30-5-2023
Đây là lời em Phạm Thị Dung, học sinh cũ của cô giáo Lê Thị Dung vừa bị tòa án huyện Hưng Nguyên tuyên phạt 5 năm tù, khiến dư luận cả nước dậy sóng. Tôi xin để nguyên văn dù có vài lỗi nhỏ về văn phạm:
“Em là con Liệt Sĩ được cô quan tâm đặc biệt, vừa là có hoàn cảnh quá khó khăn, nên cô Dung kêu gọi trong lớp và cả khóa 95-98 ủng hộ mỗi bạn từ 500-1.000đ, mỗi thầy cô một ngày lương, huy động một tuần, cô gọi cả lớp và thầy cô mua vật liệu lên sửa nhà luôn cô ạ. Nước mắt tuôn trào cả mẹ lẫn con khi nghe cô Dung nói chiều em ở nhà để lớp và thầy cô lên sửa nhà. Từ chỗ tình thương yêu đùm bọc của cô giành cho em, lúc đó thật thấm da thấm thịt, và đời đời nhớ ơn các thầy cô và các bạn cấp 3 Thái Lão khóa 95-98“.
Học trò ơn thầy, là đạo lý lớn, của mọi thời. Ngay cả khi cô Lê Thị Dung phạm tội, xứng đáng nhận sự trừng phạt của pháp luật, thì không vì thế mà học trò cho phép mình quay lưng với cô, trừ loại học trò vô đạo. Bởi vì kẻ nào làm vậy, chưa biết đúng sai về lý ra sao, chắc chắn là thứ bỏ đi về nhân cách, đạo đức, có dạy thêm, sống thêm cũng vô dụng
Đừng nhầm lẫn giữa bao che tội phạm, là một thứ tội, với tình yêu thương kẻ phạm tội, thứ thuộc về lương tâm, phải được cổ vũ.
Giáo dục chính là làm cho cái phần cốt lõi ấy của con người, ngay từ khi họ còn trẻ, bền chắc qua thời gian và trong mọi tác động ngoại cảnh.
Trên thực tế tình cảm thầy trò đúng nghĩa, hoàn toàn giống tình cảm cha con, mẹ con, tình cảm với người ruột thịt… là thứ nằm ngoài, ở bên trên những suy xét lý trí. Bố, mẹ, con cái, anh chị em ruột phạm tội, thì nghĩa vụ cao nhất của những người ruột thịt vẫn là và mãi mãi chỉ là yêu thương, an ủi, tìm cách để người thân bớt khổ ải về tinh thần lẫn thể xác. Vì thế, bất cứ thời nào thì ĐẠO LÝ cũng luôn cao hơn PHÁP LÝ.
Nhìn cái GIẤY MỜI của công an huyện Hưng Nguyên, tôi chỉ muốn hỏi người kí bên dưới: Ông muốn em Phạm Thị Dung là người biết trọng đạo lý thầy trò, biết ghi nhớ ơn nghĩa, hay ông muốn cô bé là kẻ ăn cháo đá bát? Và nếu người thân của ông bị vào hoàn cảnh cô Lê Thị Dung, thì – cứ cho là ông đang ý thức thực thi pháp luật – lập tức ruồng bỏ, lập tức tìm mọi cách vùi dập họ, cho đáng đời, hay ông sẽ lập tức tìm mọi cách để chăm sóc họ tốt nhất?
Tôi tin ông sẽ chọn cách sau, như bất cứ ai là con người.
Thay vì dằn mặt cô bé, đáng lẽ là một người ở tuổi làm bố, ông phải khích lệ, cổ vũ hành động đẹp về nghĩa, tử tế về nhân cách ấy mới phải! Không ai trách ông, trừ vài kẻ vô loài. Một người làm cha thì liệu còn mong gì hơn có một đứa con như vậy?
Tiện thể nói luôn: Đã là GIẤY MỜI, thì không ai YÊU CẦU người được mời PHẢI có mặt đúng giờ, trừ ra sự lộng quyền tùy tiện.
Trong trại súc vật mà lại hành xử như con người? thế là đòn roi giáng xuống…
Cái đạo lý ấy được thừa hưởng từ tác giả bài báo “Địa chủ ác ghê “.
Sao lại có những kẻ lãnh đạo thù dai như đỉa, nhỏ nhen như loài sâu bọ vậy nhỉ ?! Đến một đứa trẻ bày tỏ tình cảm nhớ ơn với cô giáo cũ mà cũng không tha.
Trích Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu để phản biện Tạ Duy Anh
“Muốn “bước thật mạnh, tiến thật xa” thì phải tập trung trí tuệ và vật lực cho những việc lớn, chứ không bị hao tâm tổn sức vào những việc như vụ án cô giáo Lê Thị Dung”
Tại sao cứ phải hao tâm tổn sức vào những việc này ? Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa nói chung & Việt Nam nói riêng còn (rất) nhiều chuyện lớn hơn, tại sao mấy người cứ chuyện bé xé ra to vậy ?
Giọng văn Macxit từ thời xoviet là giọng văn bạo lực và trịch thượng. Chính Mác-Lê đã tự đánh giá mình (bệnh kiêu ngạo CS).
Cái đứa ký Giấy Mời lúc còn là học sinh vẫn chưa đến nỗi nào. Chỉ cần nó làm công an ít lâu, nó sẽ đổi khác. Cái nền văn hóa bạo lực của nó thể hiện ngay ở lời nói hàng ngày, huống hồ cái “giấy mời” có dóng dấu đỏ.
Lãnh đạo của chúng nó cứ bô bô “do dân, của dân, vì dân” ra rả suốt năm, suốt tháng… Chí cần một đứa ký “giấy mời” kiểu này, là đủ hiểu bản chất chúng nó. Chúng nó dạy nhau không nổi, làm sao dân tin nổi?
Có lẽ… tôi phẫn nộ hơi quá mức cần thiết?