với tôi quả thật bất ngờ: bài thơ DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM, mà tên tác giả được ghi là LÊ ANH XUÂN. Đó là một tác phẩm từ Miền Nam gửi ra. Rồi một người bạn cho tôi biết đó chính là bút danh của Ca Lê Hiến.
Đọc tác phẩm gửi ra từ chiến trường, thích thật.
Một lần, ngoại khoá cho học trò, tôi đọc đi đọc lại bài thơ, đầy sức diễn cảm.
Đúng là nếu không ở chiến trường, không từ chiến trường, thì không thể có những câu thơ như thế này:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Đọc những câu thơ này cho học trò, giọng tôi cứ rung vang lên đầy cảm xúc: khâm phục, tự hào.
Đặc biệt nhất, tôi đọc đến những dòng thơ này:
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ
Cái dáng đứng Việt Nam, từ cái cá thể, đi đến cái khái quát, một biện pháp nghệ thuật rất chính xác, một luận suy hoàn toàn hợp lý và đẹp đẽ. Biết bao lần tôi ca ngợi cái dáng đứng này, dáng đứng Việt Nam.
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Đọc bài thơ đã xúc động, tôi biết một điều còn xúc động hơn như thế rất nhiều: chính Lê Anh Xuân, chính Ca Lê Hiến, đã ngã xuống ở Sài Gòn, trong cuộc tiến công ấy!
….
Ôi đẹp quá, Lê Anh Xuân đã phát hiện ra một dáng đứng, dáng đứng Việt Nam!”
Hào kế là của Vũ Quần Phương viết về Lâm Thị Mỹ Dạ . Đọc bài này mới biết tại sao LTMD lại có thể yêu được Hoàng Phủ Ngọc Tường
“Chị đánh giặc với một trái tim phụ nữ. Thời sự chiến tranh đi qua trái tim chị mà in lên trang giấy, thành thơ … Một cuộc tự khám phá lòng mình, đời mình, tình thế của mình. Thơ như tự thú. Tôi thú nhận rằng tôi đã sống. Đấy là một đề sách của nhà thơ cách mạng, người Chi lê, Pablo Néruda. Đọc thơ tình Mỹ Dạ, tôi như gặp chủ đề ấy trong mỗi bài. Phải chăng yêu đã là một thú nhận rồi.
Chưa được thành người giải quyết nhưng nêu vấn đề đã là điều quan trọng. Ở thời đại chúng ta, nêu được vấn đề thì chắc chắn sẽ có người tìm ra giải pháp. Đó là thành công của hướng thơ Mỹ Dạ: thông điệp gửi tương lai…”
Một cách biểu tả nữa là cuốn sách thấm đẫm tinh thần hiện thực xã hội chủ nghĩa về Trị An mà cả 2 ông gs Mạc Văn Trang & Chu Mộng Long đều khen hay . Coi như 10 xu bonus
Có viết gì thì viết, hổng nên phản bội lại cái Dáng Đứng Việt Nam thưở nào . Làm thế là có tội với những Ca Lê Hiến của 1 thời . Hãy lơ huyền chuyện ái Mỹ đi
Cứ mỗi lần dân TA chống Mỹ, họ lại tạo ra những kỳ tích huy hoàng . WTF ya waitin fo?
https://www.youtube.com/watch?v=ox0aMJ5IOqs
Làng Mùi đã làm “cách mang” , song nhìn quanh vẫn thấy những kẻ cai trị toàn những khuông mặt cũ như lão Tây giả, cụ cố họ Triệu, họ Tiền . Chàng AQ tức mình chửi đổng “Sao không cách mẹ cái mạng của chúng nó đi” .
Làm gì có văn nhân thì sĩ khi tất cả do Đảng, nhà nước lo? Chỉ có những thợ văn thơ ca ngợi …mà thôi!