Tình hình Ukraine ngày thứ 367

Phan Châu Thành

26-2-2023

1. Trong ngày kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina, Ngoại trưởng Trung Quốc đã tới Moscow và từ đây, cùng với phía Nga công bố một “giải pháp hòa bình” gồm 12 điểm cho cuộc chiến ở Ukraina, trong đó nói về “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”, “bảo vệ dân thường”, “từ bỏ tư tưởng chiến trang lạnh để ngừng bắn và đàm phán”, “bãi bỏ những lệnh trừng phạt đơn phương”… nhưng phía Trung Quốc không hề đề cập tới một vấn đề quan trọng nhất: quân Nga phải rút lui ra khỏi lãnh thổ của Ukraina.

Như vậy, theo kế hoạch của Trung Quốc, Nga sẽ vẫn chiếm đóng những vùng đang chiếm được, ngoài ra, Ukraina còn phải thành lập một vùng phi quân sự rộng lớn ở phía đông, bao gồm cả thành phố Kharkiv:

Phía Nga tuyên bố: “đánh giá cao kế hoạch của Trung Quốc trong việc giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine và sẵn sàng đạt được các mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt” bằng việc công nhận Donetsk, Luhansk, Kherson & Zaporizhzhia – cũng như Crimea là một phần của Nga.”

Tổng thống Ukraina Zelensky đã từ chối ngay lập tức kế hoạch này, cho rằng: “chỉ có thế bắt đầu đàm phán khi quân Nga rời khỏi lãnh thổ Ukraina” nhưng cũng đề nghị được đối thoại với người đứng đầu nhà nước Trung Quốc. Từ đầu cuộc chiến tới nay, Trung Quốc chưa bao giờ có bất kỳ một cuộc hội đàm cấp cao nào với phía Ukraina.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng cho rằng: “kế hoạch của Trung Quốc có thể dừng luôn lại ở điểm thứ nhất: tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia!”

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu: “Chỉ khi nào quân Nga rút ra khỏi biên giới của Ukraina thì mới có thể mở ra được con đường để đàm phán hòa bình. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia đã được ghi vào Hiến chương Liên Hiệp quốc và chúng ta phải bảo vệ điều đó!” và không cho rằng Trung Quốc sẽ có thể là quốc gia tốt để làm trung gian hòa giải.

Chuyên gia của Ba Lan Jerzy Nowakowski nhắc chúng ta chú ý tới điểm số 2: “Các bên cần từ bỏ tư tưởng chiến tranh lạnh” – điều mà nếu được thực hiện thì người có lợi nhất sẽ là Trung Quốc, bởi tránh được các lệnh trừng phạt kinh tế trong việc buôn bán với cả hai bên, đồng thời tới vế “ngừng bắn và tiếp tục đàm phán” – nghe thì có vẻ rất hay nhưng nếu chiến sự dừng lại lúc này thì sẽ chỉ có lợi cho phía Nga, để quân đội họ có thể tranh thủ thời gian mà phục hồi. Cũng theo ông ta, đây là một kế hoạch đầy ngụy tạo, trên thực tế chỉ đem lại lợi ích cho Trung Quốc và phía Nga, nhưng được “đóng gói trong những ngôn từ đẹp đẽ”.

Không những vậy, Der Spiegel cho rằng: Nga đang mặc cả mua drone tự sát từ Trung Quốc, mà hàng sẽ có thể bắt đầu được cung cấp từ tháng 4/2023.

2. Phát biểu trong bài diễn văn kỷ niệm 1 năm ngày quân Nga xâm lược, tổng thống Ukraina Zelensky cho rằng: “Tất cả những ai chiến đấu cho Ukraina là đang chiến đấu cho tất cả chúng ta. Quân và dân Ukraina là những anh hùng… Số phận của đất nước Ukraina, sự tồn tại của cả dân tộc, đang chỉ nằm ở trong tay các bạn.”

