24-12-2023
Tròn một năm trước, Putin xua quân đội và người dân Nga vào một cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Cho đến nay, dù có nói gì đi nữa, thì ai cũng hiểu cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” chỉ là lời nói dối nhằm che đậy cho cuộc chiến tranh ở Ukraine. Và cho dù biện minh bằng cách nào thì bản chất cuộc chiến tranh của Putin phát động tại Ukraine vẫn rất rõ ràng: một cuộc chiến tranh xâm lược theo đúng luật pháp quốc tế.
Tất nhiên, chuyện chính trị quốc tế vốn phức tạp và không phải lúc nào cũng có một phe chính nghĩa, một phe phi nghĩa. Việt Nam trong một năm qua đã bị đặt vào một thế khó, và ứng xử của Việt Nam đối với năm bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh của Putin chống lại Ukraine có thể giúp Việt Nam “tai qua nạn khỏi” lúc này, nhưng những hệ lụy của nó về sau thì có thể rất lớn. Rõ ràng, bằng cách bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, Việt Nam đã luôn chọn đứng về phe thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi nói về cuộc chiến ở Ukraine. Lập luận cho rằng tuy số phiếu trắng và chống có phần ít hơn nhưng nó đến từ các quốc gia đông dân, chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga) nên đó mới là đại diện cho quan điểm đa số thì lại là một lập luận tự bắn vào chân mình.
Trật tự thế giới mà Việt Nam đang tham gia vào được lấy cảm hứng từ trật tự Westphalia và Hiến chương Liên Hiệp Quốc: theo đó, bất kể giàu, sang, nghèo, hèn, đông dân, ít dân… các quốc gia đều có quyền bình đẳng ngang nhau. Nếu chỉ vì cuộc chiến này, hay vì tình yêu mù quáng nào đó với quá khứ của Liên Xô, hay sự sùng bái với Putin, mà ta chấp nhận rằng nước nào càng đông dân thì càng có chính nghĩa, thì cần nhớ rằng Việt Nam không phải là quốc gia đông dân nhất, và càng đang sống kế bên một quốc gia đông dân nhất thế giới, ngày đêm tranh cãi với chúng ta. Không chấp nhận một trật tự thế giới hiện đang có, mà cũng không mạnh dạn đạp đổ nó, thì rất có thể trong tương lai, những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta.
Đã không đứng về phe đa số, vậy Việt Nam có thực sự chọn chính nghĩa không? Điều quan trọng cần phải định nghĩa “chính nghĩa” ở đây là gì. Nếu chính nghĩa là các bên kiềm chế, hạn chế xung đột, hòa bình, tuân thủ pháp luật quốc tế như đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc từng tuyên bố, vậy chúng ta giải thích thế nào với các phiếu trắng (tôi không ý kiến gì, không có quan điểm gì?) với các nghị quyết của Đại Hội Đồng? Tất nhiên, sẽ có người nói rằng các nghị quyết kia thường bị thiên lệch sang phe phương Tây, chẳng hạn như nghị quyết ngày 2/3/2022 lên án gay gắt Nga và cho rằng hai xứ tự trị mà Nga công nhận là bất hợp pháp là hơi gây tranh cãi, hay nghị quyết ngày 7/4/2022 (nghị quyết duy nhất Việt Nam bỏ phiếu chống) đòi loại bỏ Nga ra khỏi HĐ Nhân quyền là quá đáng, hay thậm chí nghị quyết ngày 12/10/2022 lên án các cuộc bỏ phiếu ở bốn vùng thuộc Ukraine bị Nga sát nhập là chưa thỏa đáng. Nhưng Việt Nam giải thích thế nào với việc tiếp tục bỏ phiếu trắng với nghị quyết ngày hôm nay mà Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua?
Nếu bạn vẫn nghĩ rằng chắc có lý do gì đó quá đáng, thì hãy cùng xem một số điểm có thể gây tranh cãi của nghị quyết mà Việt Nam cho rằng quá tranh cãi và không có ý kiến:
– Lên án các hậu nhân quyền và nhân đạo của cuộc chiến của Nga tại Ukraine, bao gồm các cuộc tấn công vào các hạ tầng dân sự trên khắp cõi Ukraine (không nói rõ ai tấn công các hạ tầng này) >>> Điều này có phải lẽ phải không?
– Nhắc lại yêu cầu rằng Nga phải rút quân ngay lập tức, toàn bộ, và vô điều kiện khỏi lãnh thổ được quốc tế công nhận của Ukraine, và kêu gọi chấm dứt xung đột >>> Điều này có gì trái với các nguyên tắc mà Việt Nam vẫn theo đuổi? Có phải là lẽ phải không?
– Yêu cầu các bên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế bao gồm việc đối xử tốt với tù bình chiến tranh và chấm dứt tấn công vào các cơ sở dân sự của Ukraine >>> có gì gây tranh cãi? Có khó để có ý kiến không?
– Nhấn mạnh yêu cầu phải quy trách nhiệm cho các tội ác nghiêm trọng đã xảy ra trong lãnh thổ Ukraine và đảm bảo việc xét xử công bằng (mà không nói là do Nga hay Ukraine gây ra, tức là ai gây ra tội ác đều phải bị xử lý) >>> đây nếu không phải lẽ phải thì là gì?
Không chống, không ủng hộ, thậm chí không đề xuất sửa đổi nếu thấy có gì lăn tăn, Việt Nam đơn giản bỏ phiếu trắng và nói rằng tôi không can dự. Rốt cuộc thì làm sao mà sự đi dây này lại là “đứng về chính nghĩa”? Mình trộm nghĩ, nếu có ai đó yêu cầu chúng ta vẽ lại bản đồ thế giới một cách chính thức, thì chúng ta sẽ vẽ Ukraine như thế nào? Đó là những câu hỏi mà mình hy vọng Việt Nam đã có câu trả lời, chứ không phải để lơ cho nó qua.
Nhớ lại sự gay gắt của Việt Nam khi lên án cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq (và mình ủng hộ sự gay gắt đó) ngay cả khi Bush nói rằng ai không theo họ là chống lại họ, mình hiểu rằng Việt Nam thực sự đã không chọn chính nghĩa như đang nói, mà đơn giản là đang chọn đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Chúng ta đang chọn nói thật lòng mình với những quốc gia quá quen với sự chỉ trích vì biết rằng sự trả đũa có thể không có, và chọn ve vuốt tránh né khi phải đối xử với những tên côn đồ và tiểu nhân như Putin. Vậy thì lựa chọn đã rõ. Chúng ta không chọn chính nghĩa, chúng ta cũng chẳng chọn theo số đông. Chúng ta đang chọn yên thân.
Hy vọng rằng chúng ta không phải rơi vào tình huống mà đến lượt chúng ta lên án sự yên thân của kẻ khác. Và hy vọng rằng khi nhìn thấy sự phản ứng khác nhau của Việt Nam với những đối tượng khác nhau trong cùng một hành vi, mọi người hiểu ai mới thật sự là côn đồ.
Even to be vetoed by Russia and China, UN SHOULD HAVE a RESOLUTION VOTE to KICK-OUT Putin Russia from UN Assembly.
Như vậy Putin SE rất nhục nhã bẽ bàng trước toàn thế giới
Peace Loving People tn the World ARE PRAYING for this RESOLUTION !
“Chiến dịch quân sự đặc biệt” chỉ là trò chơi chữ nghĩa, thay cho chiến tranh xâm lược
nhằm đánh lừa dư luận mà CS. vốn là “ma giáo” nhất ở lãnh vực này !
Nó cũng giống như cái gọi là “chiến tranh giải phóng miền Nam” trước 1975, thay cho
tham vọng “cộng sản hoá cả nước” của CS.Hà Nội. “Giải phóng” ở đây hoàn toàn không
có nghĩa là đem lại “tự do” mà là “giải phóng miền Nam ra khỏi chủ nghĩa tư bản” nên
rất nhiều đồng bào hai miền, xin lỗi bị đánh “thuốc mê” mà lao vào lửa đạn để xây lên
chế độ CS.độc tài toàn trị này ?
Việc VC. không dám lên án Nga xâm lược hay đòi Nga rút quân về theo nghị quyết của
LHQ.là hợp “logic” của … nhà lước lông công binh CHVNXHCN. !
Tiếc quá! Bài trước của Lê Nguyễn Duy Hậu khách quan, khoa học & nhân văn bao nhiêu, bài này lại quay ngược 180o. Hint: Lê Nguyễn Duy Hậu nên đọc những gì mình viết ra . Cái tật trí thức nhà mềnh, nhổ đấy rùi liếm đấy hổng nên truyền lại cho con cháu . Hy vọng tới Lê Nguyễn Vô Hậu là tiệt nòi, lộn, chấm dứt
“theo đó, bất kể giàu, sang, nghèo, hèn, đông dân, ít dân… các quốc gia đều có quyền bình đẳng ngang nhau”
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn xem đây là chủ nghĩa tốc kê nít (tokenism) thuộc tư duy thổ tả, và vì vậy, ông ta ghét cay ghét đắng . Chính vì vậy, không dưới 1 lần, ổng tự thú nhận đã loại thẳng tay applications nghiên cứu sinh nếu người đó là Trung Quốc . Thực tế thì cái “quyền bình đẳng ngang nhau” chỉ là 1 thứ duy ý chí, sự áp đặt just fo the sake of varieties, mà bỏ qua những yếu tố tự nhiên khách . Có nghĩa lập luận cho rằng phiếu chống chiếm 1 phần (rất) đáng kể của nhân loại khá vững chãi, nếu không nói là vững chãi nhất . Vì nếu không, ta phải chọn tyranny of minority, sự đô hộ của thiểu số . Cái này có dân chủ không, mỗi người tự rút ra kết luận riêng .
