26-2-2023
Dường như cũng dịp này, những ngày Đông lạnh lẽo của tháng hai cách đây cũng đã 15 năm, tôi có dịp gặp bác Dương Tường tại Lausanne.
Chú Đặng Tiến, em rể của mẹ vợ tôi, từ Pháp, nhờ tôi đón bác Dương Tường tại nhà ga Lausanne. Đi cùng bác là một chị đạo diễn cũng sống tại Thuỵ Sĩ. Tôi dẫn bác và chị đi dạo một vòng phố nhỏ Lausanne. Năm ấy trời thật lạnh. Dáng bác bé nhỏ trong cái áo măng tô dài. Hai tay chắp sau lưng, bác đi dạo cùng chúng tôi.
Trời chiều, giờ làm việc nên đường xá vắng bóng người. Tôi mời bác và chị uống cà phê tại Café des Philosophes. Bác thích thú trước cái tên hay của quán. Chúng tôi nói chuyện đôi chút. Đó là năm, nếu tôi không lầm, bác đi Anh quốc theo lời mời của các tổ chức bên đó. Rồi bác ghé Pháp, chơi với chú Đặng Tiến. Bác có nói về tập sách “Chỉ tại con chích choè”. Bác tặng tôi một CD bác ngâm thơ. Bác cũng nói sơ về tình hình viết lách trong nước, về những biến cố mà bác, có lẽ, không muốn nhắc đến nhiều.
Tôi cũng có nói về các nhà văn Việt Nam, đặc biệt Dương Thu Hương và có nghe nhận xét của bác. Dạo đó, thỉnh thoảng tôi có viết cho Đàn Chim Việt, nhưng toàn về chính trị. Bác gật gù, nghe và nghe… Chuyện chính trị trong xã hội Việt Nam, thế hệ của bác đã quá rõ.
Chị bạn của bác, tôi lại quên tên, nói nhiều về viết lách. Chị ít ngại khi nói về chính trị. Có lẽ vì sống bên ngoài nên ít bị ràng buộc hơn.
Sau đó tôi đưa hai người ghé thăm bố mẹ vợ như lời dặn của chú Đặng Tiến. Trời vừa chập tối, tôi mời bác và chị đạo diễn đi ăn bánh crêpe ở tiệm Crêperie la Chandeleur nổi tiếng. Đến trước cửa tiệm cũng là lúc chuông đồng hồ ngoài phố đổ vang. Bác đọc câu văn của Victor Hugo: “Qui de bonne heure est vieux restera longtemps jeune”.
Bác thích thú trước món bánh crêpe với trứng, rau épinard và pho mát. Lần này bác nói nhiều hơn, cởi mở hơn về chuyện trong nước. Từ “Chuyện kể năm 2000” đến “Nỗi buồn chiến tranh”…, bác nhắc đến những tác phẩm văn học quan trọng tại Việt Nam cũng như hiện tình xã hội.
Tôi còn nhớ, bác lắc đầu, ngao ngán bảo: “Mọi chuyện chỉ kỳ vọng vào thế hệ trẻ thôi!”.
Một câu nói dường như chứa đựng bao tâm tư và nỗi lòng của người cầm bút khi tuổi già chồng chất.
Tôi đưa bác ra nhà ga Lausanne vì đã khuya. Tháng hai lạnh cóng. Bóng dáng nhỏ bé của bác trên từng con đường nhỏ của phố cổ cách đây 15 năm nay hiện về, như mới hôm qua thôi.
Bác về lại Hà Nội. Chúng tôi là “bạn” trên Facebook. Tôi có theo dõi việc dịch thuật của bác qua những ầm ĩ trong vụ Lolita và L’Étranger. Dẫu không đồng tình với bác nhưng việc bác bị chê bai, nhạo báng và chửi rủa bởi những người tự cho rằng có khả năng “cảm nhận” ngôn ngữ, văn chương hơn, vẫn là điều đáng buồn và đáng trách. Nó cũng lột tả bộ mặt thật của xã hội Việt Nam ngày nay: không biết đối thoại và tôn trọng lẫn nhau dẫu bất đồng quan điểm.
Nhiều tác phẩm văn học phương Tây đã được các dịch bởi các tên tuổi lớn tại miền Nam trước 1975. Đó cũng là những bản dịch rất hay chứ không phải đợi đến thế hệ của các dịch giả tại miền Bắc sau này.
Tôi được biết một công trình lớn mà bác bỏ nhiều thời gian để thực hiện đó là dịch bộ sách đồ sộ À la recherche du temps perdu (Tìm lại thời gian đã mất) của Marcel Proust. Một tác phẩm lớn của văn học thế giới mà bác tham gia dịch với nhiều người khác. Tôi có lo vì đó không phải là một tác phẩm dễ dịch và dễ hiểu. Tiếng Pháp lại vô cùng khó khăn, cứ không phải là tiến sĩ, giáo sư là có thể chuyển tải được tất cả vẻ đẹp văn chương của Proust.
Đến giờ, tôi vẫn chưa có dịp đọc bản dịch ấy.
Bác Dương Tường tự học, tự làm, như chính lời bác tâm sự. Suốt cuộc đời với cây bút, qua bao thăng trầm, bể dâu của thời cuộc.
Tôi không bị lôi cuốn bởi thơ của bác và cũng không “cảm” được các tác phẩm bác dịch. Nhưng tôi bị ám ảnh, cảm động và dằn vặt chỉ bởi một câu thơ: “Tôi đứng về phe nước mắt”.
Đó không chỉ đơn thuần là một câu thơ. Đó là một lời ca thống thiết, một bản tuyên ngôn về thân phận con người trong cái xã hội bệnh hoạn và xấu xa ấy. Chỉ mỗi câu thơ đó cũng đủ để lại tên tuổi Dương Tường trong nền văn học Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa.
Thế hệ cầm bút như bác ngày càng mai một. Những nhân chứng sống của một thời mà văn chương và ngòi bút bị xem như kẻ thù của xã hội, của những giấc mơ chuyên chính hoang tưởng, đang lần lượt ra đi.
Mong bác Dương Tường, trên cao, vẫn tiếp tục đứng về “phe nước mắt” vì hơn bao giờ hết, Việt Nam, nước mắt vẫn rơi dài và rơi mãi trong khổ đau.
Chào vĩnh biệt Một Người Hà Nội khả kính giữa hàng triệu sống như chết đi 4 chân giữa thủ đô Hà L..ội cứ mưa bụi n..à triều cường !!!!
**********************
Xin nhắn gởi mong tới các bác chưa dám tự vỗ ngực là văn nô thi nô báo nô bưng bô trong và ngoài Đất Việt Hôm nay…
Mộ huyệt lời di chúc ắt có nhưng chưa đủ
Về phe nước mắt cho Mùa Xuân hay Thu ?
Phu chữ ơi ! Dù ăn nằm ngủ chung với chữ
Tiếng Mẹ Linh thiêng bắt bẻ nội + ngoại thù
Nhà thơ tránh dấn thân chẳng n..à thi sĩ
Thợ chữ ơi ! Chỉ n..àm tình với con chữ sướng cái k..u
Phải tự quên mình đi cho cho Cơ đồ Dân chủ
Thơ văn ngợi ca Tù nhân Lương tâm + Bậc Chân tu
Cổ vũ Người tù Lương tri + vạch mặt thầy cọp sư hổ
Văn vì Xã hội – Thơ chống Bất công chớ chém gió vi vu
Thằng mần thơ tên viết văn Vệ cố lách né Dân quyên Dân chủ
Về phe nước mắt mà đứng thế đi giây chưa thuyết phục thu
Lời cuối di chúc huyệt mồ ắt có nhưng vẫn chưa đủ
Phu chữ ơi ! Dù ăn nằm ngủ chung với chữ
Tiếng Mẹ Linh thiêng bắt bẻ nội + ngoại thù
Như nhà thơ cà-ná-điên họ Nguyen xứ Lá Đỏ
Đất lành chim di Vệ đậu cành Bắc Mỹ …thơ thở hơi Thu !
Nhà thơ trong ngoài Nước sợ dấn thân chẳng n..à thi sĩ
Thợ thơ ơi ! Chỉ n..àm tình với cái chữ sướng con k..u
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT