13-3-2023
Hải chiến Gạc Ma, Hải chiến Trường Sa hoặc Xung đột Trường Sa là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này.
Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây dựng công trình trên các bãi đá. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn chặn, nổ súng để giật cờ Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên chiếm hạn bắn vào tàu vận tải hải quân Việt Nam (không có pháo để tự vệ), khiến cuộc chiến nổ ra vào sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam bị mất ba tàu vận tải của Hải quân và 64 lính. Trung Quốc bị hư hại một số xuồng đổ bộ, thương vong 25 lính.
Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, phía Trung Quốc thống kê họ đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100mm và 266 viên đạn pháo 37mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ hơn. Phía Việt Nam chỉ có tàu vận tải nên không có pháo để bắn trả, chỉ có thể bắn trả bằng các loại vũ khí cá nhân như AK-47 và RPG-7.
Thiệt hại của Việt Nam bao gồm 2 tàu bị bắn chìm, 1 tàu bị bắn hỏng được cho ủi bãi. 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh. Theo các báo của Việt Nam thì khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu.
Theo phía Trung Quốc thì trong khi các tàu của họ đang bỏ neo để yểm trợ cho một nhóm nghiên cứu thăm dò mỏ dầu ở đây thì Hải quân Việt Nam nổ súng tấn công, vì thế hải quân Trung Quốc “bắt buộc phải tự vệ”. Khi hạm đội Trung Quốc di chuyển tới quần đảo Trường Sa, Trung Quốc lấy danh nghĩa đưa phái đoàn khoa học Liên Hợp Quốc đi khảo sát. Sau này Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rất tiếc là biến cố đã xảy ra. Về phía Liên Hợp Quốc thì cho rằng lúc đó họ không có công tác khảo sát nào ở Trường Sa. Theo phía Trung Quốc, chủ trương ban đầu của họ là chỉ chiếm đóng các đảo còn bỏ hoang, chứ không tranh chấp các đảo có lực lượng nước ngoài chiếm đóng từ trước.
Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp. Việc này được cho là do bối cảnh chính trị Liên Xô khi đó đang muốn kết thúc Chiến tranh Lạnh với phương Tây cũng như muốn xích lại gần Trung Quốc.
Trước đó, giữa Việt Nam và Liên Xô đã ký riêng Hiệp ước Liên minh Quân sự Đồng minh song phương (tháng 11 năm 1978), trong đó ghi rõ là Liên Xô sẽ hỗ trợ Việt Nam hết sức mình về các mặt kinh tế, văn hóa và quốc phòng. Tuy nhiên, sau đó phía Việt Nam yêu cầu không đưa đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm quân sự vào khu vực cảng Cam Ranh để tránh nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra trên đất nước mình. Liên Xô không đưa được tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân vào Cam Ranh nên đã đồng ý rút khỏi Hiệp định tương trợ quân sự sớm 4 năm, bộ đội Hải quân và Không quân Nga cũng dần rút khỏi Cam Ranh. Do vậy, trong trận chiến năm 1988, Liên Xô không còn nghĩa vụ phải điều động quân đội để ủng hộ Việt Nam.
Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 công binh và 7 thủy binh cùng vật liệu xây dựng, một số vũ khí bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá Len Đao. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-22M từ đất liền bay ra bãi đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản đi; đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá này.
Ngày 7 tháng 5 năm 1988, tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh đã đọc lời thề: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.
Tháng 5 năm 1988, hai tháng sau cuộc hải chiến này, một nghị quyết mật của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại từ dựa vào Liên Xô sang “đa phương hóa”. Sự kiện này góp phần lớn trong việc Việt Nam lựa chọn chính sách không dựa vào các cường quốc, từ đó giúp Việt Nam có sự tự chủ lớn hơn trong việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại.
2 hào của tớ về bài này
– Nhà báo cách mạng & lịch sử cách mạng, đứng riêng ra đã trên cả tuyệt vời . Nhưng gộp 2 thứ lại với nhau … Nhận xét của cố Tổng thống Ngụy sai lè lè ra luôn . Điển hình là bài này, 1 bài sử cách mạng do nhà báo cách mạng nhấp chuột . Bài này rõ ràng có tác dụng như 1 cái tát nổ đom đóm mắt vào mặt những người không còn biết đạo lý Việt qua “nghĩa tử là nghĩa tận”, đã bêu riếu Đại Tướng Lê Đức Anh ngày ĐT về với Bác Hồ . Đã vậy còn làm câu đối nhục mạ nữa . Thiệt tình lun . Chỉ théc méc cái này, Where the Phúc were you, Mr Cu Tuan, when you were needed most, khi cần 1 tiếng nói khách quan trong ngày trọng đại ? Phải cần 1 độ lùi lịch sử ? Với những ý kiến cực kỳ khách quan thế này thì cần gì độ lùi lịch sử cơ chứ ?
– Đấy, các quan nên nuôi ít cô cậu trí thức trong nhà, sẽ có lúc hữu dụng . Ta đã biết Mai Quốc Ấn là gia nô của Đinh La Thăng, Trân Văn là Kiki của lão Phúc nhà mềnh . Hôm nay, sau 1 khoảng cách lịch sử cần thiết, ta có cơ sở để kết luận Cù Tuấn là Hữu Vện của Đại Tướng Lê Đức Anh
– Bài này có nhiều chỗ không được khách quan cho lắm . Để bổ xung, tớ trích lại lời của Lê Minh Dũng
“cong anh 10/03/2023 at 8:40 pm
Mỗi CUỐC DA có thể tự nhận mình đẹp đẽ, cao cả. Có thể cứ gân cổ, trợn mắt, nghiến răng lên mà tự nhận
Nhưng khi đã kéo quân ra nước ngoài (dù sứ mạng cao cả hay đen tối) thì rất khó nói về hành động tự phát đám lính tráng. Chỉ cần một vài đứa bị giết là cả lũ có thể trút hận lên những người dân.
Với nước ta, đã tự ý gây ra chuyện “nồi da, xáo thịt” thì cũng nên tự trách trước khi trách người ngoài.”
Chuyện mình tự ý gây ra chuyện “nồi da, xáo thịt” thì cũng nên tự trách trước khi trách người ngoài . Và “chỉ có vài đứa bị giết”, i mean hy sinh anh dũng trong khi thực thi nhiệm vụ quốc tế vô sản, aka những mất mát đã được tiên liệu trước & có thể chịu đựng được, thì tại sao lại trút hận lên phía bên kia, đó có phải là những thái độ không ôn hòa, không mang tính trí thức, có học, nếu không muốn nói là vô học hay không ?
– Lê Nguyễn Duy Hậu viết về mong muốn chúng ta nên gắn kết với nhau dựa trên những giá trị chung . Những ai đã thoát chết dưới bom đạn Mỹ-Ngụy ở Trường Sơn nên Wake the Phúc up, mà nhận ra ai đã cùng chia ngọt sẻ bùi với mình trong kháng chiến chống Mỹ, ai chia sẻ những giá trị chung, ai trân trọng những hy sinh hổng gì đong đếm được trong kháng chiến chống Mỹ . Thui thì tớ sẽ là cây cầu Hiền Lương, để những người ngày xưa cùng chiến hào chống Mỹ có thể nhận lại anh em, đồng chí . Chỉ nhắc thế này, khoảng 95% AK xử dụng trong kháng chiến chống Mỹ có xuất xứ từ phía bên kia đấy . Có nghĩa nếu thoát chết ở Trường Sơn, more likely là nhờ cây AK trong tay & sát trái tim . Ngô Quyền với Bạch Đằng Giang này nọ chỉ là 1 cơn mớ, 1 thứ nocturnal emission thui . Vì làm thơ, hổng có mấy thứ đó vô người ta lại tưởng mình thế này thế nọ . Thế thui
– Yêu đúng nghĩa là yêu just the way you are. Chớ yêu theo kiểu có điều kiện như Thái Bá Tân, bên này định nghĩa đó là 1 trạng thái bịnh hoạn . Tại sao thời “Đảng Ta” có đủ cả, Liên Sô lẫn Trung Quốc, mà dân Ta, theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, vẫn theo Đảng như điên ? Và tại sao Thái Bá Tân không yêu Đảng bằng với dân Ta hồi xưa ? Đúng, Đảng bây giờ đã trở thành Đảng “Nó”. Nhưng không thể chối cãi đã có những cố gắng để Đảng trở về với “Ta”, và những người như Thái Bá Tân cần phải ủng hộ bằng mọi cách & giá . Đàng này …
Thui thì các bác đã có Số Không To Vãi, lộn, Vòng Tròn Bất Tử . Thế là đủ tự sướng rồi . Tại sao phải tố khổ làm chi, sẽ có người nghĩ các bác thuộc loại Ma Sô Kít (Machaut’s Kiss)
Ừ, tự do có THẬT . Và Bùi Chí Vinh là học GIẢ
Có cảm giác ớn lạnh khi tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát xít đang phát triển rầm rộ mấy ngày này
Học Giả Trần Mạnh Hảo
Những ngày này
Tổ Quốc là cá nằm trên thớt
Tổ Quốc là con giun đang bị xéo quằn
giặc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa
Biển Đông bị bóp cổ
Sóng bạc đầu nhe nanh sư tử
biển đập nát bờ
Hồng Hà, Cửu Long giãy giụa thở ra máu
Tuổi trẻ mít -tinh
đả đảo Trung Quốc xâm lược !
