Những người kiến tạo quốc gia

Nguyễn Đắc Kiên

1-3-2023

Sáng nay mở FB, tôi bàng hoàng thảng thốt trước tin GS Trần Hữu Dũng – chủ trang Viet-studies, vừa đột ngột qua đời ở Mỹ.

Không cần kể đến những Hội thảo Hè, không cần kể đến tạp chí Thời Đại Mới, chỉ riêng việc dựng nên và cần mẫn duy trì trang Viet-studies suốt từng đó năm đã là xứng một kỳ công muôn một. Để làm được việc đó hẳn ông phải có một tấm lòng sâu nặng thiết tha với đất nước, với Việt Nam ghê gớm lắm.

Tôi bàng hoàng thảng thốt vì đất nước chúng ta đã đột ngột mất đi một tài sản quý giá nhường ấy.

Tôi bàng hoàng thảng thốt vì con đường hiện đại hóa Việt Nam lại mất đi một yếu nhân với lòng yêu quê hương lặng thầm, thiết tha nhường ấy.

Dịch giả Dương Tường và GS Trần Hữu Dũng (phải). Ảnh: FB Trần Hữu Dũng

Trong hồi ký “Những ngày chưa quên”, tác giả Đoàn Thêm có kể câu chuyện về “anh kiến trúc sư D”, thời Đệ nhất Cộng hòa. “Anh kiến trúc sư D” yêu kịch nghệ và nặng lòng với công việc phát triển văn hóa nước nhà. Thấy cảnh “văn hóa cứ ngủ say”, thấy cảnh “người ta coi rẻ văn hóa đến nỗi một cơ quan văn hóa như Nha Văn Hóa bị bỏ quên trong một trụ sở tồi tàn nhất ở đường Công Lý”, anh quyết phải làm gì đó.

Anh tìm mọi cách để tiếp cận ông Nhu, bà Nhu và những người thân cận để vận động để cho ra một tờ tạp chí, một cơ sở văn nghệ.

Tờ tạp chí và cơ sở văn nghệ đó sau này cũng sớm chết yểu cùng với cha đẻ của nó, “anh kiến trúc sư D”, nhưng tấm lòng thiết tha vì đất nước của “anh” thì vẫn còn đó. Đóng góp lặng thầm của “anh” cho công cuộc phát triển văn hóa dân tộc thì vẫn luôn ở đó. Nó đã được kế thừa bởi những người như GS Trần Hữu Dũng, và chắc chắn sẽ còn được kế thừa bởi rất rất nhiều người khác nữa, ở những thế hệ mai sau trên đất nước chúng ta.

“Kiến tạo quốc gia” không phải là cái gì đó to tát, cũng không phải là đặc quyền riêng có của những chính trị gia, những chính khách, đó là công việc mà ai cũng có thể làm, ai cũng có thể chung vai góp sức.

Những công việc như “anh kiến trúc sư D”, như GS Trần Hữu Dũng đã làm, đó chính là “kiến tạo quốc gia” vậy.

Cái cơ sở văn nghệ của “anh kiến trúc sư D”, theo mô tả của tác giả Đoàn Thêm, cũng chẳng to tát gì. Nó chỉ là một căn nhà trên phố Bùi Viện sửa sang lại thành một quán văn nghệ, vừa làm quán ăn vừa làm nơi trình diễn kịch nghệ, treo tranh, giới thiệu thơ, hòa tấu nhạc… nhưng đó là tâm huyết cả đời của “anh kiến trúc sư D”, nhưng nó sẽ trường tồn trong ký ức của dân tộc.

Người ta thường kỳ vọng hoặc thường chỉ nhìn vào những thay đổi lớn lao như một trận động đất hủy diệt, nhưng cách một xã hội xoay chuyển thì không bao giờ như vậy. Nó thường chậm chạp, thậm chí quá chậm chạp, tế vi, thậm chí quá tế vi và rất thường khi xuất phát từ những con người lặng thầm nhỏ bé, hầu như không thể nào nhận biết được tức khắc.

“Có một sự thay đổi ở Việt Nam, đất nước này sẽ không bao giờ còn như trước. [Hãy] nhìn đường chân trời đầy những ăng-ten tivi, rồi nghẹt thở vì khói xe Honda. Những cải tiến này mới chỉ là khởi đầu. Giờ, những con người này đã biết đến chúng, bất chấp hậu quả có ra sao thì họ cũng sẽ không buông chúng ra – cho Charlie hay bất kỳ ai khác. Những lợi ích thiên về vật chất này là thứ mà những người Việt Nam bình thường sẽ cố gắng giữ chặt lấy và chấp nhận hơn bất kỳ học thuyết triết học ngọt ngào nào.”

Những nhận xét trên trích từ báo cáo của nhóm cố vấn Mỹ ở Cà Mau, tóm tắt lại những thay đổi ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long năm 1971, được David Biggs dẫn lại trong tác phẩm Đầm Lầy. Những “ghi nhận thay đổi về môi trường và xã hội” như thế này, theo David Biggs, tác giả cuốn Đầm Lầy, “hiếm khi” được các cơ quan báo chí ở Sài Gòn và Washington đề cập đến. Tức là, nó hiếm khi được công luận biết đến, hay để ý tới.

