12-2-2023
Đọc thấy trên trang facebook của một bạn viết như thế này: “Một bạn chia sẻ, ‘Cứ mỗi lần ra Bắc là thấy ấm ức thay cho người miền Tây, dù mình không phải là người dân nơi đây. Một vùng trọng điểm xuất khẩu nông thủy sản lớn nhất nước mà đường xá không bằng phân nửa của một tỉnh phía Bắc. Mình đi ra Bắc thấy đường xá ngon lành, rộng dư thừa, trong khi miền Nam thì quá tệ, trong khi kinh tế Miền Nam lao động sản xuất khó nhọc đóng thuế nuôi bộ máy công chức công quyền bộ ngành miền Bắc ăn trắng mặc trơn. Thật bất công! Vì sự bất công này mà ĐBSCL trở nên tụt hậu lam lũ và bị chê là có trình độ văn hóa thấp nhất, trở thành vùng trũng về kinh tế giáo dục y tế. Miền Tây đã bị lãng quên hơn một thập kỷ nay. Thương người miền Tây!“
Sự bất công vùng miền là một thực tế mà không ai dám nói ra. Như Sài Gòn làm ra tiền nhiều nhất nhưng phải đóng thuế tới 82%, nhiều nhất nước (Hà Nội đứng thứ nhì 65%), nên không còn lại được bao nhiêu để xây dựng cơ sở hạ tầng. Cứ nhìn giữa Hà Nội và Sài Gòn là biết, hầu hết những công trình lớn đẹp của Hà Nội là do nhà nước đầu tư, còn ở Sài Gòn hầu hết những tòa nhà lớn, buiding đẹp đẽ là từ các công ty nước ngoài, công ty tư nhân, chứ bản thân Sài Gòn mấy mươi năm nay rồi một cái quảng trường cũng không có, một cái sân bóng đá quốc tế không có.
Thôi thì thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN, được đầu tư nhiều nhất cũng phải thôi. Nhưng có những cái không hợp lý lắm như khi đại dịch xảy ra, trong khi Hà Nội dịch nhẹ thì được chích vaccine loại tốt, chích nhiều, chích sớm hơn Sài Gòn bị dịch nặng, mặc dù Sài Gòn đóng góp vào quỹ vaccine nhiều nhất; còn nữa, khi dịch xảy ra mới thấy hệ thống y tế ở cái thành phố làm ra tiền nhiều nhất mà thiếu thốn đủ thứ. Và có thể nói những điều đó cũng góp thêm nguyên nhân khiến nhiều người dân Sài Gòn chết oan ức trong mùa dịch, bên cạnh những chính sách chống dịch chủ quan, duy ý chí, ngu dốt, sai lầm của nhà nước.
Trở lại khu vực miền Tây làm ra lúa gạo xuất khẩu nuôi cả nước mà không được đầu tư gì, nên biết bao người phải bỏ xứ mà đi, lên thành phố làm công nhân, làm đủ thứ nghề hoặc như con gái thì đi lấy chồng Đài, chồng Hàn… Cả nước chỉ có 16/63 tỉnh thành có đóng góp về Trung Ương từ nguồn thu của mình. Một số tỉnh không đóng đồng nào, thậm chí bị xếp vào diện nghèo nhưng lại thường xuyên “đẻ” ra nhiều dự án để “vòi” tiền như xây tượng đài, xây phi trường, mà thực sự thì trong một quốc gia còn nghèo có quá nhiều phi trường để làm gì, ở những tỉnh nhỏ số lượng hành khách đi máy bay có đủ bù lỗ cho kinh khí vận hành một phi trường hàng năm không, trong khi ngành đường sắt quan trọng hơn, rẻ hơn thì lại không đầu tư, mãi đến bây giờ vẫn là loại đường sắt khổ nhỏ 1m đã xây từ thời Pháp thuộc?
Chưa kể, một vài tỉnh nói là nghèo nhưng dân đâu có nghèo? Ví dụ: “Tỉnh nghèo Nghệ An thuộc tốp sở hữu xe hơi nhiều nhất Việt Nam” (VOA), “Nghệ An – Hà Tĩnh là tỉnh nghèo lại mua nhiều ôtô” (Lao Động)… Nếu đi ra một số tỉnh miền Trung phía Bắc, miền Bắc thì thấy hạ tầng cơ sở, đường xá được xây dựng ngon lành gấp bao nhiêu so với miền Tây…
Còn trong chuyện đi du học, đi tu nghiệp ngắn hạn, dài hạn ở nước ngoài thông qua con đường nhà nước thì luôn luôn lọt vào Hà Nội và miền Bắc! Cho nên Tiến sĩ, Thạc sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư ngoài Bắc đầy, còn dân miền Tây bao nhiêu phần trăm tốt nghiệp được đại học?
Gần nửa thế kỷ rồi nhưng có những thực tế phũ phàng vẫn còn. Đó là sự bất công, bất bình đẳng giữa hai miền. Và sự hằn thù, thù hận đối với chính thể Việt Nam Cộng hòa, với lá cờ vàng, không chỉ từ đảng và nhà nước cộng sản mà ngay cả đám hậu sinh, sinh sau đẻ muộn không dính dáng gì tới cuộc chiến tranh Việt Nam cũng vậy. Từ câu chuyện buổi biểu diễn của ca sĩ Khánh Ly bị dẹp vì có bài hát “Gia tài của mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những câu, những cụm từ “hai mươi năm nội chiến từng ngày” hay “một lũ lai căng, một lũ bội tình”; cái miếu thờ “Người ở lại Charlie” – Trung tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng cứ điểm Sạc Ly, tử trận ngày 12.4.1972, vừa bị ai đó đập phá tan nát, cho tới việc ca sĩ trẻ người Úc gốc Việt, Hanni Phạm bị tẩy chay vì cha mẹ gốc Việt Nam Cộng Hòa… chỉ là vài ví dụ gần đây nhất. Và nếu vào đọc những comment của cái đám dư luận viên cho tới đám trẻ bị “nhồi sọ” này bên dưới những trang được lập ra để “phong sát” cô ca sĩ này, bạn sẽ rùng mình vì những từ ngữ đầy hận thù của họ.
Nhìn lại, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995 – 20 năm sau khi cuộc chiến tranh kết thúc.
Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1991 – 12 năm sau cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979, nhưng trên thực tế xung đột, đụng độ vẫn tiếp tục cho tới năm 1988 cũng là năm Trung Cộng chiếm Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nghĩa là chỉ có 3 năm mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã nhanh chóng “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” với đảng và nhà nước cộng sản Trung Quốc rồi.
Trong khi đó với chính những người cùng dòng máu tổ tiên, cùng chung lãnh thổ thì gần nửa thế kỷ rồi vẫn sùng sục căm thù, vẫn có những chính sách phân biệt Bắc-Nam. Tại sao vậy?
Có một so sánh dễ hiểu, trong đời thường, nếu bạn mất một việc làm, nếu bạn chia tay hay bị ai đó chia tay, bạn sẽ nhanh chóng quên đi và trở lại trạng thái tâm lý bình thường, hay xử sự bình thường, nếu bạn có một công việc mới tốt hơn, nếu bạn có được một người mới tốt hơn người cũ về nhiều mặt. Nếu hiện tại tốt đẹp hơn quá khứ thì quá khứ sẽ dễ dàng được quên đi, nhưng nếu hiện tại tồi tệ hơn thì quá khứ sẽ khó quên-hoặc tiếc nuối, hoặc thù hận. Và tôi không thấy có cách lý giải nào khác hơn.
Đối với những người miền Nam, tại sao gần nửa thế kỷ họ vẫn nhớ tới giai đoạn 1954-1975 là vì giai đoạn đó về nhiều mặt vẫn tốt đẹp hơn. Còn đối với đảng và nhà nước cộng sản, dù chiến thắng bằng quân sự nhưng cuối cùng họ lại là bên thua cuộc, thua cả Mỹ, thua cả VNCH. Với Mỹ, họ thua vì họ đã phải phản bội lại toàn bộ lý thuyết, lý luận, lý tưởng XHCN, CSCN để học theo cách làm ăn kinh tế thị trường của bên tư bản Mỹ và phương Tây, xài đồ Mỹ, cho con cháu đi du học ở Mỹ, mua nhà hưởng già ở Mỹ… Với VNCH, sau gần nửa thế kỷ, nước Cộng hòa XHCN VN bây giờ về nhiều mặt vẫn thua xa thời VNCH, nhất là về mặt tự do, dân chủ, nhân bản.
Chính đảng cộng sản đã gây ra cuộc nội chiến 30 năm tang thương trên đất nước này, và cũng chính họ, thay vì “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” như họ đã và đang làm với Trung Cộng, thì lại cứ tiếp tục gây chia rẽ, tiếp tục khoét sâu vết thương trong lòng người miền Nam!
Nếu như đối với Mỹ, một mặt thì đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cần tới chính phủ Mỹ về cả kinh tế lẫn sức mạnh quân sự để tạo thế cân bằng trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương, để Trung Cộng bớt bắt nạt, nhưng mặt khác thì họ vẫn gắn bó, lệ thuộc vào Trung Cộng về chính trị để bảo vệ chế độ, khi cần thì họ vẫn chọn Nga, Tàu chứ không phải chọn Mỹ và các nước dân chủ phương Tây. Bốn lần bỏ phiếu của Việt Nam trong cuộc chiến Ukraine hay việc ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chính khách nước ngoài đầu tiên vội vã sang “triều kiến” ông Tập Cận Bình sau khi đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 20 kết thúc là đủ rõ.
Đối với người miền Nam hay những người có liên quan đến chế độ cũ VNCH cũng vậy. Trong nước thì vẫn có sự phân biệt vùng miền như vừa nói, còn với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, con cháu những người VNCH, một mặt thì đảng và nhà nước cộng sản ve vãn, dùng những cụm từ như “hòa giải hòa hợp”, “khúc ruột ngàn dặm” để chiêu dụ đồng bào gửi tiền về, vì kiều hối thực sự là một nguồn thu ngoan trọng đối với chế độ.
Báo chí cho biết, từ vài năm nay Việt Nam luôn luôn nằm trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối gửi về nhiều nhất (ví dụ: “Việt Nam thuộc nhóm 10 nước có lượng kiều hối lớn nhất năm 2021” – CafeF, năm 2022 “Việt Nam lọt tốp 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới” – Vietnam Plus…). Nhưng mặt khác, họ vẫn không bao giờ coi đó là những đồng bào thực sự của mình.
SÀI GÒN NGHÌN NHỚ NGÀN THƯƠNG
*************************************
https://www.youtube.com/watch?v=uPBq_6bJ3MY
Sài Gòn Của Tôi (Saigon of Mine)
Sài Gòn ! Sài Gòn ! Âm điệu vấn vương
Sài Gòn ơi ! Thủ đô thành Cố đô đoạn trường
Sài Gòn hỡi ! Với Ngàn thương Vạn nhớ
Thầm gọi Sài Gòn giữa Lưu vong tha phương
Nhớ cô hàng xóm xưa cùng con ngõ hẻm
Nhớ Cô Thầy bạn cũ trong bao giảng đường
Nhớ Văn khoa sao nhớ Đại học Khoa học thế
Cô sinh viên Triết giờ nơi Linh Địa viễn phương
Nhớ thời khắc nắng mưa tình cờ ngẫu nhiên xác suất
Nhớ Sài Gòn thăng trầm hưng phế lắm tang thương
Nhớ lúc tan trường giả bộ Chàng về chung lối
Như Điệp viên Jame Bond theo Nàng đến tận cổng trường
Giờ đây Paris Sài Gòn thoáng vương vương xa lắm
Truyền hình đôi khi hiện hình Sài Gòn nhớ quá thương
Nhớ lúc nắm tay Em bát Phố Tự Do – Công Lý đi dạo
Nhớ khi vội đến kịp giờ giáo sư lên bục giảng đường.
Sài Gòn hỡi ! Với Ngàn thương Vạn nhớ
Sài Gòn ! Sài Gòn ! Âm điệu trăn trở vấn vương
https://www.youtube.com/watch?v=GXTXGfMFxR4
The Quiet American 2002 Trailer
Sài Gòn yêu ơi ! Sài Gòn Muôn thuở Tình mình
Mãi mãi muôn đời tháng ngày năm cũ đẹp xinh
Mãi mãi thầm tiếc nghẹn ngào đâu Bóng lẻ
Mãi mãi còn đau đứt ruột đoạn trường thất tình
Mãi mãi chờ mong Em – Châu về Hợp phố
Mãi mãi ngậm ngãi tìm Trầm Hương băng trinh
Mãi mãi Bến Chương Dương còi tầu não nuột
Mãi mãi Chia ly đêm giã từ Sài Gòn phi trường
Mãi mãi chờ mãi mãi đợi đoàn viên chỉ Giấc mộng
Mãi mãi mộng ước Hoà bình Thanh bình bình thường
Mãi mãi mong Uyên & Ương bao giờ lại liền Cánh
Mãi mãi vĩnh biệt Đất trích Lưu đày Trăng Huyết tuyết sương
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1482718&d=1573516542
Hoàng Kỳ phất cao Bất tử ! Cờ Vàng bay vút Bất diệt !
***************************
Hoàng Kỳ biểu tượng Việt da Vàng
Ba sọc Đỏ ba Miền máu đỏ trọn mang
Khát vọng nỏng cháy của Toàn Dân Việt
Hạnh phúc – Tự do – Dân chủ – Vinh quang
http://vnhanghaiphap.free.fr/wp-content/uploads/2017/04/original.gif
Bên bờ Biển Đông Hùng cường – Độc lập
Thế kỷ 21 hồi sinh Tân Việt Nam
Hoàng Kỳ lấp lánh bay theo Gió Mới
Xóa tan bóng tối đen đỏ Ánh Cờ Vàng !!
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
CS. làm gì cũng đưa ra chiêu bài hay ngọn cờ TRƯỚC HẾT. Để chiếm miền Nam thì
hô hào đồng bào nhân danh chiêu bài “thống nhất”. Hai từ này nghe ngọt ngào qúa
khiến người ta không còn tỉnh táo chút nào ! Nó như “bùa mê thuốc lú” làm cho con
“mồi” bị thôi miên… rồi “ma đưa lối qủy dẫn đường” vào lò bát quái CS.
Kế đến là chiêu bài “hoà hợp hoà giải dân tộc” cũng là liều độc dược được bào chế
với mật ngọt nên đã lừa được khá đông đồng bào miền Nam nhảy vào tiếp tay cho
chúng xây dựng lên chế độ… ma giáo này !
Thui thì tớ học Cộng Sản -Đồng, nếu thờ Mạc Văn Trang- kêu gọi toàn Đảng toàn dân hãy hòa hợp dân tộc, vì hòa giải đã xong rùi . Kế tới là tiến tới thống nhất đất nước .
Những ai vẫn còn một chút gì gọi là lương tri, nên hưởng ứng (những) lời kêu gọi như vậy
– Hiện nay tất cả lãnh đạo cao nhất hầu như giành cho người Bắc.
– tất cả các vị trí quan trọng từ tổ chức,kiểm ta,nội chính …là người Bắc.
– tất cả các bộ,ngành đều do người Bắc lãnh đạo.
– tất cả sĩ quan cao cấp trong công an,quân đội chủ yếu là người Bắc
– những khu đô thị ,phố xá sầm uất,khang trang khắp miền Nam là của người Bắc
Thậm chí mấy trạm thu phí trên đường cũng của người Bắc
Miền nam có các công trình thủy lợi như hệ thống đê đập chắn lũ ,chống mặn và đại công trình đập CÁI LỚN,CÁI BÉ tồn cả ngàn tỉ thì chỉ là CÔNG TRÌNH TAI HOẠ cho đồng bằng SÔNG CỬU LONG đang chết dần vì TẤT CẢ khép kín do BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN điều hành từ “ SOẠN THẢO DỰ ÁN,NGHIÊN CỨU KHẢ THI cho đến LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, để rồi CHỦ ĐẦU TƯ là BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THUỶ LỢI của bộ Nông nghiệp& phát triển nông thôn.Mà bộ trưởng bộ này là người Bắc như:
-Nguyễn Công Tạn (1995-1997) quê Thái bình.
-Lê Huy Ngọ ( 1997-2004) Thanh hóa.
-Cao Đức Phát( 2004-2016) Nam định
– Nguyễn Xuân Cường (2016-2021) Hà Tây.
