7-6-2023
Sài Gòn hổm rày mưa nhiều, mưa lớn, mưa kéo dài. Nước ngập tứ bề. Nước tràn vô nhà. Cháu con xúm vô tát nước ra. Bà thức, ngồi canh mưa. Trên vách nhà ẩm ướt, mấy tấm bằng khen qua hai mùa kháng chiến khô ráo. Cũng hơn cả năm rồi, người ta hứa xem xét chuyển đất thổ cư cho nhà bà, để còn cất lại mà ở cho sạch sẽ. Nhưng không thấy.
Cũng lúc trời đang chuyển mưa, tôi ngồi xe grab ôm, ông nói tui chạy cuốc này rồi về nhà nghỉ, nhà ông ở phường 15. Ông kể, vợ đánh bạc, mất sạch sự sản. Bà bỏ đi lâu rồi. Còn căn nhà nhỏ, ông giữ lại để có chỗ ở cho ba cha con. Trước ông chạy xe đường dài, giờ hai đứa con trai đang tuổi lớn, ông về chạy xe ôm để vừa có cái nuôi con, vừa “giữ” con. Ông nói, giờ công nhân mất việc nhiều nên đổ ra chạy xe grab. Một cuốc xe, nộp về công ty, trừ tiền xăng, còn nhiêu đâu. Càng lúc càng khó lắm cô, nuôi mình còn không đủ, lấy gì nuôi con ăn học. Nhưng cũng phải ráng chứ biết sao giờ…
Hôm qua, tôi đọc báo thấy bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP “mong mỗi chi bộ, cơ quan, đơn vị, gia đình trên địa bàn TP.HCM là một không gian văn hóa Hồ Chí Minh thu nhỏ, mỗi người dân là một đại sứ văn hóa” (báo Pháp luật).
Tôi chợt nghĩ đến hai “đại sứ văn hóa” là cụ bà gần trăm tuổi ở An Phú Đông và chú xe ôm ở phường 15, Gò Vấp.
***
“Công dân thành phố với hành trình văn hóa TP.HCM” năm 2023 là cuộc thi do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức, dành cho các đối tượng: Ban Tuyên giáo Thành ủy Thủ Đức và Ban Tuyên giáo các Quận ủy, Huyện ủy; Ban Tuyên giáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM và các tổ chức chính trị – xã hội thành phố; Ban Tuyên giáo Đảng ủy cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy; các hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật thành phố; các bảo tàng, đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố. Hội thi được phát động theo hai hình thức: Hội thi cấp cơ sở và Hội thi cấp thành phố.
Nếu là cuộc thi về văn hóa – nghệ thuật thì có sự khác biệt về “đầu vào” của mặt bằng thí sinh, một bên là “nhà Tuyên” (giáo) và “nhà Chuyên” (nghiệp).
Nhưng, ở đây lại là cuộc thi được phân định rõ với hai phần thi Sáng tạo nghệ thuật (bài hát, múa, hò, vè, ca cổ…); giới thiệu sản phẩm tuyên truyền (thuyết trình nội dung trên clip trailer, sản phẩm infographic); tức hai nhóm đối tượng “tuyên”, “chuyên” gần như đã được “chia sân”. Ở đó là thế mạnh về “sáng tạo” và “tuyên truyền”, cũng vốn là công việc “ăn lương” của họ, là chức năng, nhiệm vụ chính trị của họ, đã có những mục tiêu, chỉ tiêu để đạt phong trào thi đua mỗi năm, mỗi giai đoạn; sao còn bày ra chi một cuộc thi thố, tốn kém tiền bạc, thời gian, con người mà mục tiêu có dành để phục vụ cho “công dân thành phố” này hay không?
Hôm qua, một lãnh đạo ngành văn hóa thành phố nhắn hỏi tôi, bạn nghĩ gì về sự kiện Phạm Thiên Ân nhận giải Camera vàng của liên hoan phim danh giá Cannes, và không quên đề cập đến vai trò, chức năng, hiệu quả hoạt động của các hội nghệ thuật chuyên ngành, của nền văn hóa – điện ảnh nước nhà.
Tôi không nghĩ gì rộng lớn, cao siêu, tôi chỉ hỏi lại ông, bao lâu rồi, thành phố này thiếu những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, những sáng tác thật sự đi vào lòng công chúng từ những hội chuyên ngành, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, ngoài những công trình, tác phẩm dự thi, dự trại? Nếu có những tác phẩm đạt tính đại chúng cao như MV Về nghe mẹ ru, Về với em, Ngày xửa ngày xưa 33 -34… thì lại thuộc về cá nhân, tư nhân. Ở đó, nó đo đếm được sự thụ hưởng của công dân mà không phải thi thố 2-3 vòng…
Trong một cuộc gặp mặt giới văn nghệ sĩ, bí thư thành ủy Nguyễn Văn Nên có đặt mấy câu hỏi “làm thế nào để có tác phẩm hay?”, “làm cách nào để quảng bá các tác phẩm hay đến đông đảo khán giả?”, “vì sao văn nghệ thành phố có độ lùi nhất định?”…
Không phủ nhận vai trò gầy dựng phong trào, “nhằm tạo môi trường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, giới thiệu những cách làm hay của các cấp ủy, cơ quan, đơn vị trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ”; song cần xài tiền cho đúng chỗ, đúng lúc, đúng người để đạt được mục tiêu đưa tác phẩm hay đến công chúng. Mà muốn đưa được thì trước tiên phải có tác phẩm hay. Mà tác phẩm đã hay rồi thì công chúng sẽ tự tìm tới. Và khi đó, văn nghệ nói riêng, văn hóa thành phố nói chung sẽ không còn “có độ lùi nhất định”.
Nghệ thuật đỉnh cao, theo nhiều ý kiến trong giới, là 1 balance giữa “Tự Do” & “Giới Hạn”, với chất xúc tác về tài chánh . Ở đây cũng phải nhắc tới công lao của Nguyên Ngọc . Bảo Ninh là 1 hiện tượng đặc thù của điều vừa nói tới . “Giới Hạn” ở đây là chủ đề, & “Tự Do” là nội dung biểu hiện . Và Bảo Ninh, theo tư duy của đa số -nói cho rõ- dân TA, đã đạt được cái balance này . Nếu muốn đạt được những tác phẩm “đỉnh cao”, Đảng cần áp dụng (lại) cái công thức của Nguyên Ngọc . Nên nhớ, giới phê phê bình bình ở VN đã viết về Bảo Ninh như 1 nhân chứng hùng hồn về sự hy sinh hổng thể chối cãi được của dân tộc TA trong công cuộc chống Mỹ & bè lũ tay sai, có thể xem như 1 ngọn đèn hải đăng xuyên màn đêm của những tiếng nói muốn phủ định điều này . Và thời này, by God, chúng ta cần những tác phẩm với những hiệu ứng như thế hơn bao giờ hết .
Điều nữa, muốn tạo ra được tác phẩm mang tính thuyết phục cao, tác giả cần phải có niềm tin mãnh liệt vào những điều mình sáng tạo . Và cội nguồn, hay thay, lại ở giáo dục, ở các môn xã hội Văn-Sử . Thời bộ sách của nhà giáo nhân dân Phạm Toàn, điều mà môn Văn làm được là giới thiệu những đỉnh cao của nền văn hóa cách mạng, nền văn hóa chống Mỹ & bè lũ tay sai . Đúng, những người kém cỏi như tớ nhìn thấy là hãi hùng, thua đi chớ đừng mong thi đua . Nhưng chắc chắn sẽ & đã có hổng ít người xem những đỉnh cao đó là những thách thức . Đỉnh cao được tạo nên bởi những điều nho nhỏ như zị .
Đùng 1 cái, Đổi Mới
Bao giờ cho tới ngày xưa đây!
Kế nữa, muốn (tái) phát triển 1 nền văn hóa rực rỡ ngày nào, Đảng cần tạo cho bằng được 1 eco-system hệ sinh thái thuận lợi cho việc sinh tồn & phát triển của nền văn hóa đó, đồng nghĩa với diệt hoa cỏ dại, & những côn trùng độc . Gs Nguyễn Đình Cống nói về ươm mầm & phát triển tinh hoa, ta có thể áp dụng phương thức của ổng ở đây cho nền văn hóa cách mạng, văn hóa XHCN Mác-Lê . Hiện giờ nên đòi hỏi Làn Sóng Xanh bao gồm cả nhạc Đỏ, đòi hỏi ca sĩ thị trường phải bao gồm những tác phẩm nhạc Đỏ trong repertoires của mình, hội nhạc sĩ cũng đòi hỏi chỉ tiêu nhạc Đỏ mỗi năm, & có kế hoạch giới thiệu nhạc Đỏ vào lòng quần chúng .
Đặt ra những giải thưởng văn hóa Đỏ mang tên những người như Phan Chu Trinh, Ngô Thì Nhậm, Đinh Tiên Hoàng, Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi, oops, cross that out. & những cái tên trung tính trong lịch sử, Mạc Đĩnh Chi ví dụ vậy . Nghĩa là Nguyên Ngọc làm gì, cứ bê nguyên con về là chắc cú . Có thể sẽ fine-tuning, nhưng sau tính .
Thui thì ké . Tp Hồ Chí Minh cần lắm tượng Tướng Trần Canh . Nếu cần 1 thứ đầu môi chót lưỡi, Tp Hồ Chí Minh cần được xem là thành phố của “Nhân Văn”, sự hiện diện của Tướng Trần Canh sẽ là 1 dấu hiệu . Hay sứ quán Trung Quốc dựng tượng Tướng Trần Canh trong khuôn viên của mình trước, rùi Tp Hồ Chí Minh sẽ học & làm theo ?
Chỉ là 2 hào của tớ
Bài này đề cập tới nhiều vấn đề, nhưng vì tác giả hổng bít cái gì là cái gì nên nói chung hổng cái gì ra cái gì . Thui thì đây là 2 hào của tớ
Đầu tiên khoan bàn tới tiền đâu . Tớ hổng dám lạm bàn tới “nghệ thuật” là gì, Đoàn Bảo Châu & Đỗ Duy Ngọc, thấm nhuần chủ nghĩa Mác làm chiện này tốt hơn tớ . Nhưng “nghệ thuật đỉnh cao” & “tác phẩm đi vào lòng quần chúng” là 2 thứ hầu như chả dính dáng gì tới nhau, in most cases, thường đi ngược với nhau . Lấy ca khúc Trịnh Công Sơn là 1 ví dụ khá rõ rệt, “ca khúc” của ông này được (rất) nhiều người trong cộng đồng tiếng Việt thuộc, nhưng chưa ai (dám) bàn về tính “nghệ thuật” let alone “nghệ thuật đỉnh cao” của những thứ gọi-là “tác phẩm” của ông này . Jackson Pollock ở bên này là 1 ví dụ at the other end of the spectrum. Những người hâm mộ Pollock chỉ ở giới chuyên môn & những người làm nghệ thuật với ổng . Pollock như là 1 hiện tượng bắt nguồn từ conversations trong giới này, rùi mới trở thành public consciousness. Và ngay cả bi giờ, tranh của Jackson Pollock đòi giá ngang với Van Gogh nhưng bảo là đi vào quần chúng thì khá là khiên cưỡng
Đúng, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng & Hồ Chí Minh nói chung cần cả 2 . Thành phố Hồ Chí Minh vì chưa có cái gì, Hồ Chí Minh thì cần những tác phẩm của thời hôm nay & những tác phẩm đỉnh cao vì chưa có . Bi giờ mới nói tới tiền . Cả 2 cần có những tác phẩm thuộc loại đỉnh cao, vì những tác phẩm kiểu này sẽ giữ được giá trị qua thời gian, trong khi “tác phẩm” đi vào lòng quần chúng dài lắm cũng vài chục năm là hết đát. Như các tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở miền Bắc trước 75, Đổi Mới 1 phát là chả còn ai nghe . Giữa 2 loại thì những “tác phẩm đỉnh cao” đòi hỏi nhiều tiền hơn, và thường tập trung ở những “nghệ sĩ” đã có tên tuổi, aka đầu tư dài hại cho những người này để họ chuyên tâm sáng tạo ở những chủ đề chính của đời mình . Những “tác phẩm đi vào lòng người” cần ít tiền hơn, đi tắt đón đầu là mở những cuộc thi mà khán giả audience participation là 1 phần quan trọng của đánh giá, như The Voice, nhưng sáng tác theo chủ đề . Audience participation cũng là 1 cách làm khơi lại những dòng chảy ngầm của văn hóa cách mạng, văn hóa xã hội chủ nghĩa, theo Trần Long Ẩn, đã đi vào hoạt động bí mật . Cũng là vực dậy niềm tin vào lý tưởng cách mạng, lý tưởng Cộng Sản cao đẹp của cha ông
Ở đây, nếu quên sự đóng góp của Nguyên Ngọc sẽ là lỗi hệ thống . Điều mà Nguyên Ngọc & giải Phan Chu Trinh làm được là khơi dậy lại ý thức về văn hóa cách mạng, văn hóa Xã hội chủ nghĩa, 1 thứ alarm để tạo nên 1 thức tỉnh mới về sự tồn tại của văn hóa cách mạng, văn hóa Xã hội chủ nghĩa . Nếu không có Nguyên Ngọc & giải Phan Chu Trinh, rất có thể nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc XHCN đó đã đi vào quên lãng, hoặc lạc vào gú gồ chấm Tiên Lãng . Nhưng nhờ Nguyên Ngọc & giải Phan Chu Trinh, nền văn hóa đó đang trở lại, hy vọng w a vengeance. Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay với Hoàng Trung Thông & the likes là mội bội thu cho nền văn hóa này . Và với cả nhà giáo mẫu mực, ông nội Mạc Văn Trang, và nhà giáo cũng có thể xem là mẫu mực Chu Mộng Long, cả 2 đều ca ngợi 1 tác phẩm fit rite in dòng văn học 1 thời về Trị An, Its makin a COMEBACK!