Bất ngờ: Toà tỉnh Nghệ An ra thông cáo báo chí

Lê Ngọc Luân

14-6-2023

Lần đầu tiên trong năm tháng hành nghề luật sư của mình, tôi gặp trường hợp sau phiên xử toà án lại phát lên truyền thông của cái gọi là “thông cáo báo chí”. Trong đó, nhận định về việc vi phạm tố tụng, toà cho rằng “có vi phạm nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”.

Trước đó khi xét xử sơ thẩm xong, Chánh án toà Hưng Nguyên trả lời báo chí, “chúng tôi cũng trăn trở lắm, do cô Dung không nhận tội, không nộp tiền khắc phục nên không thể chuyển khung, phải tuyên mức 5 năm tù là thấp nhất…”. Ông Chánh án toà Hưng Nguyên không là thành viên xét xử sơ thẩm vụ cô Dung nhưng lại phân trần với báo chí xử này xử kia. Cớ là làm sao?

Câu hỏi đặt ra, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định rất rõ và then chốt, “thẩm phán, HĐXX độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Vậy trên thực tế có án bỏ túi, có việc thẩm phán thỉnh thị án với chánh án không? Có việc xin ý kiến tham khảo của toà cấp trên trước khi xử không? Sự việc rành rành không thể chối cãi được.

Khi những người luật sư biện hộ cho các thân phận lao lý và những con người bị vướng, họ sẽ nhận thấy rõ mọi điều. Vì vậy, những lúc ấy nếu luật sư hay thân phận con người gặp được những người công an, kiểm sát viên, thẩm phán có tâm đức thì không quá khi nói rằng mình thật may mắn có được “phước báu”.

Việc cần thay đổi phải từ gốc, chứ không phải phần ngọn.

Khi viết những dòng này, trong tôi lại gợi nhớ đến vụ án chàng trai ở Quảng Ngãi kêu oan hơn 10 năm tội “Hiếp d^m và giao c@u trẻ em”, chàng trai đã từng bị kết án 12 năm tù, sau đó cả 2 bản án bị huỷ bỏ (vụ này cả một câu chuyện ly kỳ tâm linh đằng sau đó). Và khi điều tra lại thì huỷ tội “Hiếp d^m” nhưng vẫn tuyên tội giao c@u bằng mức tạm giam 3 năm 6 tháng 9 ngày, trả tự do tại toà.

Phiên toà mà cả HĐXX cấp sơ thẩm và phúc thẩm lần 2 cũng nhận định “có vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. Trong đó, chi tiết quan hệ 30 lần và nạo phá thai nhưng kỳ lạ, có một không hai trên thế giới “màng trinh không rách”. Thế nhưng, toà án vẫn kết tội. Chúng tôi chờ đợi lá đơn kêu oan của chàng trai đã gửi đến Chánh án và Viện trưởng VKS Cấp cao tại Đà Nẵng và cả Tối cao, xem sẽ trả lời như thế nào về vụ việc “vô tiền khoáng hậu” đã, đang xảy ra tại Quảng Ngãi.

P/S: Liệu rằng lịch sử ngành tư pháp Việt Nam có thể xảy ra trường hợp tuyên một con người phạm tội “giao c@u” nhưng bị hại thì “màng trinh không rách dù đã quan hệ vài chục lần và nạo phá thai”!?

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Đã thấy sự cần thiết của hoạt động chạy án hay chưa? Không có hoạt động này thì cứ lấy vụ Hồ Duy Hải mà làm gương!

  2. Tòa CS là công cụ đấu tranh, đàn áp.
    Ai còn lơ mơ thì tham khảo lại lý lẽ Mác Lê đi.

Comments are closed.