14-2-2023
Mấy ngày qua, bỗng nhiên tên tuổi của thi sĩ Vũ Hoàng Chương trở thành một trong những sự kiện “hot” nhất trên mạng xã hội. Những người yêu văn học cảm thấy vui và tự hào khi tên tuổi nhà thơ được ghi nhận trong danh sách những người được đề cử giải Nobel văn học năm 1972. Đó lại là thông tin chính thức trên tờ báo Tuổi Trẻ!Bên cạnh đó, không ít giọt nước mắt đã nhỏ xuống khi trang Facebook Mạnh Kim và nhiều phương tiện truyền thông khác đăng lại bài viết của nhà văn Mai Thảo kể về những ngày tháng cuối đời của ông, những ngày tháng tăm tối và bất hạnh nhất!
Thời khoảng đó, không chỉ riêng ông, mà nhiều văn nghệ sĩ khác: Doãn Quốc Sỹ, Trần Dạ Từ, Trần Thy Nhã Ca, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh… đều trải qua những số phận khắc nghiệt nhất. Nhưng họ còn đủ sức chịu đựng, chí ít cũng vài năm như Hồ Hữu Tường hay Nguyễn Mạnh Côn, còn ông, sức khỏe suy kiệt, ông đã đầu hàng chỉ sau 5 tháng tù đày!
Bài viết của Mai Thảo gợi lên cho mỗi chúng ta những cảm xúc khác nhau, song có lẽ cảm nghĩ chung là sự thương cảm mênh mang, là nỗi tiếc nhớ một tài hoa đã mất đi khi còn có thể đóng góp nhiều cho xã hội.
Còn nhớ sau cuộc di cư vĩ đại vào những năm 1954-1955, trong số gần một triệu đồng bào miền Bắc vào Nam, có nhiều văn nghệ sĩ: Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Bằng, Vũ Khắc Khoan… Chỉ sau mấy năm, họ tạo nên một dòng văn học mới lạ, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các tầng lớp sinh viên – học sinh và giới trí thức miền Nam. Tạp chí Sáng Tạo là một tiêu biểu cho nỗ lực khai phá của họ.
Không những thế, những nhà văn, nhà thơ đó đã gián tiếp gầy dựng nên một phong trào văn nghệ học sinh trong sáng và đầy nhiệt huyết mà kẻ viết bài này vì lòng yêu mến họ, cũng tập tễnh làm thơ từ năm mới 14 tuổi.
Riêng với Vũ Hoàng Chương, năm 1959 là thời điểm “huy hoàng” bậc nhất của ông. Ông được trao giải Văn học nghệ thuật toàn quốc với tập thơ Hoa Đăng và được cử đi dự Hội nghị thơ ca quốc tế tổ chức tại Bỉ. Tại đây, sự tình cờ đưa đẩy, ông quen với nữ sĩ người Bỉ Simone Kuhnen de La Cœuillerie (1905-1993) và tình bạn của họ kéo dài đến những năm 1960. Năm 1960, ông xuất bản tập thơ Cảm Thông được giáo sư Anh ngữ Nguyễn Khang dịch ra tiếng Pháp là Communion, gồm một số bài ông sáng tác sau chuyến đi Bỉ và những bài khác. Bà Simone cũng dịch ra tiếng Pháp một số sáng tác của ông.
Năm 1963, nhà văn Nhất Linh chọn cái chết để bày tỏ chính kiến chống lại chính quyền đương thời miền Nam, còn Vũ Hoàng Chương thì sáng tác và xuất bản tập thơ mỏng Lửa Từ Bỉ, cổ xúy và ca ngợi phong trào đấu tranh của các nhà sư và Phật tử chống lại chính sách tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Trong đời sống văn học-nghệ thuật tại miền Nam những năm 1960, Trung tâm văn bút Việt Nam (Pen Club Vietnam), thành viên của Trung tâm văn bút quốc tế (PEN International) là ngọn cờ đầu, trong đó Nhất Linh và Vũ Hoàng Chương là hai cây đại thụ nhận được sự kính trọng và yêu mến của các văn nghệ sĩ khác. Điều này thể hiện qua các bài tường thuật của tạp chí Bách Khoa về các buổi sinh hoạt của tổ chức này.
Năm 1972, một lần nữa Vũ Hoàng Chương được trao tặng giải thưởng văn chương của Tổng thống VNCH. Về điều này, có một giai thoại không biết thật đến mức nào. Nhiều người kể rằng lúc đó ông nghèo lắm. Theo điều lệ của việc xét cấp giải thưởng, thành viên hội đồng chấm giải không được dự thưởng, mà ông lại thường xuyên là Trưởng ban xét chấm giải bộ môn thơ. Mọi người cho rằng tiếp tục duy trì hiện trạng là một thiệt thòi lớn cho ông. Vì thế trong năm 1972 đó, ông “bị loại” khỏi vai trò thành viên của Hội đồng xét duyệt giải thưởng Tổng thống VNCH, để được Hội đồng xét trao giải thưởng văn học xứng đáng với những đóng góp của ông.
Giai thoại này không rõ thực hư ra sao, xin chất chính nhà phê bình văn học Đặng Tiến (Tien Dang), người đang sở hữu một “bảo vật” do thi sĩ Vũ Hoàng Chương trao tặng, đó là bản dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu do thi sĩ thực hiện và chính tay chép tặng anh.
Song điều mình nhớ khá rõ là trị giá giải thưởng văn chương toàn quốc của Tổng thống VNCH lúc đó lên đến 1 triệu đồng, mà thời giá một lượng vàng chưa đến 30.000 đồng!
Năm 1976, những gì xảy đến cho cuộc đời thi sĩ Vũ Hoàng Chương, ai đọc bài viết của nhà văn Mai Thảo đều biết rõ. Song sau ngày ông mất, có sự loan truyền là lúc bị giam ở khám Chí Hòa, ông có làm một số thơ, trong đó có hai câu: Bao nhiêu nước chảy qua cầu nữa, Cũng chẳng làm phai một tấm son… Tất nhiên, đây cũng chỉ là tin truyền miệng, vậy lại một lần nữa xin chất chính anh Đặng Tiến và những người am hiểu khác.
Vào những năm cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, đối với thi sĩ Vũ Hoàng Chương, mình là kẻ hậu sinh một lòng yêu kính. Chẳng những thế, năm 1963, chàng trai trẻ 19 tuổi còn bạo gan gửi mấy bài thơ (với bút danh Hoàng Điệp) cho mục Thơ và Thi nhân do ông phụ trách trên nhật báo Tự Do của Phạm Việt Tuyền. Thơ được ông chọn đăng 2 bài với những lời khích lệ chí tình. Đó là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong thời tuổi trẻ. Sau đúng 60 năm (1963-2023), bài thơ và những lời bình của ông vẫn còn được gìn giữ với lòng trân quý, xin được đăng lên ở đây như một nén hương lòng tưởng nhớ ông, một tài hoa bậc nhất trong hàng trăm ngàn cuộc đời bất hạnh trên đất nước này.
“bài viết của nhà văn Mai Thảo kể về những ngày tháng cuối đời của ông”. “Ông” là một đại từ chỉ định. Ý tác giả muốn chỉ định Mai Thảo hay Vũ Thành Chương?
Thôi hết rồi GÁC MÂY, Phú Nhuận ảo mộng Lửa Từ bi ! Giờ chỉ còn GÁC BÚT giữa đêm Vĩnh biệt Sài Gòn !!!
*********************************************
https://www.youtube.com/watch?v=tWjvIo7-P5g
Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương | Phần 1 | tác giả Giáo Sư Lê Đình Thông | Paris Trà Đàm Official
Thi bá rời Gác Bút đêm Sài Gòn
Tinh cầu vào quỹ đạo epsilon
Hà Nội ơi ! Sài Gòn hỡi ! Vĩnh biệt !
Tâm thơ luân hồi vẫn thế trường tồn
Quỷ đỏ Mao + Hồ cười đêm trắng
Bất khuất Hồn thơ giữa Lòng Sài Gòn
Giờ tường tai gắn quanh đầy cú vọ
Láng giềng dạ Ai vẫn xanh non ?
Hàng xóm sọ vừa tự nhuộm đỏ ?
Nội chiến Hai vừa dứt chắc vẫn còn
Âm ỉ cháy ngầm hận thù huynh đệ
Thi sĩ vừa Vĩnh biệt nửa đêm Sài Gòn
Tâm bút họa thơ không tàn vạn kiếp
Lửa Thiêng bùng cháy như Hỏa sơn
Hải đăng ngoài khơi Biển Đông ngời sáng
Xóa tan mù mịt trùng dương oán hờn
https://www.youtube.com/watch?v=mL94lTvA68c
Hoàng Hạc Lâu (Lời thơ: Vũ Hoàng Chương & Nhạc: Cung Tiến)
– Nguyễn Thành Vân & Việt Hùng (piano)
Thi bá tạm biệt Sài Gòn từ Gác Bút
Bay vút Chim Câu Trắng đỉnh Giang Sơn
Đền Hùng bao dung đón chào đoàn tụ
Kiếp nhân gian say tĩnh bao cung đàn
Nhà thơ ngây thơ thơ ngây chính ch..ị
Gác Mây, Phú Nhuận lầm luận bàn
Nằm vùng núp ma Hồ + Mao quỷ đỏ
Lửa thiêu thân giật sập cả Miền Nam
Bao giờ giải mật tuyệt tác tuyệt ác
Sự Thật giải fóng fỏng d..ái Sài Gòn:
Từ ấy sống dở cũng như chết thật !
Tháng Tư Đen từ đấy phủ tối Sài Gòn
Như Hiệp định Genève bao trùm Hà Nội
Bao giờ thoát đại Hồng Thủy, Nước Non ???
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Nguyện cầu
Vũ Hoàng Chương -Rừng phong (1954)
Ta còn để lại gì không?
Kìa non đã lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ, dù sạch đừng vương gót này
Ðể ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời
Nói chi thua được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu
Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi
Ðêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian
Một phen đã nín cung đàn
Nghĩ chi còn mất, hơi tàn thanh âm.
Vũ Hoàng Chương -Rừng phong (1954)
https://www.youtube.com/watch?v=ghADqa2rBLM
Đinh Quang Anh Thái | Thơ truyện Vũ Hoàng Chương
https://www.youtube.com/watch?v=PhG-mawLe0Q
Tiểu sử VŨ HOÀNG CHƯƠNG Đệ nhất thi sĩ miền Nam Lạc loài trong cõi nhân sinh
Tinh cầu vào quỹ đạo epsilon
=========>>>
Tinh cầu vào Vũ trụ cuối Hư không
Để trả lời “Cứ thử tưởng tượng những năm 60, 70 là Thanh Tâm Tuyền & Tô Thùy Yên thì bây giờ Ngụy mà còn, những thứ như Thái Hạo chỉ có vợ bác khen, ở đó mà được giải thưởng về thơ”, một người được xem là khách quan & khoa học đã viết “NCM 09/03/2022 at 11:40 pm
Bây giờ Ngụy mà còn…? Thử xem lại cái “Ngụy” ấy đã làm được những gì, đã có những tác phẩm gì …vang danh nơi xứ người ??? Chứ đừng nói tới “vang danh năm châu bốn bể” !!!Ngưng “tự sướng” đi cái, được không ???”
Nó ê cô lại “Phong Lê và Hoàng Trung Thông có cuốn “Văn học Việt Nam Chống Mỹ, Cứu Nước”, và trong sách, hai vị này gọi Mĩ là “tên sen đầm quốc tế”, là “tên đầu sỏ chủ nghĩa thực dân mới”. Phạm Văn Sỹ thì đánh giá rằng nền văn học miền Nam là thứ “văn chương chống Cộng là thứ văn-chương xảo trá đê hèn nhất của Mỹ – Ngụy ở miền Nam”. Lữ Phương trong “Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc Mĩ tại miền Nam Việt Nam” gọi các nhà văn hóa và văn-nghệ sĩ miền Nam là “đội quân văn-hóa phản động”, là “tay sai của đế quốc Mỹ”
Nhờ dẹp sạch nền văn hóa này, các bác mới có được Thái Hạo & những thành quả văn hóa/học của ngày hôm nay, kể cả nền văn hóa cách mạng, văn học chống Mỹ .
Đổi Mới rùi, dân Xã hội chủ nghĩa trở thành vô ơn quá . Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây . Chỉ nói thế này, đoạn trích trên, có người đã được giải thưởng Phan Chu Trinh về văn hóa rùi đấy
“Năm 1963, nhà văn Nhất Linh chọn cái chết để bày tỏ chính kiến chống lại chính quyền đương thời miền Nam, còn Vũ Hoàng Chương thì sáng tác và xuất bản tập thơ mỏng Lửa Từ Bỉ, cổ xúy và ca ngợi phong trào đấu tranh của các nhà sư và Phật tử chống lại chính sách tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.”
Nhất Linh quyên sinh là sự dại dột, người ta chưa xử ông mà ông đã tự kết liễu và không có cơ hội tự bào chữa, cái gi cũng phải cần có thời gian chứ không phải chỉ trong nhày một ngày hai, ông đã cho cái tôi của ông lớn nhất thời đó hay sao, nó cũng giống như bút danh của ông.
Chuyện chánh quyền của Ngô Đình Diệm có đàn áp hay không thì chúng ta đã có câu trả lời, ngay cả phái đoàn được LHQ gởi tới đã kết luận là không có đàn áp, và trong thành phần đó không có ai thuộc Thiên Chúa Giáo mà là Phật Giáo và Hồi Giáo. Việc luật treo cờ đưa ra là chỉ treo trong khuân viên thánh thất và cờ tôn giáo không được phép treo cai hơn cờ quốc gia. Sau này, đứa con nít cũng biết là một số đông sư sãi bị việt cộng giựt dây, ngờ đâu thành phần trí thức cũng mù, nhà thơ chết trong tù cộng sản và lúc lâm chung ông đã xét lại mình trước khi lìa đời.
Đám trí thức đang làm người nhưng hè nhau xung phong làm chó, Lý Chánh Trung, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Bá Cần, Lê Văn Nuôi và hàng trăm trí thức học hàm học vị đầy mình nhưng vẫn không giỏi hơn đám thất phu ba đời bần cố nông. Sau này khi Miền Nam bị lũ quỷ dữ cai trị thì đám trở cờ này phải chịu phần lớn trách nhiệm, sư sãi bây giờ thế nào, Phật Giáo bây giờ ra sao thì cũng là quả báo mà thôi. Làm người tự do thì éo muốn, lại muốn làm chó và bị sỉ nhục.
Đồng ý với anh. Nhất Linh tự sát phần nào cũng vì không còn được độc giả xem trọng (tiểu thuyết Xóm Cầu Mới là một ví dụ không vui, ngay bây giờ cũng không ai nhắc tới). ông Diệm không có ý bỏ tù Nhất Linh, vì kẻ ám sát hụt chính thân ông cũng chết già ở miền Nam. Chính Trần Bạch Đằng cũng đành ỡm ờ chi tiết này. Còn chuyện Vũ Hoàng Chương được Lm Thanh Lãng, khi đó là CT Văn bút (PEN Việt Nam) đề cử báo đăng đầy ra, có gì lạ đâu. Kể cũng lạ, là Lm mà không nề hà tiến cử một người ca ngợi TT Thích Quảng Đức hết lòng…
Xin lỗi: bản thân ông
Thật ra, NL. tự sát vì ông bị bệnh trầm cảm sau những thất bại
về chính trị và văn chương mà chánh án chỉ muốn ông ra toà để
đối chất với những kẻ chủ mưu đổ tội cho ông.
Việc TL.giới thiệu VHC. cho giải Nobel chỉ là làm với tư cách chủ
tich Hội Văn Bút. Còn chuyện ca ngợi TQĐ. chỉ là phản ứng theo
những gì ông VHC. thấy ở bề ngoài vì không biết rõ cái kế hoạch
lật đổ TT.Diệm ở hậu trường chính trị lúc đó.