Công an Việt Nam đang viết lại luật hình sự?

Trương Nhân Tuấn

23-3-2023

Trên BBC có đặt câu hỏi (tức cười): Vì sao bốn nữ tiếp viên hàng không xách tay 11kg ma túy được trả tự do? Câu trả lời của luật sư “trả tự do là đúng luật” càng tức cười hơn.

Lý do được thả tự do là “vì cơ quan điều tra thấy họ không biết trong kem đánh răng có ma tuý”.

Bên Mỹ có rất nhiều trường hợp người phạm tội “chuyên chở ma túy không cố ý” trong nội địa, hay từ Mexico qua Mỹ. Những người này được gọi là “lừa”.

“Không cố ý” là trường hợp lời khai của họ với hải quan, kiểu “không biết là hàng cấm nên cầm dùm, chở dùm”, phù hợp với điều tra của cơ quan hữu trách. Tức là thủ phạm “thực sự không biết” hàng hóa mà họ chuyên chở là gì?

Bên Pháp, mức phạt dành cho trường hợp “vận chuyển ma túy mà không biết đó là ma túy” là 10 năm tù giam cộng với 7,5 triệu euros. Còn tội “biết mà vẫn chở” thì đó là tội “chuyên chở, phân phối ma túy”. Trường hợp này bên Mỹ là chung thân.

Câu hỏi là, bốn “con lừa” của Hàng Không Việt Nam có thiệt tình “không biết là ma túy” đống kem đánh răng mà họ “xách hộ” lên máy bay hay không?

Theo tôi công an hoặc đã diễn giải luật theo “ý” của họ, hoặc công an đang viết lại Luật Hình sự về vận chuyển ma túy.

Giả sử rằng, 4 con lừa không phải là tiếp viên hàng không. Họ nghèo và dốt thật sự. Thì việc vô tình vận chuyển ma túy cũng cấu thành “tội”. Theo luật hình sự số lượng 11 kg có thể bị xử 20 năm. Lịch sử Việt Nam về tội phạm mua bán chuyên chở, chế tạo… ma túy chưa hề có trường hợp nào “trả tự do” cho người bị bắt quả tang.

“Bốn con lừa” là tiếp viên hàng không, những người “cao ráo, trẻ đẹp”, tốt nghiệp đại học và kinh qua một khóa huấn luyện đặc biệt dành cho hàng không dân dụng. Họ phải biết thế nào về hành vi vận chuyển hàng quốc cấm và các hình phạt dành cho các trường hợp này. Tức là lời khai “không biết đó là ma túy” của họ là không thuyết phục.

Công an điều tra “tin” vào lời khai của họ, cho rằng họ “không biết” thật sự rồi trả tự do cho họ. Rõ ràng công an đã không biết cách áp dụng luật.

Theo luật hàng không dân dụng, chiếc máy bay quốc tịch Việt Nam thì không gian trên máy bay thuộc chủ quyền của quốc gia Việt Nam.

Giả sử rằng, đống kem đánh răng thay vì nhét 11 kg ma túy, người ta nhét 11 kg thuốc nổ trong đó.

Ma túy hay chất nổ nếu lén lút nhập vào Việt Nam đều là các thứ có thể vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

“Bốn con lừa” lợi dụng địa vị, chức vụ để chuyển ma túy vào Việt Nam. Họ cũng có thể chuyển chất nổ vào Việt Nam, hay giúp khủng bố làm nổ chiếc máy bay. Công an Việt Nam đang viết luật mới, thay thế luật về an ninh quốc gia hay sao vậy?

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Sau đây là bài phân tích về luật ở tài khoản FB của bạn Linh Giang Tô:

    “Nguyên tắc suy đoán nguyên trạng xưa nay ta vẫn được dịch sai là “nguyên tắc suy đoán vô tội”, việc dịch sai này làm cho hiểu sai hết cả bản chất của nguyên tắc luật pháp này.

    Nguyên tắc suy đoán nguyên trạng là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật nó quy định rằng: Pháp luật tôn trọng nguyên trạng (về luật pháp) của đối tượng, nguyên trạng đó chỉ bị thay đổi nếu chứng minh rõ ràng được điều ngược lại. Ví dụ một người bình thường đang có nguyên trạng là VÔ TỘI thì pháp luật mặc nhiên coi người đó là vô tội, nếu cơ quan công tố, công an muốn truy tố anh ta thì công an, kiểm sát phải có nghĩa vụ chứng minh một cách thuyết phục anh ta có tội sự nghi ngờ dù có cơ sở cũng vẫn chưa là chứng minh thuyết phục nên chưa thể thay đổi nguyên trạng của đối tượng. Còn người đối tượng bị nghi ngờ không việc gì phải đi chứng minh mình vô tội vì mặc nhiên anh ta là vô tội nếu bên buộc tội không chứng minh được điều ngược lại là có tội. Đây là một khía cạnh của nguyên tắc này nên người ta hay dịch sai là nguyên tắc “suy đoán vô tội”.

    Khía cạnh thứ hai của nguyên tắc suy đoán nguyên trạng là: Khi một người đã bị bắt tội phạm quả tang, hoặc đã bị kết án vì phạm tội thì nguyên trạng của đối tượng đã thành là “CÓ TỘI” thì luật pháp mặc nhiên coi đối tượng là có tội lúc đó nếu đối tượng muốn gỡ tội thì bên đối tượng (đối tượng và luật sư) có nghĩa vụ phải chứng minh xác đáng thuyết phục rằng đối tượng vô tội còn bên công tố không có nghĩa vụ đi chứng minh đối tượng vô tội vì mặc nhiên đối tượng đã có nguyên trạng có tội. Xin nhấn mạnh lại khi đã có nguyên trạng có tội thì bên đối tượng phải chứng minh được một cách xác đáng và có thuyết phục được rằng mình vô tội thì mơi có thể được coi là vô tội.

    Nay 4 cô tiếp viên kia khi bị soi chiếu có ma túy thì là phạm pháp quả tang và nguyên trạng của họ bây giờ là “CÓ TỘI”, bây giờ muốn gỡ tội thì phải có chứng minh xác đáng có tính thuyết phục rằng mình vô tội còn chưa chứng minh được hoặc chứng minh không thuyết phục thì họ mặc nhiên vẫn có nguyên trạng có tội.
    Nếu một người mang ma túy hàng cấm bị bắt quả tang thì nguyên trạng là có tội, nếu anh ta chứng minh được một cách xác đáng và thuyết phục rằng anh ta bị lừa bị bẫy không biết là ma túy thì anh ta vô tội. Còn nếu không chứng minh được thuyết phục thì anh ta vẫn có tội vì bây giờ nguyên trạng của anh ta đã là có tội.”

    Trên nguyên tắc này, theo gã, điều chúng ta cần biết chính xác là bốn cô tiếp viên đã chứng minh mình không biết hàng mình mang nhờ là ma tuý như thế nào, có thuyết phục được cơ quan điều tra không mà thôi.
    Qua việc bốn cô được thả thì rõ ràng bốn cô đã chứng minh được mình vô tội và chứng minh ấy đã thuyết phục được các điều tra viên.
    Nếu đúng vậy thì xin mừng cho bốn cô gái trẻ xinh đẹp kia.
    Còn mọi thắc mắc về tính hợp lý hay không xin để cho cơ quan điều tra cấp trên của các điều tra viên vào cuộc, theo quy trình điều tra lại nếu có khúc mắc.

    Tuy vậy theo báo Tuổi trẻ:
    “luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM), lại cho rằng, về nguyên tắc, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra. Do đó, khi cơ quan điều tra chưa có đủ cơ sở cho rằng bốn tiếp viên này biết là ma túy nhưng vẫn nhận vận chuyển thì chưa đủ cơ sở để khởi tố bị can.” Đủ thấy luật và hiểu luật, áp dụng luật ở VN đang ngổn ngang tơ vò thế nào.
    Chính tình trạng này đã tạo điều kiện cho một luật trên luật “suy đoán nguyên trạng”tha hồ tung tuẩy, đó là luật: thích thì chiều.
    Và Luật “Thích thì chiều” này sẽ đến lúc cả gan đòi được là luật cơ bản ở xứ ta chăng?

  2. Với tình hình như vậy, đủ thấy hàng không VN dù bị chửi rủa tả tơi vẫn còn uy quyền to lắm khiến công an chả dám làm gì !

  3. Công an Việt Nam đang viết lại luật hình sự? Còn trong dân thời có câu:” Công an Việt Nam đang ỈA VÀ BÔI lên luật hình sự của chúng nó vì tiền?”

  4. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
    Xem các vụ ăn trộm vịt, trộm bánh mỳ thì biết pháp luật Việt Nam nghiêm đến mức nào .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây