Mạc Văn Trang
18-4-2023
Tối hôm 13/4 vợ chồng tôi đang nghe Đọc truyện “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn thì đột ngột nghe điện thoại của Phạm Thanh Nghiên: Mẹ ơi, con đang transit ở Doha, tranh thủ báo tin cho bố mẹ, chúng con đã xuất cảnh đi Mỹ rồi… Nghiên khóc nấc… Bố mẹ tha lỗi, chúng con không kịp chào bố mẹ trước lúc ra đi… Tiếng khóc thổn thức… Không biết bao giờ chúng con mới có thể về thăm quê, thăm bố mẹ…
Kim Chi cũng trào nước mắt. Con ơi, bố mẹ mừng lắm. Đi được là mừng rồi. Vì tương lai bé Tôm… Rồi Kim Chi cũng sụt sịt…Đi đi! Đến nơi thì nhắn tin cho bố mẹ yên tâm…
Chuyện Kim Chi làm mẹ đỡ đầu của Thanh Nghiên cũng thật cảm động. Đầu năm 2016 Thanh Nghiên ra tù được 4 năm (tù vì tội chống Trung Quốc, đòi đuổi Formosa…) và duyên số làm sao lại yêu Huỳnh Anh Tú ở Sài Gòn, người ở tù 14 năm (về tội “chống chính quyền”), cũng mới ra tù được 4 năm.
Sắp đến Lễ ăn hỏi và đám cưới, Thanh Nghiên bỗng thấy bơ vơ vì bố mẹ đã mất cả, dù anh em bạn bè vẫn đông đủ. Thế là Thanh Nghiên tha thiết mời Kim Chi làm mẹ đỡ đầu cho đám cưới của con. Kim Chi từ chối, không dám nhận trách nhiệm quá lớn lao đó. Nhưng hai người cứ trao đổi qua lại và thấm đẫm tình cảm mẹ – con. Vậy là Kim Chi vội vã lo mọi thứ cho Thanh Nghiên đúng nghĩa một người mẹ lo ngày vu quy cho con gái. Từ đó tình cảm mẹ con ngày càng gắn bó sâu đậm qua bao nhiêu tâm tình và sự tận tình chăm sóc lẫn cho nhau.
Sau đám cưới, biết là không thể sống ở Hải Phòng được, dù Thanh Nghiên có nhà cửa, vì trước đó Nghiên luôn bị công an theo dõi, đã “mời” làm việc đến hơn 20 lần; nay Tú chưa xin được Chứng minh thư, chưa hộ khẩu, lại là “đối tượng nhạy cảm”, sao sống yên được.
Hai vợ chồng vào Sài Gòn cứ thuê nhà ở đâu được ít bữa lại bị chủ nhà đuổi, vì sức ép của công an. Bị đuổi đến 5 lần rồi. Vì sao công an cứ đuổi? Vì công an có “Thi đua làm sạch địa bàn”(?) Công an khu vực (phường) nào cũng sợ có “đối tượng nhạy cảm” trên địa bàn của mình. Thế là đuổi! Họ coi quyền “Tự do cư trú của công dân” ghi trong Hiến pháp chả là cái đinh gỉ gì!
Năm 2019, vợ chồng Nghiên – Tú gom hết vốn liếng, vay mượn, với sự giúp đỡ của hai bên gia đình, bạn bè, dựng được căn nhà đơn sơ tại Vườn rau Lộc Hưng. Hôm mừng Tân gia tràn ngập niềm vui, hạnh phúc. Nhiều bạn bè đến chúc mừng, tặng bao nhiêu quà, đồ chơi cho bé Tôm vừa 13 tháng tuổi. Từ nay sẽ yên tâm sống dưới mà nhà của mình, Bé Tôm tha hồ vui chơi…
Nhưng than ôi! Vừa được một đêm thì bị lũ người “đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi” đến đập phá, san ủi tan hoang cả vùng Vườn rau Lộc Hưng. Không biết ai đã ghi được hình ảnh Nghiên ôm con chạy, còn Tú loạng choạng nhặt con búp bê rồi ngã gục xuống…
Lại đi thuê nhà. Lại bị đuổi lần 1. Đuổi lần 2. Lần 3 tìm được một gia đình công giáo kiên định bảo vệ nên ở yên được lâu lâu. Tú mãi đến cuối năm 2022 mới xin được Căn cước công dân, Hộ khẩu. Nhưng vợ chồng vẫn không tìm được việc làm.
