21-6-2023
Tôi được cử đi tường thuật Quốc hội (QH) từ kỳ họp 7 khóa 8 (tháng 6&7/1990) dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Lê Quang Đạo (không là Ủy viên Bộ Chính trị). Đây là kỳ họp đầu tiên QH cho phép các báo địa phương, báo ngành và đoàn thể đi dự! Từ kỳ họp 6 khóa 8 trở về trước chỉ có: TTXVN, Nhân Dân, QĐND, Đài Truyền hình VN, Đài Tiếng nói VN, Tiền Phong, Đại Đoàn Kết độc quyền tường thuật. Báo địa phương cứ copy and paste các báo này.
Các báo trên viết theo “bài báo mẫu”: “Sáng ngày… trong không khí tưng bừng của ngày hội lớn, Quốc hội đã long trọng khai mạc kỳ họp…, đến dự có đồng chí ủy TBT… ủy viên BCH TƯ, ủy viên Bộ chính trị; Đ/c chủ tich nước… ủy viên BCH TƯ, ủy viên Bộ chính trị; Đ/c Thủ tướng… ủy viên BCH TƯ, ủy viên Bộ chính trị; Đ/c chủ tịch QH…. ủy viên BCH TƯ, ủy viên Bộ chính trị… Chủ tịch đoàn kỳ họp gồm có các Đ/c…”, nhưng nội dung cuộc họp ngắn gọn, không cụ thể, chi tiết …
Kỳ họp 6 khóa 8 tạo cạnh tranh thông tin giữa các báo phía Nam. Tôi ghi sổ tay, vừa ghi âm cassette mini, gạch đít các câu nói hay vào phút thứ mấy kể từ đầu phiên họp. Khi viết bài, tôi quay ngược băng đúng phút đó để nghe chính xác câu nói. Các PV ỷ lại thu âm, ra hành lang hút thuốc, về tòa soạn nghe lại cuộc họp dài 4 tiếng, bị BBT hối nộp bài, càng viết không ra chữ!
Nhiều báo trích dẫn câu nói hay không chính xác, đại biểu bực mình đòi đính chính. Văn phòng QH khóa 9 (Ông Vũ Mão làm chánh, TS Nguyễn Sĩ Dũng làm phó) thuê 30 sinh viên “rã băng” (tai nghe earphone, tay gõ phím) lời thoại trong phiên chất vấn. Các SV Hà Nội khó nghe giọng Trung và Nam thường mở ngoặc (không nghe rõ). “Rã băng” ra câu cụt, câu què, mà còn chậm (đầu giờ chiều có văn bản phiên chất vấn buổi sáng, đầu giờ sáng hôm sau có văn bản phiên chất vấn buổi chiều), không giúp PV viết nhanh, mà chỉ để đối chiếu lời trích đúng hay sai.
Năm 2021, tôi nghỉ hưu 10 năm, quên chuyện QH, tình cờ Đỗ Hiệp gọi ra quán gặp Phạm Tấn Anh Vũ (nguyên PV báo DNSG và SGTT), mới biết Anh Vũ là thành viên trong nhóm tác giả viết “phần mềm nhận dạng tiếng nói thành chữ viết”, được ứng dụng trong phiên chất vấn của QH. Độc chiêu nhất, phần mềm nhận dạng được tiếng nói của 3 miền chuyển thành văn bản có độ chính xác: miền Bắc 99%, miền Trung 85%-90%, miền Nam 90%.
Nhóm tác giả đã tìm ra các bộ phát âm chuẩn của cả ba miền và phải mất 8 năm nghiên cứu, mới viết xong phần mềm nhận dạng địa danh, tên người và ngày tháng được chuyển hóa dưới dạng viết hoa và con số. Đã nhất là phần mềm nhận dạng giọng nói thành văn bản có thể chuyển thành dấu (chấm, phết, hỏi, hai chấm, chấm than..) tùy theo ngữ điệu và ngắt câu của người nói.
Tính bảo mật dữ liệu cao khi cơ sở dữ liệu được ghi tại chính đơn vị tổ chức cuộc họp đó. Phần mềm có thể nhận dạng giọng nói trong môi trường nhiễu âm, tiếng ồn với khoảng cách tối đa 6 mét. Tính năng chuyển giọng nói thành văn bản theo thời gian thực, khi ứng dụng ở các cuộc họp kéo dài cả ngày là bước “đại nhảy vọt” của nhóm tác giả. Nhóm tác giả đã ứng dụng phần mềm trong điện thoại. Thầy giáo, sinh viên, học sinh, nhà báo, nhà văn, luật sư, điều tra viên, hội đồng xét xử… đều có lợi khi sử dụng.
Chủ tọa phiên chất vấn QH và thư ký kỳ họp khỏi mất công ghi lời thoại vừa thiếu sót, vừa thiếu chính xác! Họ chỉ ngó vào màn hình, lời thoại biến thành câu chữ, giúp chủ tọa điều hành phiên chất vấn chính xác, hiệu quả và chất lượng. Các nhà báo tường thuật cũng khỏe re, cứ ngồi canteen uống bia hơi và tám đã miệng, rồi cuối giờ trưa và chiều, đến VPQH lấy văn bản về tha hồ cào bàn phím!
25 năm là rất khá . Tất cả mọi chuyện đều hổng được nóng vội, vì nóng vội sẽ (rất dễ) dẫn tới cực đoan . Từ từ rùi khoai cũng nhừ thui nhà báo cách mạng Mai Bá Kiếm ạ .
25 năm là rất khá rùi đó . Có (rất) nhiều chuyện từ nguyên phó tưởng thú Vũ Đức Đamn tới Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng nhận định sẽ mất rất nhiều thời gian . Mục đích chính cho những biện luận kiểu này là phủi trách nhiệm của thế hệ mình, i mean Đamn, did i say it out loud? Nhưng tính chính xác của những nhận định đó được bảo đảm bằng bản chất đáng kính trọng của họ, nhứt là Tiến sĩ Nguyễn Quang A .
Nếu tới bi giờ mới thấy cải cách, chắc hổng có mang dấu ấn của Tiến sĩ Nguyễn Đình Tụng . Hay mình gán đại luôn, đàng nào thì ổng cũng đáng kính sẵn . Chỉ cần ai, bất cứ ai, trưng hình ổng chụp chung với lênh láng máu dân Võ Văn Kiệt là thích thì anh duyệt ngay .