Sông Bạch Đằng tràn lên phố biểu tình
Sông Bạch Đằng bị bắt
ải Chi Lăng theo tuổi trẻ xuống đường
ải Chi Lăng bị bắt
gò Đống Đa nơi giặc vùi xương
sẽ bị bắt nếu biểu tình chống giặc !
Có nơi đâu trên thế giới này
như Việt Nam hôm nay
Yêu nước là tội ác
biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt ?
Các anh hùng dân tộc ơi !
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi !
nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt !
ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc ?
sao vua Trung Hoa lại chiếm nước Trung Hoa :
“ Bên kia biên giới là nhà
Bên đây biên giới cũng là quê hương !”
Thơ Tố Hữu năm nào từng xóa dấu biên cương !
Đường ra biển dân tộc ta đang bị tắc
Phải giành lại Hoàng Sa từ anh bạn Thiên triều
tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt !
Tổ Quốc yêu Người phải lấy máu mà yêu !
Nguồn Mạng
KÍNH PHỤC THAY !!!
KHÂM PHỤC THAY !!!
Nhà Học thuật khả kính THÁI BÁ TÂN và Nhà thơ Nhân Dân BÙI CHÍ VINH đã vì DÂN vì NƯỚC lấy TÂM BÚT mình bằng TÂM TÌNH viết lại CHÍNH SỬ VIỆT CẬN ĐẠI và HIỆN ĐẠI nhân danh ĐỒNG BÀO và TỔ QUỐC tri ân trân trọng SỰ HY SINH HIẾN DÂNG CAO CẢ chính CUỘC ĐỜI THANH XUÂN quyết tử để BẢO VỆ ĐẤT MẸ VIỆT NAM trường tồn mãi
KÍNH PHỤC THAY !!!
KHÂM PHỤC THAY !!!
Nhà Học thuật khả kính THÁI BÁ TÂN và Nhà thơ Nhân Dân BÙI CHÍ VINH đã vì DÂN vì NƯỚC lấy TÂM BÚT mình bằng TÂM TÌNH viết lại CHÍNH SỬ VIỆT CẬN ĐẠI và HIỆN ĐẠI nhân danh ĐỒNG BÀO và TỔ QUỐC tri ân trân trọng SỰ HY SINH HIẾN DÂNG CAO CẢ chính CUỘC ĐỜI THANH XUÂN quyết tử để BẢO VỆ ĐẤT MẸ VIỆT NAM trường tồn mãi
KÍNH PHỤC THAY !!!
KHÂM PHỤC THAY !!!
XIN KÍNH TRỌNG NGẢ MŨ THÂN CHÀO Nhà Học thuật khả kính THÁI BÁ TÂN và Nhà thơ Nhân Dân BÙI CHÍ VINH
THÂN CHÚC HAI VỊ cùng TOÀN ĐẠI GIA TỘC THÁI và BÙI khỏe mạnh hạnh phúc và tiến bộ VÌ đã cống hiến cho QUÊ HƯƠNG hai TÂM HỒN CAO THƯỢNG giữa Thời điểm cực kỳ nhiễu nhương như HAI NGỌN HẢI ĐĂNG soi sáng khắp ĐẤT VIỆT và BIỂN ĐÔNG giữa đêm đen giông bão….
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
Học giả Thái Bá Tân
Quả thật muốn yêu đảng,
Yêu nhà nước, xin thề.
Nhưng đảng và nhà nước
Làm những việc ê chề.
