24-4-2023
Những ghi chép dưới đây được tôi ghi vội sau những cuộc “chuyện vặt” với tác giả trước sau 1990. Riêng phần CUỘC PHỎNG VẤN 40 PHÚT thì là một buổi trò chuyện có chuẩn bị trước tại một phòng làm việc ở 65 Nguyễn Du, Hà Nội. Tất cả những dòng dưới đây chỉ mới một lần được đưa trên trang blog của tôi ngày 18 tháng 1 năm 2016.
***
*Quan hệ với các đồng nghiệp
– Có lần ông Tuân đưa cho tôi cái các-vi-dít và bảo thêm 12 giờ trưa bao giờ cũng độc ẩm. Hương có thể đến chơi bất cứ ngày nào.
Tôi nhận, cám ơn, nhưng không đến.
– Lúc bé, gia đình tôi với gia đình Đỗ Chu gần nhau, nó chuyên môn đến choẹ ông bố tôi. Bao nhiêu khách khứa của nó, ông bố tôi phải tiếp cả. Trong Các vĩ nhân tỉnh lẻ, viết về Đỗ Chu thế là còn hiền đấy chứ!
– Nhàn: Tôi là người hay bị lừa lắm.
Hương: Tôi cũng thế. Thằng Bách nó vẫn bảo nó cho tôi ăn quả lừa luôn đấy chứ.
– Dương Thu Hương nói hồi gặp ở Moskva 1987:
– Tôi là phụ nữ, cho nên tôi mê hai cái. Một là ở nhà, tôi phải lo làm món ăn. Hai là, đi một đại hội festival như thế này, thế nào tôi cũng tìm được một vài kiểu quần áo đẹp, và trở về, tôi sẽ may giống vậy.
Trần Ninh Hồ: Con bé chê gì thì chê, nhưng gia chánh thì lại rất chuẩn.
– Tôi không ghét gì Xuân Quỳnh. Tôi thích thơ nó nữa. Tôi chỉ không thích nó cái tính này – sự khiếp nhược đàn ông. Làm gì mà nó phải quỵ luỵ thằng Vũ thế? Tự nó không sống được à? Đàn bà phải tự trọng thì đàn ông nó mới quý mình được.
Tôi cũng không chơi với cái Thái. Tôi tả nó trong ‘Bên kia bờ ảo vọng’ do tưởng tượng. Ví dụ, tôi tin gần như chắc chắn rằng cứ về nhà là nó tụt ngay quần ra.
– Tôi thường nhận được nhiều thứ của các cụ già đã về hưu, thứ nào cũng dặn là con phải giữ gìn.
Lại còn cái đám trí thức khoa học của mình, thư nhiều lắm.(Lại Nguyên Ân xác định đám trí thức này phần lớn là người của những năm 60. Ngày 9-2-1990, Hương từng nói chuyện với trí thức Hà Nội ở một CLB).
– Có lần trước đại hội nhà văn, báo Lao động phỏng vấn Hương, và Hương đã nói là trong những năm gần đây người viết văn nổi nhất là Nguyễn Huy Thiệp.
– Thiệp nó có đến tìm tôi. Trong thâm tâm tôi vẫn chịu là nó viết được hơn mình. Thiệp được chuẩn bị hơn chị, nó nói lại. Mày xông ra như một con mãnh hổ vậy, tôi công nhận.
– Nó nói với tôi là bên Bộ Ngoại giao có cho nó biết, bên Pháp mời hai nhà văn Dương Thu Hương và Nguyễn Huy Thiệp sang. Nó có cho tao đi thì tao đi. Còn nếu bắt tao làm con tin, nói những chuyện gì của bọn nó thì tao không chịu. Thiệp bảo chị phải bình tĩnh mới được. Theo như Thiệp biết, thì bên Bộ Ngoại giao họ rất thiện ý.
***
*Tuổi trẻ vỡ mộng
– Năm 20 tuổi, tôi tự nguyện vào Trường Sơn. Cùng với đoàn văn nghệ đi các địa phương Quảng Bình (nơi mà tiếng khóc như ri cất lên sau những trận bom).
Đi với niềm tin trong sáng để rồi vỡ mộng. Nhớ một kỷ niệm. Bí thư Tỉnh uỷ gặp trưởng đoàn văn công, phẩy tay bảo mang ngay cho nó ít bột trứng, táo tầu. Giống như một cú sốc đầu tiên.
Nghe bí thư tỉnh ủy Tư Thoan nói, cảm thấy gã như một cường hào. Hai chữ đồng chí vang lên như một sự lừa bịp. Tôi còn ngu dại, chưa biết gì thêm.
– Cuộc sống như thời đồ đá. Nguồn cung cấp thức ăn là kho gạo bên kia sông nơi thỉnh thoảng cũng cho chúng tôi những hộp thịt. Kho hết phải đi lên xanh, rồi vòng xuống đồng bằng lấy gạo. Nhớ một vụ kỷ luật mấy cô y tá. Tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Bình đẹp trai, quyến rũ. Bê bối về nam nữ tràn lan. Những cô gái đó sau bị thuyên chuyển công tác để cấp trên trốn tội.
Tôi sinh ra với tâm lý phong kiến rất nặng. Nghĩ bọn có quyền đó, dùng quyền lực để chiếm đoạt phụ nữ. Hỏi tại sao không phản ứng. Mọi người bảo không thể. Tôi nghĩ chúng ta hèn nhát chúng ta đẫm đầu óc nô lệ.
… Thời kỳ đó qua đi. Sau 1975, tôi vào miền Nam. Tôi không mê lụa là son phấn. Chỉ để tâm một điều – ở đó có hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Người dân người ta biết nhiều. Các vỉa hè đầy sách… Solzhenitsyn, Pasternak đủ cả.
Tôi choáng váng. Văn hoá ngoài ta bị khuôn dính. Tại sao chỉ biết Nga? Dân nghe đài nước ngoài thời ấy bị quy là phản động. Mà cũng mấy ai có đài Mẫu đơn, Xiangmao để nghe? Ở miền Nam, người ta biết nhiều hơn hẳn… Làm sao mà dân trí ta nâng lên được? Ngay cánh gọi là trí thức trình độ cũng thấp thảm hại. Dễ đi theo giáo điều. Được chỉ đạo bằng chỉ một tư tưởng duy nhất. Tôi nhớ sách lược bọn thống trị Trung Quốc chôn nhà nho, đốt sách.
Việc này phản ánh khát vọng kẻ cầm quyền muốn đặt nhân dân trong vòng ngu dốt trở thành bày cừu. Ngu dân là thế. Người đúng là người không bao giờ cam tâm kiếp con cừu.
– Tại sao ta chiến đấu, để làm gì. Ta phải đánh giá lại cuộc sống của chính mình. Tôi nghĩ vậy. Tôi không hối tiếc những việc đã làm. Nhưng đặt ra câu hỏi sống để làm gì.
Bạn bè tôi chết nhiều khủng khiếp ở chiến trường B5.
Xã hội phải có lý tưởng. Lý tưởng đó phải chân thực. Đó không thể là một xã hội phong kiến được đánh bóng mạ kền bằng những danh từ xa lạ.
Tôi không biết làm gì, đành viết văn. Động cơ viết là muốn chỉ ra những ngộ nhận của con người trong đời sống.
Sau chiến tranh nhiều kẻ giàu lên. Nhiều người lính khổ sở. Trở về với một khung xe đạp, một con búp bê. Người lính đó là tôi. Còn những kể khác, thu hoạch không giới hạn.
Chúng ta chấp nhận hy sinh. Nhưng thực tế, có sự khập khiễng giữa lý tưởng và bộ máy thực thi. Hình như đồng hồ quay ngang.
***
*Về mấy tác phẩm đầu tay
– Lúc đầu tôi thích viết truyện tình cốt hấp dẫn, thanh niên đọc. Thầm mong trong truyện tình có thể phát hiện ra bản chất xã hội. Tôi không buộc bản thân phải nhớ mình là đàn bà. Tôi không coi mình khác đàn ông trong văn học.
Với con người ở các nước khác, bi kịch nổi lên là trong tình yêu. Nhưng ở ta khác, ở xã hội ta, có những gia đình tự tử vì thiếu ăn.
Quan niệm về tình yêu chi phối phương thức biểu hiện tình yêu trong văn học.
– Trong viết văn, tôi ẩu tả. Không nghĩ về nghề nhiều. Chỉ viết văn như một nhiệm vụ công dân. Tôi có tư tưởng phong kiến. Tôi hiểu điều đó. Tôi lùi lại. Nay là thời đại đổ vỡ niềm tin. Ở nhiều người là đổ vỡ mà không sao kiềm chế. Lớp trẻ “hiện sinh” một cách vô ý thức. Họ cho không còn tình yêu nữa. Chỉ có va chạm. Tình yêu như ly nước, cần thì uống. Vì quá khứ đè nặng, tôi dị ứng với những cái đó. Ngay những người đàn ông, đàn bà truỵ lạc nhất cũng không bớt đau khổ.
Người ta phải tìm những cái gì hợp với cá nhân.
– Về cuốn ‘Bên kia bờ ảo vọng’. Tiểu thuyết đầu tay nhiều nhược điểm. Hăng say. Tự nhủ không nên bán mình vì khi bán mình thì chính anh cũng sụp đổ.
Còn cuốn ‘Những thiên đường mù’. Khi cải cách ruộng đất tôi 9 tuổi. Đang ở Bắc Ninh. Một lần qua đường tàu, thấy một đảng viên tự sát, bộ quần áo nâu trên người còn mới. Một phú nông .
Một lần khác, lại nghe chuyện có một người bị quy là địa chủ tự tử. Người ta kể lai lịch trong kháng chiến ông ta là đảng viên. Ta cài làm lý trưởng. Nay bị quy oan.
– Tôi không sinh ra ở nông thôn, nhưng thường đi công tác ở nông thôn. Tôi hình dung ra biến cố đó. Một nhà văn phải nghĩ đến nỗi đau. Không có quyền chỉ nghĩ đến những gì tốt đẹp.
Lương tâm nhà văn chỉ thanh thản khi anh không bỏ qua những nỗi đau từng sống và chứng kiến.
Tôi biết so với thực tế, mình viết chưa thấm thía gì. Tôi nghe có chuyện cả ngàn người chà lên một xác chết. Có những hoàn cảnh người ta buộc phải làm việc đó. Không ai dám từ chối.
Không thể tiến lên một xã hội mới, khi dày đạp con người như thế. Tôi không có kinh nghiệm trực tiếp. Nhưng lòng tôi lúc nào cũng bị ám ảnh. Một nhà văn lớp trước, anh Mai Văn Tạo góp ý kiến cho tôi. Ông Tạo bảo Cải cách ruộng đất là cả một sự ngạo mạn. Khinh bỉ sinh mạng con người… Tôi không quên được. Không cần bôi đen. Bôi đen là không lương thiện.
– Tôi chưa bằng lòng với Những thiên đường mù. Chỉ được 1%. Nhưng thế cũng được rồi. Thành công sẽ đến khi nhà văn viết như một sự nghiệm sinh, viết về những gì mình từng phải trả giá.
***
*Tìm lại sự thật
– Xã hội ta luôn luôn tự ngắm mình, ve vuốt mình. Cho nên mới có sự tha hoá như hôm nay. Nhân loại chỉ một lần như thế, thời cộng sản nguyên thuỷ. Xã hội ấy xa rồi. Đến xã hội nô lệ, đã có những thằng hề. Phong kiến còn có gián quan có ngự sử. Họ sửa sai cho nhà cầm quyền. Chúng ta nổ pháo hoàn thành cách mạng. Nhưng đây là thời kỳ khác. Việc bắt chước thời nguyên thuỷ là một sự chế giễu lịch sử.
– Tôi không ngắm mình. Nghề văn luôn luôn bất trắc. Có thể mai đây, tôi phải bỏ bút. Luôn luôn người ta phải lựa chọn một cách lương thiện nhất.
Mỗi con người có thể và cần tìm cho mình một lối sống. Mỗi nhà văn đến với văn học theo con đường của mình. Tôi đặt chức trách công dân lên trên vai trò nhà văn.
Cá nhân tôi, tôi nghĩ: những bi kịch của dân tộc lớn hơn mọi chuyện gia đình… Hãy tha thứ cho sự nóng vội của tôi. Bây giờ tôi cần nói ngay. Chờ đến khi tôi hiểu được hết có khi người ta không cần tôi nữa.
Nhiệm vụ tối thượng nhà văn – giải ảo tưởng. Cái đó cao hơn hết.
Biết ơn nhân dân là chuyện cũ mà không cũ. Quên dân quá lâu. Việc đó gây ra tai vạ cho cả hai. Tôi nói điều đó, với ý nghĩ: phải hiểu đám đông. Sau cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cần cuộc đấu tranh nâng cao dân trí. XHCN kiểu ta trước đây, là kiểu trại lính. Trêu ghẹo nó, chịu tai vạ.
– Những khi luồng thông tin hồi đáp bị chặt đứt – xã hội không thể lành mạnh.
Mọi người cho tôi là liều lĩnh. Tôi thua kém mọi người ở đây về rất nhiều điều nhưng tôi không liều lĩnh. Ta đi theo cách mạng, vì một xã hội tự do. Là kẻ hậu sinh tôi thấy các bậc đàn anh sống trong một tâm trạng đầy đau khổ. Kiểu xã hội trại lính chỉ đẻ ra những gia nô. Tôi biết nhiều người những nghệ sĩ, đã trở thành gia nô.
***
*Vai trò trí thức
– Lịch sử đang được nói tới rất hàm hồ. Nhiệm vụ trí thức tìm lại chân lý bị đánh rơi. Tôi rất thương những người bị thất sủng về vườn đốt than. Nhưng không còn con đường nào khác. Người trí thức phải chiến đấu cho công bằng xã hội. Các trí thức đi theo CNXH không còn rung động với cuộc sống đau khổ của nhân dân. Trong những năm qua, nhiều trí thức bó giáo lai hàng, bởi chế độ không chỉ nắm dạ dày, mà còn nắm vận mệnh họ.
Tôi hiểu trí thức chân chính đang trong tình trạng tan nát. Cơ chế thiếu dân chủ đẩy họ vào bóng tối.
Người ta không thể hy sinh thế hệ này thế hệ khác vì một lý tưởng ảo. Tôi thấy đau lòng khi thấy các anh có tài phải sống trong đau khổ. Chế độ chuyên chế bao giờ cũng tiêu diệt trí thức. Trước bóp mồm bóp mũi người ta không cho người ta nói. Nay khủng bố họ bằng con đường êm dịu hơn. Cắt đứt tất cả quan hệ, làm cho họ ung thối đi không còn khát vọng.
– Một xã hội không thể tiến lên, nếu không có trí thức. Xã hội tiêu diệt trí thức là man rợ, là có tội với lịch sử. Nhân dân đau khổ cũng là nhân dân thần thánh. Nhưng trong mòn mỏi có lúc họ bao che cho tội ác. Chúng ta cần đấu tranh cho thể chế cụ thể. Quốc hội thông qua luật báo chí. Tôi nghĩ rất lạ. Trong đó có cái ý không được in những bài ở nước ngoài. Chân lý được quy nạp trên những quyết định trái chiều. Nếu không ai được nói khác đi, xã hội sẽ chìm vào bóng tối chuyên chế.
***
Tại sao tự do quan trọng?
Mấy thời kỳ vừa qua, đẻ ra một lớp quý tộc mới. Đó không phải những người có tài. Mà là những rập khuôn, là những công chức ngoan ngoãn. Quyền lực đem theo những món lời khác. Xã hội chỉ có bọn lập trường giả tạo, bọn cơ hội.
Không có điều luật nào quyết định được sự suy nghĩ. Trí nhớ không thể bị chi phối bởi quyền lực. Không có lưỡi dao nào chặt được trí nhớ người ta, chỉ để phần có lợi còn lại. Tự hoàn thiện của nhà nước là điều kiện sống còn của xã hội.