Thật mỉa mai khi nhớ lại lời mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào ngày 2/9/1945: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”…
Vì lý tưởng đó biết bao người Việt Nam đã đổ mồ hôi, xương máu để giành độc lập, tự do, quyền sống xứng đáng làm người trên quê hương đất nước, trong đó có cha mẹ Thanh Nghiên.
Nhưng vợ chồng Thanh Nghiên muốn tha thiết sống trên quê hương mình cũng không thể, phải buộc lòng ra đi.
Thực ra từ hơn 2 năm nay, Nghiên đã được gợi ý ra đi, đã chia sẻ với vợ chồng tôi nhiều lần. Chúng tôi đều khuyên, hãy đi đi. Những người yêu nước chẳng ai muốn bỏ nước ra đi, nhưng họ không để cho mình sống yên ổn thì phải đi đi. Nhất là vì tương lai của Bé Tôm.
Ngày 14/4 đến tp Houston, bang Texas Hoa Kỳ, Nghiên đã nhắn tin cho Kim Chi: Mẹ ơi chúng con đã đến nơi rồi… Chắc phải rất lâu nữa con mới lấy lại được tinh thần mẹ ạ…
Chúng tôi rất mừng cho vợ chồng Thanh Nghiên từ nay được sống trong bầu không khí tự do và càng mừng cho Bé Tôm thông minh có tương lai phát triển.
Xin cảm ơn nước Mỹ vĩ đại đã hào hiệp, bao dung cưu mang hàng triệu người Việt Nam khốn khó, trong đó có gia đình Thanh Nghiên. Con em họ trưởng thành trong nền giáo dục, khoa học- công nghệ tuyệt vời của Mỹ, sẽ góp phần đền đáp cho nước Mỹ thêm vĩ đại.
Cảm ơn bà con, bạn bè người Việt ở Hoa Kỳ sẵn lòng cưu mang, giúp đỡ gia đình Nghiên – Tú bỡ ngỡ đầy khó khăn trong quá trình hội nhập vào một xã hội mới.
Chúng tôi thấy MỪNG cho gia đình Tú – Nghiên, nhưng sao VUI được. Vui gì khi một chính quyền muốn tống ai ra khỏi quê hương đất nước thì tìm cách tống đi; muốn ngăn ai không cho đi, cho về, thì ngăn tuỳ ý. Đất nước ngàn đời của “muôn dân, trăm họ” gìn giữ, xây dựng nên, giờ đây cứ như của một nhóm người độc quyền vậy.
Cho nên MỪNG trong nước mắt thảm sầu!
KHI NÀO HẾT CẢNH KHÔN CÙNG
Mừng trong nước mắt thảm sầu!
Bởi Mạc Văn Trang
18-4-2023
“Chừng nào đá nổi lông chìm.
Hồ khô đồng cạn búa liềm ra tro”
TỶ LƯƠNG DÂN
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
Có nghĩa status công dân Xã hội chủ nghĩa là 1 đặc quyền, phải cố gắng để xứng đáng với danh hiệu cao quý đó .
Tốt . Đảng nên đuổi cổ tụi dân “Nó” đi, chỉ để dân “Ta” ở lại
Riết rùi Mỹ toàn chứa những thành phần cặn bã, bất hảo . Đảng từ xưa tới giờ vẫn thu hút được giới “tinh hoa” như giáo sư Mạc Văn Trang bằng lý tưởng Cộng Sản
Chúc mừng và chúc giữ vững ý chí và bản lĩnh của người đấu tranh bằng ngòi bút
trước những khó khăn gặp phải khi sống trên một đất nươc dân chủ tự do đôi khi…
qúa đà như Mỹ ! Khó khăn chính không những từ việc mưu sinh mà còn từ những
người tự nhận, thậm chi giả danh là cùng chiến tuyến với mính !
Mừng cho gia đình Nghiên Tú.
Buồn cho xứ Đông Lào.