Như cái vụ “cưa đá”,
Vụ máy nổ ầm ầm,
Rồi “bày bán quần áo”,
Giờ thêm vụ nhảy đầm.
Mà để làm gì nhỉ?
Chỉ để ngăn người ta
Tưởng nhớ những chiến sĩ
Hy sinh vì nước nhà.
Những việc làm ti tiện,
Đáng xấu hổ, thấp tầm.
Khó tin đảng, nhà nước
Nghĩ ra trò nhảy đầm.
Tự nhiên ứa nước mắt.
Ba lăm năm trước đây,
Họ chiến đấu, ngã xuống,
Bảo vệ đất nước này.
Chiến đấu chống xâm lược,
Nói thẳng là giặc Tàu,
Họ hy sinh vì nước,
Mà có ít gì đâu.
Thế mà lạ, đài báo
Theo lệnh, cứ lặng thinh.
Cứ như không hề có,
Không người nào hy sinh.
Người sống nhớ người chết
Là đạo của dân ta.
Nhất là chết vì nước.
Ngẫm mà thật xót xa.
Nhà nước mình thế đấy.
Tiên sư nhà nước mình!
Hèn đến mức không dám
Tưởng nhớ người hy sinh.
Vứt mẹ thằng “đại cục”
Vứt mẹ thằng “chữ vàng”.
Người đã chết vì nước,
Phải lễ cúng đàng hoàng.
Vô ơn và bạc nghĩa
Cấp con người đã kinh.
Còn ở cấp nhà nước
Thì hèn và đáng khinh.
Nguồn Mạng.
Học giả Thái Bá Tân
Những người lính dũng cảm
Đã vì nước hy sinh
Không cần ai tôn họ
Thành anh hùng, quang vinh.
Họ chỉ cần được nhớ,
Đúng ngày, được thắp hương,
Theo truyền thống dân tộc,
Như mọi người bình thường.
Thế mà, thật đau đớn,
Nhiều năm nay chính quyền,
Không cho dân nhớ họ,
Không cho cả nhắc tên.
Dưới suối vàng, anh chị
Chắc ít nhiều chạnh lòng.
Nhưng tên tuổi anh chị
Sống mãi cùng non sông.
Các con dân Đại Việt
Sẽ không bao giờ quên.
Vì dân không phải đảng,
Dân không bao giờ hèn.
Nhưng, dẫu không có lỗi,
Chín mươi triệu dân lành
Xin cúi đầu tạ tội
Trước các chị, các anh.
*
Hỡi những người cộng sản,
Nhìn kia, đảng các ông
Đang làm điều thất đức.
Có thấy xấu hổ không?
PS
Xin hỏi, nếu có sự
Với đồng chí Trung Hoa,
Liệu đảng còn tư cách
Để kêu gọi dân ta
Lên đường chống xâm lược
Như những năm trước đây?
Chừng nào còn chưa muộn,
Hãy cân nhắc điều này.
Nguồn Mạng
HỌC GIẢ Bùi Chí Vinh.
Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do
Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ
Tưởng đất nước Tiên Rồng thời bình trôi hết máu
Anh đã từng nếm mùi chiến tranh, từng nếm mùi đói cơm thiếu áo
Thoát chết ở Trường Sơn, sống lại ở đồng bằng
Thuộc lòng sử Việt Nam như một người tử đạo
Thương cọc nhọn Ngô Quyền, mê chiến thắng Bạch Đằng Giang
Làm sao có thể thờ ơ trước bầy cá mập ăn đêm
Dám lồng lộn khắp Biển Đông dọa nạt
Chúng săn anh và chúng đuổi em
Bằng lý luận của Thiên Triều xưa… “quá đát”
Em ơi em tự do có thật
Mộ gió cha ông cũng có thật kia kìa
Sờ lên ngực anh đi, khi trái tim còn đập
Thì đâu dễ gì giặc phương Bắc được hả hê ?
Em ơi em khi sinh tử cận kề
Mới hiểu hết thế nào là nhân quả
Mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột” ngô nghê
Thấy “tàu lạ” thành tàu quen… dối trá
Biển Đông không có chỗ cho Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rạp mình hèn hạ
Không có chỗ cho tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính “giả nai” quen thói mơ hồ
Càng không có dầu hỏa cho cường hào, không có ngư trường cho ác bá
Chỉ có cọc nhọn Bạch Đằng và cánh tay “Sát Thát” khát tự do !
Nguồn Mạng.