***
CUỘC PHỎNG VẤN 40 PHÚT
Bắt đầu kể:
– Lúc đầu tôi chỉ mơ làm cầu thủ bóng bàn, làm vận động viên… Ở trong đội tuyển của tỉnh Bắc Ninh (lúc ấy chưa sát nhập tỉnh). Lớn lên thích âm nhạc, kéo đàn ắc coóc. Học ắc – coóc 1965-1968. Học ở địa điểm sơ tán Yên Dũng gần trường nhạc.
13 tuổi có thơ đăng báo. Vào Quảng Bình, chơi với Mây, Dạ (tôi ở Ty Văn hoá, bọn kia ở Hội).
Sau giải phóng về Huế, làm công tác văn hoá cho sinh viên. Từ 1977 – càng mở rộng quan hệ với giới nghệ thuật.
*Bà không nghĩ văn chương như một nghề?
– Đúng.
*Tức cho rằng không thể sống bằng viết văn?
– Không. Không bao giờ.
*Nhưng vẫn xem mình như một nhà văn. Điều đó bắt đầu từ lúc nào?
– Ngay bây giờ tôi vẫn không tin là tôi đi mãi với nghề. Ngày mai có thể chán viết. Ngày mai có thể bỏ đi đâu đó. Trước tôi toàn viết truyện ngắn và trước nữa làm thơ. Bây giờ đây nghĩ viết mãi những thứ đó là vô nghĩa.
Tôi trọng văn chương mà cũng khinh văn chương. Ảnh hưởng Nguyễn Huy Thiệp. Thái độ coi văn chuơng là ghê gớm – với tôi – là xa lạ. Một thánh đường ư, tôi có thể vứt bỏ thánh đường đó.
*Bà không coi cái gì là thiêng liêng?
– Sự thiêng liêng là những giá trị mà mình xác lập. Lúc này đây là tự do, là công bằng xã hội. Lý tưởng này khiến tôi bắt tay với những người khác kể cả người tôi không thích. Ai yêu tôi, nhưng khác lý tưởng, tôi không chơi.
*Mục tiêu của người viết văn?
– Với trí thức, là đấu tranh cho công bằng xã hội. Dám bỏ cả viết văn, nếu cần. Mục tiêu viết văn của tôi không phải là văn chương.
*Tôi được biết là nghề này dính lắm, ai vào không ra được?
– Nó còn có danh vọng, có tiếng tăm. Xã hội cổ lỗ, người ta không dễ làm người với nghĩa có quan niệm riêng. Tôi thì khác. Trong sự thách đố xã hội, tìm thấy niềm vui. Tôi chấp nhận cô đơn, kể cả tự tử. Nhưng không thể đánh mất mình. Phải làm mọi việc vì niềm vui.
*Bà nhìn giới viết văn ra sao?
– Thương hại. Xin lỗi nhưng tôi không bỏ được từ này. Người ta chạy vạy lặt vặt. Tôi thấy ái ngại cho họ. Có những người tôi kính trọng như nhà thơ Hữu Loan. Ông sẵn sàng từ bỏ nghề văn nếu không được dùng ngòi bút làm việc của mình. Tôi thương và kính trọng. Ông ấy nghèo khó bần cùng đi. Lựa chọn con đường ấy coi như cuộc đời đã hết, còn hơn làm điếm.
*Vai trò kiến thức văn hoá với nhà văn?
– Quan trọng. Phải có cái vốn nào đó.
*Có cố viết?
– Cũng có cố với nghĩa được gì hay đấy. Tôi đi chơi đến chán, rồi về viết. Mọi sự dùi mài cũng thảm hại, nhưng thà thế còn hơn lười biếng buông trôi.
*Ai là người có ảnh hưởng?
– Gần đây, là Nguyễn Huy Thiệp. Ông Nguyễn Minh Châu tốt, quý, nhưng không nói chuyện được. Chưa có Nguyễn Huy Thiệp, chả có ai. Chơi nhiều. Bỏ nhiều.
*Thiệp ảnh hưởng gì?
– Tôi chú trọng công dân. Tôi thiếu cái phần nhân bản. Chưa đủ thì đúng hơn. Ở Thiệp, nghề văn là nghiêm túc, đồng thời là đáng khinh. Nếu nó không biết khinh bỉ tôi không chơi với nó.
*Làm sao giữ được cân bằng?
– Cheo leo thế, kệ nó.
*Nghiêm túc với Thiệp nghĩa là gì?
– Chú ý đến nghệ thuật. Có ý thức về nội lực. Tôi làm khơi khơi. Đáng lẽ phải tu luyện nhiều về nghề nghiệp.
*Bà có tin mình làm được như Thiệp?
– Được.
*Bà làm việc như thế nào?
– Đọc sách hàng ngày.
*Có đọc đi đọc lại quyển nào?
– ‘Quyền lực’ của B. Roussel, ‘Thần đêm u ám’ của Koestler. Rồi đọc linh tinh sách Sài Gòn trước 1975. Nhà văn Nga thích nhất là Tchékhov (phần kịch) rồi ‘Đốt’. Vấn đề mà ông ấy quan tâm. Đọc Paustovski thấy nhạt nhẽo.
*Bà tự nhận kiến thức chắp vá?
– Đúng. Tôi không cần hoàn chỉnh.
*Văn học Pháp?
– Đọc hết…
*Văn học cổ VN?