“ngày đêm tranh cãi với chúng ta. Không chấp nhận một trật tự thế giới hiện đang có, mà cũng không mạnh dạn đạp đổ nó, thì rất có thể trong tương lai, những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta”
Hoàn toàn không có cơ sở . Tại sao Ta đã có thể biến hiểm họa đen của phong kiến thành thời cơ vàng cho chính mình ? Câu trả lời, chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh . Những gì chúng ta/tụi bay đã làm không chống lại chúng ta hôm nay thì khả năng những gì Ta đang làm sẽ chống lại chúng ta là bao nhiêu ? Bài trước đã chứng minh chính nghĩa của quá khứ, và để lấy 1 cái móc thèo đảnh để mắc sự ủng hộ U Cà, đám thoái hóa 1 lần nữa lại chính nghĩa hóa quá khứ, 1 thứ ăn mày quá khứ . Then, lập luận “những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta” hoàn toàn không có cơ sở .
“Việt Nam có thực sự chọn chính nghĩa không?”
Có . Nếu quá khứ đã trở thành chính nghĩa, trí thức Việt đang dùng báo chí nước ngoài như nhà xí đã làm cho Nam Hàn phải nghĩ lại về hành động giúp Ngụy ngày xưa, và Lê Nguyễn Duy Hậu ủng hộ chuyện này . Đấy, chính nghĩa đấy là đâu nữa . Chính nghĩa, chân lý hay sự thật … rõ ràng ở Việt Nam là những gì được thiểu số to mồm tin là như thế . Nếu đã chọn tin vào cái chính nghĩa của quá khứ, then, you should be OK với lá phiếu chính nghĩa & sự thật của chính quyền (rất) xứng đáng với mình .
1 câu hỏi rất hay “nếu có ai đó yêu cầu chúng ta vẽ lại bản đồ thế giới một cách chính thức, thì chúng ta sẽ vẽ Ukraine như thế nào?”
2 hào của tớ . Như Phạm Đoan Trang mê Beatles, tớ sẽ lấy cảm hứng từ bài “Imagine” của John Lennon “Imagine no countries”, tớ sẽ xóa sạch đường biên giới giữa Nga & Ukraine, trả Ukraine về lại cố quận. Là 1 người vẫn đam mê 2 chữ “thống nhứt”, tớ cũng sẽ xóa lun đường biên giới giữa nhà & quê hương . No hell below us, above us only China. Nothing to fight or die for. You may say im a dreamer, but im not the only one. Hope someday you’ll join us, & the world will be as one.
Một giấc mơ khá đẹp đấy chớ
Chỉ cần học tư tưởng Hồ Chí Minh
Việt Nam tuyên bố không chọn phe, chỉ chọn chính nghĩa và lẽ phải.
Vậy khi bỏ phiếu trắng, họ đã bị mù màu chăng ?
Ngày 23.02.2023 141/193 quốc gia đã bỏ phiếu đồng thuận Nghị Quyết của Liên hiệp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine và yêu cầu Nga rút toàn bộ quân đội khỏi lãnh thổ Ukraine.
32 quốc gia đã bỏ phiếu trắng trong đó có Việt Nam. Duy chỉ có 6 nước Belarus, Bắc Hàn, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syrien công khai ủng hộ Nga nên đã bỏ phiếu chống lại Nghị quyết của LHQ.
Trong cuộc phỏng vấn tại New York, bà Baerbock, bộ trưởng bộ Ngoại giao Đức đã nói, rằng thế giới thông cảm với những nước bỏ phiếu trắng về vụ Nga xâm lược Ukraine. Những nước đó họ không muốn mất lòng Nga, và mặt khác, họ cũng không ủng hộ cuộc xâm lăng của Nga. Thực ra họ bị Nga áp lực vì quan hệ kinh tế, chính trị, thương mại, lịch sử với Nga.
Bà Baerbock cho rằng, nước nào bỏ phiếu trắng vụ Nga-Ukraine đồng nghĩa là họ ủng hộ Nghị quyết của Liên Hiệp quốc, có điều họ không dám công khai chống Nga như 141 quôc gia đã bỏ phiếu. Ngay cả Trung quốc và Iran đồng minh của Putin cũng không dám bỏ phiếu chống lại Nghị Quyết LHQ.
Như vậy Putin rất nhục nhã bẽ bàng trước toàn thế giới, cho dù Nga có uốn lưỡi đổ tội Nazi hay giải phóng gì đi chăng nữa. Mặt nạ của Putin giờ đã rơi xuống. Đánh Ukraine cả năm trời còn không xong, thế mà vẫn già mồm hù thiên hạ.
Với cuộc xâm lăng vô nghĩa này, quân đội Nga ngày càng kiệt quệ trước ý chí của dân quân Ukraine. Ngày tàn của Putin sẽ không xa.