Sự khép kín trong bộ Nông nghiệp mà không có phản biện từ bên ngoài và người lãnh đạo không am hiểu sâu sắc đông bằng SÔNG CỬU LONG cũng như CẤP CAO HƠN của lãnh đạo Việt nam trong UỶ BAN SÔNG MÊ KÔNG ngay từ khi tham gia 1995 đã bỏ điều “ QUYỀN PHỦ QUYẾT” trong ủy ban này và người chủ tịch nhiệm kỳ sau lại cho rằng” xây thủy điện trên dòngMê Kông không giết chết dòng sông Mê Kông “ đã khiến cho Vn là nước cuối nguồn Mê Kông lãnh đủ tai họa: đồng bằng SÔNG CỬU LONG ĐANG CHẾT DÂN!
Có lần, ngay trên trang Tiếng dân, một tác giả cũng viết về chuyện đường giao thông ở hai miền Nam – Bắc . Và tác giả lấy dẫn chứng , ở miền Bắc, có tuyến đường cao tốc xây dựng ngàn tỉ chỉ để mấy bà nội trợ đi chợ hàng ngày. Và cũng chính tác giả nầy nói rằng , một người khác phản ánh , có ý so sánh đường miền Bắc được đầu tư quá tốt còn đường giao thông miền Nam quá tệ thì bị C.A bắt vì tỏ ra “kì thị vùng miền” ?!
Tác giả SC ở nước ngoài thì hẳn là phải nhờ Interpol thôi .
Song Chi và các bạn có cùng suy nghĩ như đừng buồn; chừng nào chế độ CS hủ Nho còn cai trị đất nước này, sẽ còn mãi sự kì thi, hận thù chống lại người Nam (mặc nhiên bị coi là ‘hậu duệ’ của ‘Ngụy, phản động’, … Nó mãi là chủ trương của người CS thông qua Tuyên giáo, giáo dục, văn nghệ, … để ghim vào đầu người dân từ tuổi mẫu giáo trở đi cho đến già.
Một ông tướng CA đã về hưu nói thế này: “Gì thì gì vẫn phải cảnh giác với bọn miền Nam, chưa biết lúc nào chúng nó lại tách thành một nước mới như cánh miền Đông Ukraina hay Đài Loan. Đầu tư cho nó làm gì nhiều.” Chẳng biết ông nói thật hay nói đùa. Nhưng câu nói ấy phảng phất chút hoài nghi đối với hậu duệ của ‘Ngụy’.
Đỉnh cao trí tuệ !
Bài viết hay và có những gợi ý sâu sắc!
Là bên thắng trong cuộc nội chiến, nếu thật sự chính nghĩa sẽ biết an lòng dân, và sẽ lưu được tiếng thơm trong sử sách.
Dùng cách phân biệt đối xử để cai trị, dối trá để che giấu sự phi nghĩa, độc tài độc tôn để bám chặt quyền lực. Là tự chọn sự phỉ nhổ muôn đời, quyền lực nắm giữ chỉ là nhất thời, đến lúc đào thải sẽ bị bêu xú danh.
Vì chọn hướng đi nhầm lẫn và phạm nhiều tội lỗi nghiêm trọng nên khó quay đầu, nhưng càng nhắm mắt chạy bừa thì càng nhanh xuống hố cả nút.
Chưa bị xóa bỏ chỉ là do ăn may, nhờ bối cảnh quốc tế và vì phía đối lập chưa xuất hiện tổ chức đúng nghĩa.
Tổ chức, không hiểu tưởng ghê gớm lắm, thật ra chỉ cần sự hợp tác của vài người cũng đã là tổ chức. Cái khó khăn thật sự của tổ chức chính là xác định được viễn kiến, từ đó có được chất keo kết dính các thành viên, có được cơ sở để xác lập lãnh đạo, từ đó điều hành và tập hợp được sức mạnh để đạt được những mục tiêu định ra.
Kẻ tiếm giữ quyền lực luôn tìm cách triệt tiêu tổ chức đối lập từ trứng nước, đó không phải là lý do để phía đối lập không có tổ chức, vấn đề là phải làm như thế nào để phía đối lập có được tổ chức đủ vững mạnh để đối trọng với phía tiếm giữ quyền lực. Điều này nên học hỏi cách tổ chức của cộng sản!
Lú nói :” Tổng bí thư phải là người Bắc.”
Từ đó mà suy, cầu Hiền Lương được nối cũng là cái sự tất nhiên.