– Hồ Xuân Hương. Thích máu nổi loạn. Cả Kiều cũng không thích bằng.
*Tự lực văn đoàn?
– Ghét. Văn chương trước 1930-1945 chỉ có Vũ Trọng Phụng.
*Nghĩ gì khi thấy một bạn trẻ viết văn?
– Thấy buồn cười như thấy người ta cưới nhau, rồi nghĩ lại có lúc kính thưa quý toà, bỏ nhau.
*Trong đó có chút gì ngớ ngẩn?
– Đúng. Nhưng đó là kiếp người, kể cả tôi.
*Thuở bé?
– Tôi là người phụ nữ trưởng thành muộn. Khi các bạn đã yêu nhau tôi trong cặp vẫn có cặp na – củ đậu để đi chơi.
*Người đàn bà viết văn vất vả. Vất vả hơn đàn ông?
– Trong xã hội bạo lực, người đàn ông lại khó khăn hơn.
*Ấn tượng về những phụ nữ viết văn?
– Tôi ít nghĩ tới. Vì mải nghĩ chuyện khác. Với họ, không chơi. Tôi coi họ như không có.
*Có bị họ ghét?
– Tôi không để ý
*Bà không sợ dư luận?
– Đến bạo lực tôi cũng không sợ. Tôi chỉ sợ mình chán mình, mình không kính trọng mình nữa. Ngoài ra, cần gì.
*Có tình bạn trong văn chương?
– Không có. Chơi với ông Châu, với ông Khải là chuyện cơm nước, trò chuyện, châm chọc.
*Viết xong, có hay mang cho ai đọc?
– Không!
*Đọc thư bạn đọc, cảm tưởng ra sao?
– Cảm thấy lúc ấy, mình có ích cho người ta. Cộng với lòng tha thiết với lẽ công bằng mình đã được đền đáp.
*Bà tin ở tác dụng với mọi người?
– Cái đó có. Tôi thiếu thành kính với văn chương. Nhưng tôi thành kính với con người. Tôi thấy có thể giúp cho đau khổ con người được thuyên giảm. Mặc dù tôi biết có khi là mình đau khổ trước tiên.
*Dạo này bà hay nói “nhà văn của nhân dân”?
– Mới vài năm nay. Trước kia viết bản năng. Không muốn vào nhóm nào. Kiến thức là nghe người ta nói, cả những cái về cải cách ruộng đất… Nhưng không muốn ràng buộc với bất cứ ai.
*Bà không định thành con người hoàn chỉnh?
– Kể cả khuynh hưóng văn chương. Có nhiều người muốn dạy tôi. Rất tốt bụng. Nhưng tôi từ chối.
*Một người học trò ngỗ ngược?
– Đúng, tôi thấy mình thế. Mặc dù anh Phạm Mạnh Hùng mắng tôi xa xả nhưng anh ấy quý tôi. Ai quý, tôi tha thứ. Các ông Nhân văn Giai phẩm mời tôi đến tôi không đến.
Đấy, tôi là thế. Tôi bảo thủ. Tôi không uyển chuyển. Tôi ít thay đổi, chấp nê, dễ chết. Người đàn ông tử tế đã khổ; đàn bà khổ cách khác.
*Bà ít đọc sách tôn giáo và không muốn nhẫn nhục?
– Tôi không chấp nhận sự nhẫn nhục. Một là tôi chết. Hai là tôi sống, tôi chống lại cái ác.
*Có cho là mình gặp may?
– Nếu sống thời trước, chết rồi. Vậy gặp may. May mắn nhất là có một quan niệm văn chương thoải mái.
*Có lúc nào cảm thấy mình bất hạnh?
– Không và có. Có lúc nghĩ không ai khổ bằng mình Rồi lại nghĩ người khác bất hạnh hơn.
*Tại sao viết văn?
– Thấy nhờ đó đấu tranh chống cái ác tốt hơn.
*Có bao giờ định bỏ?
– Sau ‘Bên kia bờ ảo vọng’, tôi muốn tự tử. Tôi chả hiểu vì tại sao? Cộng với những đau khổ cá nhân, lúc ấy tôi cảm thấy mọi chuyện vô nghĩa.
Thấy trong cuộc sống, bất hạnh và hạnh phúc có từ lâu, mà vẫn như không có.
Nói chung tôi chả yêu ai bao giờ. Nhưng thấy truyện tình người ta viết nhiều thì viết. Không có ý thức gì. Như là Chuyện tình kể trước lúc rạng đông. Không phải chuyện của mình. Chỉ nghe kể rồi viết lại.
* Bà nghĩ sao về giới phê bình?
– Nhiều người trong họ có học nên thông minh hơn cánh viết văn. Nhưng họ bị nô lệ.
“Nói chung tôi chả yêu ai bao giờ.”
“Nói chung tôi chả yêu ai bao giờ.”
NHƯNG nếu thương DÂN yêu NƯỚC là TẤT CẢ đều hay trong ý nghĩ ĐỈNH CAO CHÓI LỌI chói lòa tội ác tên ĐẠI tội đồ Dân tộc HCM không phải là dụng ý của DTH !!!!
Ngàn giọt lệ Nữ chiến binh Trường Sơn giữa Thời khắc Sát na Sài Gòn….
**********************
Hòn Ngọc Viễn Đông giờ Vết son
Huyết lệ nức nở thương Sài Gòn
Bị lừa đốt Trường Sơn cứu Nước
Chống Mỹ cứu Tàu lộ nguyên con !
Oan nghiệt Văn minh thua man rợ
Lường gạt Việt Sử chắc chẳng còn
Hoàng Kỳ phất phới cao Chính nghĩa
Bất tử Cờ Vàng đỉnh Nước Non
Việt Nam Cộng Hoà mãi Bất diệt
Hợp Trào lưu Nhân loại vẹn tròn
Ánh Văn minh Miền Nam thắng Bắc
Chính phục bóng đen cờ máu hoen
Lũ bán Nước hầu bọn cướp Nước
Tuyên giáo tuyên truyền thù hận hèn
Thời khắc Việt sử giao mùa Thế sử
Vệ cộng sọt rác ! Đất Việt tiến lên !
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
bbt.danchimviet@gmail.com
Thư ngỏ gởi đàn chim vịt
TÔI BIẾT CHẮC mạc việt hồng chắc chắn sẽ xóa ảnh đồng chí NGUYỄN hữu LiẾM phụ THIẾN HEO NÁI XỀ + đồng chấy THIẾN LỢN 10 Đ.M.
Con siêu vi trun..g c..uốc CÁI mạc vịt hồn..g CŨNG VỪA đồng lõa xóa ảnh THẰNG RỬA TIỀN núp danh NGÁO SƯ ch..iết d..a trường học đại LÀNG + LỌT sư nhân chứng trước TÒA ÁN CHUỘT CHÙ bỏ túi xét xử TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM tại xứ Vệ HÔM NAY theo lệnh xứ TỀ cộng
https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/11/%C4%90o%CC%82%CC%83-Mu%CC%9Bo%CC%9B%CC%80i-HN-1994.-e1666232716332-1068×1424.jpg
ảnh đồng chí NGUYỄN hữu LiẾM phụ THIẾN HEO NÁI XỀ + đồng chấy THIẾN LỢN 10 Đ.M.
Con siêu vi trun..g c..uốc CÁI mạc vịt hồn..g CŨNG VỪA đồng lõa xóa ảnh THẰNG RỬA TIỀN núp danh NGÁO SƯ ch..iết d..a trường học đại LÀNG + LỌT sư nhân chứng trước TÒA ÁN CHUỘT CHÙ bỏ túi xét xử TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM tại xứ Vệ HÔM NAY theo lệnh xứ TỀ cộng
Con gái rượu cũng như kiểu bố Già godfather mạc tâm lý học làm dân chủ cuội KIỂU vừa THOA vừa BÓP bằng dầu cù n..à trun..g c..uốc
Ai ngờ “ĐÀN CHIM VIỆT” lại đứng ra tổ chức quảng cáo chuyến ÂU DU bố láo tán phét phọt phẹt của THẰNG RỬA TIỀN núp danh NGÁO SƯ ch..iết d..a trường học đại LÀNG + LỌT sư nhân chứng trước TÒA ÁN CHUỘT CHÙ bỏ túi xét xử TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM tại xứ Vệ HÔM NAY theo lệnh xứ TỀ cộng
CHỈ CÓ đàn chim VỆ vẹt vịt mới làm chuyện đó !!!!!
CHỈ CÓ BỌN chuyên gia RỬA TIỀN quốc tế gốc VỊT gốc VỆ mới cổ vũ cho 1 THẰNG chuyên gia RỬA TIỀN mẽo gốc VỊT gốc VỆ như thế này đây
ĐỪNG XÓA NHÉ tôi đã quay phim CLIP VIDEO LÀM bằng chứng
https://www.danchimviet.info/gap-go-chu-nhiem-tap-chi-triet-nguyen-huu-liem-tai-chau-au/04/2023/28492/
Gặp gỡ Chủ nhiệm Tạp chí Triết Nguyễn Hữu Liêm tại châu Âu
ĐỪNG XÓA NHÉ tôi đã quay phim CLIP VIDEO LÀM bằng chứng
https://www.danchimviet.info/gap-go-chu-nhiem-tap-chi-triet-nguyen-huu-liem-tai-chau-au/04/2023/28492/
Tác Giả: Đàn Chim Việt -08/04/202327 (NÊN GHI RÕ là MẠC VIỆT HỒNG bí danh mạt vịt hồn..g)
https://www.danchimviet.info/gap-go-chu-nhiem-tap-chi-triet-nguyen-huu-liem-tai-chau-au/04/2023/28492/
Ban Biên tập Triết: Tập san Triết học và Tư tưởng cùng thân hữu sẽ tổ chức các buổi gặp mặt tại châu Âu vào cuối tháng Tư nhằm giới thiệu Tạp chí Triết (tapchitriet.com) và hai cuốn sách của tác giả Nguyễn Hữu Liêm – Sử tính và Ý thức: Một triết học cho sử Việt; và, Phác thảo về một triết học cho lịch sử thế giới.
Được biết ngày giờ và địa điểm các buổi sinh hoạt này như sau:
Ngày 26/4, 10:30 AM: Galerie Du Cote de Chez Loan. 56 Rue du Couedoc, Paris 14eme.
Ngày 27/4, 6:00 PM: Residence of Madame Quỳnh de Prelle, 87/63 Rue des Floralies, 1200 Brussels (Metro Roodebeek, tram 8, bus 29).
Ngày 28/4, 12:00 – 4 PM: Seminarraum của GrünGurtel Frankfurt. Alter Flugplatz Bonames.
Am Burghof 55, 60437 Frankfurt am Main.
Ngày 29/4: 9:00 AM – 12 PM: Học Viện Phật Giáo Ứng Dụng Châu Âu (EIAB). Schaurmburg Weg, 3. 51545 Waldbröl. Tel: 02291- 90701373.
Ngày 30/4: 2:00 PM tại Tư gia GS Trịnh Hữu Tuệ (Địa chỉ sẽ gởi riêng cho quý vị liên lạc với GS Tuệ hay NHL).
Ngày 3/5: từ 18h30. Địa chỉ: Remember VietnamBiskupská 1753/5 110 00 Praha 1 https://remembervietnam.cz
Ngày 7/5: 1PM đến 4PM tại Im Schlossquadrat Margaretenstraße, 77/1/Top 5 & 6 1050 Wien (Vienna).
Ban tổ chức rất mong được gặp quý đồng hương và độc giả Đàn Chim Việt tại châu Âu trong các cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa vào dịp cuối tháng Tư này.
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Nghe tin vui hỉ tín ngay giữa Paris hoa lệ từ cái Nàng có cái lò thì tôn đôi mi thì ướt cặp vú thì to !
**************************
Nhắn các bác gái bác giai Hà Nội yêu văn chương chớ có bàn ra tán vào mà lũ Tình báo Hoa Nam giật giây bọn vịt gian Vệ gian tại Hà L..ội làm hỏng chuyện lớn Nobel Văn chương đầu tiến Xứ Việt để chúng thêu dệt chuyện 3 quốc chí HỎNG ĐƯỜNG hỏng bột
https://www.youtube.com/watch?v=RuLALudNkn4
CON HEO NỌC trên xe 4 bánh THÔI HẾT 1 THỜI fi công GIÀ lái chuyên cơ TRẺ ĐI MÂY VỀ GIÓ HOAN N..ẠC
trong THỜI BUỔI ME TOO đến bác Weinstein quyền danh như thế còn ngã ngựa ra hầu tòa như
https://www.youtube.com/watch?v=tAGC4HMivqo
CON HEO NỌC trên xe 4 bánh THÔI HẾT 1 THỜI fi công GIÀ lái chuyên cơ TRẺ ĐI MÂY VỀ GIÓ HOAN N..ẠC
Cẩn thận cho Nữ văn sĩ DƯƠNG THU HƯƠNG !!! Tiếc cho nữ sĩ Hà L..ội lưu sinh bên ngưỡng chân Tường Bá Linh chỉ vì vướng vòng kim cô thuở cháu ngoan bác Hù quàng khăn sô đỏ nếu không Phạm thị Hoài Bác mà HOÀI BẮC chắc sẽ là ứng viên Nobel Văn chương Đức gốc Việt như Phan Huy Đường khá tài văn chương và thông thạo Pháp văn nhưng chỉ vì vướng Cờ Máu hóa mất đi tính tưởng tượng Văn chương không thôi chắc gì bác Kao củ kiệu cũng khó sánh nổi … thôi chúc bác ấy chầu MAO-Hù cho tốt …tốt trên cái thiên đàng MÙ cộng sản !!!!
Nghe tin vui hỉ tín ngay giữa Paris hoa lệ từ cái Nàng có cái lò thì tôn đôi mi thì ướt cặp vú thì to !
**************************
Bên nớ Hà L..ội triều cường càng Ảo vọng
Bên ni Ba Lê khoái lạc nhạc soong muỗng nồi * càng mảnh mong
Lún phún dưới nội y + áo dài che đôi nhũ hoa dấu kín
Gặp Nữ sĩ Hà Nội đúng mắt ướt … dễ gì thấy cả HAI cái to vòng !
Dùng kính phân tâm học quả đúng lò tôn to vú hơn cả Bà Triệu !!!!
Lão vịt kìu mẽo bác sĩ Tâm ** tim bé chim tí lại teo tong
Chỉ tổ liệt dương chuyến ngủ đò trên Sông Hương với ả đêm ấy !!
Ngay cả bác hoạn lợn 10 Đ.M. cũng ớn lạnh cúp đuôi trốn đi đong
Ấy thế qua tay bác hàng vạn heo nọc phỏng d..ái giải phóng
Chưa kể hàng triệu trí ngủ văn nô bác cũng thiến óc hoạn tim thế là xong
Lại thua mụ lợn xề có tên hay đáo để Dương Thu Hương !!!
Nói chi bọn thi nô văn nô trong cái chuồng lợn có xin Hữu Thỉnh
Nói chi gã đốc tờ cà-ná-điên “Dí-và-gô” thi nô *** gốc Vệ vịt hành d(H)ương
Sá chi lọt sư mẽo siêu vi trun..g c..uốc nhổ ra rồi lại LIẾM
Ch..iết d..a giáo làng học đại thôn Bang Cali cầu thực tha phương
Vác mặt thớt về Quê đoàn xe côn an huýt còi hộ tống làm nhân chứng
Lại cúi mặt lợn cúi đầu trâu chẳng dám nhìn thẳng Tù nhân Lương tâm Tri lương
Té ra hén từng mặc véc nhưng chính ra thợ phó thiến heo hoạn lợn ***
Chắc ch..iết d..a kiêm chuyên gia rửa tiền bên Cali du dương
https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/11/%C4%90o%CC%82%CC%83-Mu%CC%9Bo%CC%9B%CC%80i-HN-1994.-e1666232716332-1068×1424.jpg
Bên cạnh chuyên d..a siêu đẳng chú 10 Đ.M. cũng thua nữ văn sĩ Thu Hương !!!
Sắp xếp bên cạnh “Linh Sơn” bác Tây đui gốc Chệt văn tài nhẹ nhõm
Cuối tuần hay đến làm cơm Tàu nịnh hót liếm l..ờ nữ bộ ch..ưởng văn hóa văn chương
Nên Giải nô-neo thứ 13 chẳng bác nhà văn Pháp thực tài nào dám nhận sợ Số chết
Thôi đành thương lượng giao cho chú chệt Kao củ Kiệu *** vừa ly hương !
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
* Dân Pháp chào đón HOÀNG TỬ BÉ TÍ TỊ bằng hợp xướng nồi soong muỗng chảo
** Bác sĩ vịt kìu Bùi Duy Tâm mà lại duy vật chủ nghĩa ĐÚNG LÀ mâu thuẫn biện chứng như ngáo sư ch..iết học học đại trường làng Nguyễn hữu có LiẾm thỉnh giảng !!!!
*** Bác sĩ cana-điên gốc Vệ vịt định cư vĩnh viễn miền Quê Bắc Quebec Mông-rê-an có tên họ Nguyễn Đứ..t Tùn..g
*** Nên đọc và đối chiếu so sánh 2 TRỌNG LƯỢNG VĂN HỌC của J.M.G. Le Clézio và Gao Xingjian vào năm 2000 khi Gao Xingjian được trao giải thì sẽ thấy những điều khó hiểu … Khi bác Kao lãnh Nô-beo thì hàm lượng văn chương so với J. M. G. Le Clézio chỉ là bọt biển trong Đại dương với Văn sĩ kia
J. M. G. Le Clézio – GIẢI NOBEL thứ 14 của PHÁP
https://fr.wikipedia.org/wiki/J._M._G._Le_Cl%C3%A9zio
Gao Xingjian – GIẢI NOBEL thứ 13 của PHÁP
https://fr.wikipedia.org/wiki/Gao_Xingjian
Theo làng báo Paris, bác Kao hay lảng vảng đến làm cơm Tàu chiêu đãi tại nhà nữ bộ trưởng văn hóa và truyền thông Catherine Tasca
https://fr.wikipedia.org/wiki/Catherine_Tasca
từ tháng Ba 2000 đến tháng Năm 2002, trong nội các thủ tướng Lionel Jospin của Tổng thống Pháp Jacques Chirac … và ảnh hưởng và quyền lực Mềm của bộ văn hóa và Nước Pháp rất có tầm quan trọng …chỉ riêng chuyên bác chồng người PHÚ LĂNG SA của nữ giám khảo THỤY ĐIỂN trong Giải Nobel văn chương Jean-Claude Arnault, 72 tuổi, người PHÚ LĂNG SA chồng của một nữ viện sĩ Thụy Điển, đã bị truy tố vì hai lần hãm hiếp một phụ nữ trẻ. Vụ này dẫn đến việc hoãn trao giải Nobel Văn học 2018 !!!!
https://www.marieclaire.fr/nobel-scandale-sexuel-suede,1263652.asp
Hoãn trao giải Nobel 2018: Người Pháp Jean-Claude Arnault bị xét xử ở Stockholm vì tội hiếp dâm
Theo Le Figaro
Đăng ngày 19/09/2018
Jean-Claude Arnault, 72 tuổi, chồng của một viện sĩ, đã bị truy tố vì hai lần hãm hiếp một phụ nữ trẻ. Vụ này dẫn đến việc hoãn trao giải Nobel Văn học
https://www.lefigaro.fr/culture/2018/09/19/03004-20180919ARTFIG00086-prix-nobel-2018-reporte-le-francais-jean-claude-arnault-accuse-de-viol-juge-mercredi.php
J.M.G. Le Clézio
https://fr.wikipedia.org/wiki/J._M._G._Le_Cl%C3%A9zio
Gao Xingjian
https://fr.wikipedia.org/wiki/Gao_Xingjian
Đây là một mẫu người đặc biệt, đầy bản lĩnh nên rất tự tin, cương quyết một cách
dứt khoát, có ý chí bản thân không ai lay chuyển được, trung thành và kiên trì với
lý tưởng của mình : dân chủ tự do và chống lại cái ác.
Hay bà là một người cương trực khẳng khái như câu thơ của Phùng Quán :
Yêu ai cứ bảo là yêu
ghét ai cứ bào là ghét
dù ai ngon ngọt nuông chiều
cũng không nói yêu thành ghét
dù ai cầm dao dọa giết
cũng không nói ghét thành yêu !
Dù một số văn nghệ sĩ miền Nam (VNCH) cho là bà nợ một lời xin lỗi những người lính
quốc gia khi trong một tác phẩm của mình, bà hư cấu vượt qúa xa giới hạn rằng người
lính thám kích miền Nam đã xẻo và vất tung toé những bộ phận sinh dục nữ trên đường
hành quân bà gặp trong rừng (?), tôi vẫn nghĩ là bà làm thế để cho VC.bớt chưởi bà ?
“Nói chung tôi chả yêu ai bao giờ.”
Đấy là một trong những nguyên nhân. Người làm sao của chiêm bao làm vậy.
Văn chương mang tính thời sự, nhưng có chứa đựng tư tưởng riêng gì không, có vẻ đẹp riêng gì không, đấy mới là cái mang lại tính trường tồn.
Có thể trở thành Văn Hào không …