Điều này có lẽ vẫn đúng cho đến bây giờ. Những thay đổi cốt yếu, không thể đảo ngược một khi diễn ra, thường âm thầm, hầu như không được công luận biết đến hay để ý tới, nhưng một khi chỉ cần những người dân bình thường đã “nắm chắc” được nó, họ sẽ không buông bỏ, nó sẽ trở thành những thay đổi quyết định, thành những biến chuyển không thể đảo ngược. Và điều quan trọng là bất cứ ai, trong bất cứ địa vị hay lĩnh vực nào, cũng có thể làm nên những thay đổi cốt yếu như thế, chỉ cần họ có một tấm lòng, một ý thức kiến tạo quốc gia.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Một đôi lần, dưới những bài về chủ nghĩa Mác-Lê, có vài người cực đoan đã đăng bài thơ gì gì đó về Ý Thức Hệ Độc Tài của Nguyễn Đức Kiên . Bài này nói chung không có gì đặc sắc, chỉ là những ngôn ngữ chung chung, chứng tỏ tác giả không sống THẬT với lòng mình . Nhưng vì ngôn ngữ mập mờ, nhiều người tưởng Nguyễn Đức Kiên là phản cách mạng, aint me.

    Đọc bài này thì thấy rõ ràng Ý Thức Hệ Độc Tài chính là để chỉ ý thức hệ độc tài tư bổn, mà Ngụy là điển hình . Và vì vậy, khi nói tới lịch sử VN, những người thấm nhuần Ý thức hệ Dân Chủ, hoàn toàn bỏ qua Ngụy, vì nhắc tới nó là phiền lém lém lun . Chớ chế độ Ta thì zách lầu gòi .

    “Điều này có lẽ vẫn đúng cho đến bây giờ”

    How that xít happened, khi “điều này” đã bị những người như ông bà Nguyễn Thùy Dương chứng minh sai bét nhè ?

    “nhưng một khi chỉ cần những người dân bình thường đã “nắm chắc” được nó, họ sẽ không buông bỏ, nó sẽ trở thành những thay đổi quyết định, thành những biến chuyển không thể đảo ngược”

    Yep, như Giải phóng miền Nam .

    “Nó thường chậm chạp, thậm chí quá chậm chạp, tế vi, thậm chí quá tế vi và rất thường khi xuất phát từ những con người lặng thầm nhỏ bé, hầu như không thể nào nhận biết được tức khắc”

    Rất đúng . Điều mà Ta có thể làm là không nên làm gì cả, mà phải kiên nhẫn, hổng nên nóng vội . Từ từ rùi khoai cũng nhừ, shant we?

    Tưởng … uh … Nah, cứ để cho anh ta tin vào những gì anh ta tin vào . Rất tốt cho đại cuộc .

    See, khi người Việt trong nước hổng chịu ngó ngàng tới chủ nghĩa Mác-Lê, nên quên béng nó biện chứng . id better stop here. Nói ra nữa hổng có lợi cho những … Ngủ ngoan đi trái tim hoài đam mê

    Chỉ có Đảng Cộng Sản mới tạo ra được sự đồng điệu của dân XHCN. Ngoài ra thì … lão Phúc thế mà hay, ông/bà trí thức phản biện nào cũng nghĩ mình là đầu tàu cả . Mỗi người 1 kiến nghị với mong muốn kéo Đảng về hướng của mình cơ . Nếu Đảng ngó lơ thì mấy ông bà đó phụng phịu, ra lăng méc, hay là dí … vào Lăng, i cant Phúc kđinh tell.

    Đừng có mong 1 nước Việt Nam không Cộng Sản nữa . Không ai chống thì lấy gì làm CS đổ, ngoại trừ chính mình . Và như Song Chi đã nhận xét “có một điều chắc chắn rằng, cũng giống như các đời lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản cho đến nay, cả 4 người đều sẽ “đồng ý”, “nhất trí” quyết tâm bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ đến cùng”

    Ai có lương tri như Mạc Văn Trang, Lê Minh Dũng, Lê Thân … đều mong muốn Đảng trường tồn hít . Ngay cả Mỹ cũng muốn vậy, có thể để trả thù dân XHCN đã theo Đảng chống Mỹ . Then, why not giúp 1 tay để Đảng trường tồn thật lun ?

  2. Những con sóng ngầm mới cực kỳ nguy hiểm, những thay đổi âm thầm nhưng bền bỉ theo thời gian. Mỗi người một ước mơ riêng, những khi đồng điệu chuyện diệu kỳ xảy ra.
    Cái tốt cần được dựng xây, cái xấu và ác là do môi trường. Ngày mà cộng sản tiêu vong, dân tộc ta sẽ sống trong thật thà. Thói xấu cộng sản tạo ra, giáo dục đúng sẽ tiêu ma nhanh mà.
    Cộng sản đang cố đấm ăn xôi, dưới chân nước lụt đã lên ngang cằm. Nước Việt không cộng nay mai, khi đó dân Việt tương lai rạng ngời!

Comments are closed.