Ông Zelensky cũng lần đầu cho phép công bố điều kiện sống mà ông đã sống trong suốt một năm qua: Một căn buồng nhỏ, một chiếc giường nhỏ cùng với bồn rửa mặt ở ngay trong phòng. Ông đã không được sống cùng gia đình bắt đầu từ ngày nổ ra chiến tranh cho tới nay.

3. Viện Nghiên cứu chiến tranh ISW cho rằng: việc chính quyền Nga im bặt trước ngày kỷ niệm 1 năm cuộc xâm lược là do quân đội Nga đã không thực hiện nổi bất kỳ một mục tiêu nào đề ra trong suốt thời gian qua và từ tháng 7/2022, đã không còn chiếm được bất kỳ một vùng lãnh thổ nào đáng kể.

Người duy nhất vẫn còn lên tiếng cho rằng “ngày chiến thắng của Nga rồi sẽ đến” là cựu tổng thống Nga Medvedev: “Một năm trôi qua từ ngày những người lính của chúng ta mang tới trật tự, hòa bình và công lý tới những vùng đất của chúng ta, bảo vệ người dân của chúng ta và tiêu diệt bọn phát xít mới…”

…còn truyền hình Nga Rossia 1 một lần nữa khẳng định: “kẻ thù của nước Nga chính là Mỹ”

4. Đường tàu hỏa nối giữa Nga và Crimea đã phải ngừng hoạt động, sau khi một đoạn đường ray “biến mất” mà chưa rõ nguyên nhân, từ ảnh chụp tại hiện trường thì cho thấy có thể dường như đã bị cắt đứt bởi du kích Ukraina.

Phía Nga đồng thời công bố việc đóng cửa lại hoàn toàn cầu Kerch để “sửa chữa”, dù mới vừa sửa lại và đưa vào sử dụng cách đây không lâu – nhưng không thông bố vì lý do gì.

Phía Nga được cho là đang gấp rút xây dựng các công trình phòng thủ tại vùng này, lo sợ một cuộc tổng phản công từ phía Ukraina trong thời gian tới:

5. Tại cuộc họp của Hội đồng thường trực OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu), tất cả các đại biểu đã bỏ hết ra ngoài khi phía Nga bắt đầu phát biểu biện minh cho cuộc xâm lược vào Ukraina, cho thấy sự cô lập gần như hoàn toàn của Nga tại khu vực này. Các đại biểu Nga sau đó thậm chí cũng đã không kết thúc bài phát biểu của mình.

6. “Người bạn” duy nhất còn lại của Putin ở châu Âu, thủ tướng Hungaria Viktor Orban đang có kế hoạch tới thăm Kyiv trong thời gian tới. Do ủng hộ Putin, không đồng ý cho phương Tây chuyển vũ khí viện trợ cho Ukraina qua lãnh thổ Hungaria, thậm chí cố tình ngăn cản một số hỗ trợ của EU cho Ukraina, Hungaria cũng đang dần dần đánh mất vị trí tại EU, vậy nên, đây có thể là một động thái để xoa dịu:

7. Giáo hoàng Francis tổ chức cầu nguyện cho Ukraina và hôn cờ nước này trong buổi lễ kỷ niệm một năm cuộc chiến:

Một nhóm các nhà hoạt động người Anh đã đổ sơn ra đường trước cửa tòa đại sứ quán Nga tại London, tạo thành một lá cờ Ukraina khổng lồ nhập dịp kỷ niệm 1 năm:

Trước cửa đại sứ quán Nga ở Berlin, một nhóm người Đức tự bỏ tiền để kéo một chiếc xe tăng Nga bị bắn hỏng và xin được giấy phép để đặt ở đó 2 tuần, nòng súng hướng thẳng vào tòa đại sứ. Hàng ngàn người Đức cũng đã mang hoa và nến tới:

Một cuộc tuần hành kỷ niệm 1 năm cuộc chiến cũng được tổ chức tại Hà Nội bởi đại sứ quán Ukraina và các nhà ngoại giao thuộc nhiều nước.

Tại Đan Mạch, quốc ca Ukraina vang lên trước cổng đại sứ quán Nga:

Ở Ba Lan, còi báo động phòng không được bật trước khu vực đại sứ quán Nga vào buổi sáng bởi người biểu tình:

8. Chiến trường Svatove không có gì thay đổi, quân Nga tổ chức 2 cuộc tấn công nhưng ngay lập tức bị đẩy lùi:

Nguồn Mỹ cũng công nhận:

Tuy quân Nga đang tập trung rất đông tại đây và có số lượng áp đảo, nhưng đa phần là các đơn vị “tổng động viên” hoặc mới được bổ sung lại, nên sức chiến đấu khá kém:

Drone tự sát của Ukraina đánh đúng vào 1 điểm kiểm soát của phía Nga:

Drone Ukraina thả lựu đạn xuống lính Nga:

Xe tăng Nga bốc cháy:

Sau khi phát hiện mạng xã hội Nga công bố “đã bị tiêu diệt”, một người lính bắn tỉa Ukraina lên sóng:

Tình hình tương tự như ở gần Kreminna:

…phía Nga nhiều tuần nay vẫn không chiếm được làng Bilohorivka ở phía nam Kreminna, dù đã thử tấn công nhiều lần:

Xe bọc thép M2 Bradley đã được nhìn thấy ở lần đầu ở gần Kreminna, cho thấy vũ khí hạng nặng của phương Tây đã bắt đầu tới chiến trường:

9. Sau 7 tháng tấn công ác liệt, quân Nga vẫn chưa thể chiếm được Bakhmut, tuy lần nào phía Nga cũng cho rằng: “sắp bao vây được thành phố”:

Phim tổng hợp toàn bộ thời gian chiến sự tại chiến trường này:

Bản đồ từ nguồn Nga cũng cho thấy hầu như không có sự thay đổi trong mấy ngày qua:

Lính Nga lại tiếp tục quay cảnh tuyên truyền giật cờ Ukraina ở Paraskovievka như hồi đầu cuộc chiến:

Phía Nga tuyên bố chiếm thêm được làng Yahidne ở phía bắc, nhưng chính bản đồ Nga cũng cho thấy là cả hai con đường tiếp tế vẫn thuộc quyền kiểm soát của phía Ukraina

Nguồn phương Tây:

Quân Nga tuy có những thành công trên chiến trường này, nhưng tốc độ tiến quân rất chậm trong khi thiệt hại rất lớn về cả người lẫn phương tiện, cũng như phải dồn một số lượng lớn binh lính lớn tới đây. Một số chuyên gia thậm chí cho rằng phía Ukraina đang cố tình hút quân Nga tại thành phố này, cầm chân họ lại, không cố sống cố chết giữ từng tấc đất, mà chủ yếu gây thiệt hại lớn nhất có thể cho phía Nga. Hầu hết đều cho rằng, cái giá phía Nga đang phải trả cho những bước tiến này là quá đắt, trong khi tương lai của cuộc chiến lại phụ thuộc vào khả năng bổ sung lực lượng, vũ khí của cả hai bên.

Quân Ukraina hoàn toàn chưa tổ chức các cuộc phản công để dành lại các vị trí đã mất, mà chờ quân Nga vào rồi câu pháo lên đầu, chiến thuật đó có thể nhìn thấy thông qua số lượng vỏ đạn pháo mà quân Ukraina sử dụng.

Xác lính Nga đầy đồng:

Phía Ukraina có khá nhiều lực lượng dự bị tại chiến trường này mà chưa hề tham chiến:

Khói bốc lên khắp nơi từ thành phố:

Phim chiến trường:

Nga sử dụng bom phốt pho tấn công:

Quân Ukraina vẫn làm chủ hoàn toàn thành phố, khung cảnh từ bên trong:

Phóng viên nước ngoài vẫn đang ở bên trong thành phố:

10. Phía Nga vẫn tiếp tục những cuộc tấn công vô nghĩa vào Vuhledar:

…dù tổn thất cực kỳ lớn:

Một vị trí của lính Nga bị chiếm:

Chiến trường Zaporizhzhia chưa có thay đổi gì:

11. Tổng thống Nga Putin ngày càng hạn chế xuất hiện trước công chúng, hôm nay, ông ta cắt băng khánh thành một con đường từ trong hầm làm việc của mình:

Trung Quốc đang âm thầm ủng hộ Putin, lo sợ việc ông ta bại trận sẽ có thể dẫn tới hiệu ứng domino làm thay đổi toàn bộ trật tự thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hy vọng “tái chiếm Đài Loan”, nên không sớm thì muộn, chính phủ Trung Quốc cũng sẽ tìm cớ để tham gia “cứu vãn tình thế”, ít nhất để Putin có thể rút lui khỏi cuộc chiến “giữ được chút hình ảnh” của mình. Nhưng mặt khác, Trung Quốc cũng rất sợ đòn trừng phạt kinh tế từ phương Tây, bởi đây cũng là yếu điểm chết người của họ, khi hầu hết sự phát triển dựa vào sản xuất và xuất khẩu. Không có đơn đặt hàng, không có việc làm, không có việc làm, sẽ tạo ra những rối ren rất lớn cho đất nước 1,3 tỷ dân này, khi mà miệng ăn núi lở. Lại phải chờ xem diễn biến tình hình trong thời gian tới, mới biết Trung Quốc sẽ làm gì, nhưng như thường lệ, phương Tây và Ukraina sẽ luôn có phương án sẵn sàng.

Viva Ukraina.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. -Xin phép được trích lại vài dòng trong bài viết của bác Phan Châu Thành: “Trong ngày kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina, Ngoại trưởng Trung Quốc đã tới Moscow và từ đây, cùng với phía Nga công bố một “giải pháp hòa bình” gồm 12 điểm cho cuộc chiến ở Ukraina, trong đó nói về “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”, “bảo vệ dân thường”, “từ bỏ tư tưởng chiến trang lạnh để ngừng bắn và đàm phán”, “bãi bỏ những lệnh trừng phạt đơn phương”… nhưng phía Trung Quốc không hề đề cập tới một vấn đề quan trọng nhất: quân Nga phải rút lui ra khỏi lãnh thổ của Ukraina. Như vậy, theo kế hoạch của Trung Quốc, Nga sẽ vẫn chiếm đóng những vùng đang chiếm được, ngoài ra, Ukraina còn phải thành lập một vùng phi quân sự rộng lớn ở phía đông, bao gồm cả thành phố Kharkiv. Phía Nga tuyên bố: “đánh giá cao kế hoạch của Trung Quốc trong việc giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine và sẵn sàng đạt được các mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt” bằng việc công nhận Donetsk, Luhansk, Kherson & Zaporizhzhia – cũng như Crimea là một phần của Nga.””.
    -Có cảm nhận rằng việc Trung Quốc ‘công bố một “giải pháp hòa bình” gồm 12 điểm cho cuộc chiến ở Ukraina’ là áp dụng nội dung tương tự như Mỹ đã đưa ra & đang giữ ‘chính sách mơ hồ chiến lược’ đối với nguyên trạng tại eo biển Đài Loan. Nga rất vui & đồng thuận khi coi như Trung Quốc đã đồng ý ‘công nhận Donetsk, Luhansk, Kherson & Zaporizhzhia – cũng như Crimea là một phần của Nga’ giống như việc từ trước đến nay Trung Quốc đã & luôn xem Đài Loan là 01 tỉnh thuộc Trung Quốc. Và có lẽ khi cộng đồng Quốc tế không đồng ý ‘một “giải pháp hòa bình” gồm 12 điểm cho cuộc chiến ở Ukraina’ do Trung Quốc đưa ra sẽ tạo cớ để Tập Cận Bình cung cấp vũ khí sát thương cho Putin, đồng nhất như việc Mỹ đã cung cấp vũ khí sát thương cho Đài Loan?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây